Giáo án Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 11: Thực hành: Thí nghiệm về thường biển ở cây trồng

Giáo án Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 11: Thực hành: Thí nghiệm về thường biển ở cây trồng

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh 12 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

MÃ HOÁ

1. Về năng lực

a. Năng lực sinh học

Nhận thức sinh học

Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, khi thao tác làm thí nghiệm.

SH 1.7

Tìm hiểu thế giới sống

Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong các hiện tượng thực tiễn được đưa ra; đặt được các câu hỏi liên quan đến các hiện tượng đó.

SH 2.1

Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến hiện tượng trong thực tiễn được đưa ra và phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu đó.

SH 2.2

Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các nghiệm thức để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.

SH 2.3

Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.

SH 2.4

Viết được báo cáo nghiên cứu.

SH 2.5

b. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác.

TCTH 6.3

Giao tiếp và hợp tác

Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các giả thuyết đã đề ra.

GTHT 3

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Nêu được nhiều ý tưởng mới trong quá trình học tập như các giả thuyết và phương án chứng minh các giả thuyết.

VĐST 3

2. Về phẩm chất

Trung thực

Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình, báo cáo đúng số liệu và kết quả nghiên cứu.

TT 1

Chăm chỉ

Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học.

CC 1.1

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

‒ GV chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật, hoá chất theo gợi ý trong SGK và dùng để bố trí các nghiệm thức.

‒ Các câu hỏi liên quan đến bài học.

‒ Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

‒ Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị.

‒ Biên bản thảo luận nhóm.

‒ Báo cáo thu hoạch.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU (5 phút)

a) Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập: GV có thể chuẩn bị thêm một số hiện tượng thường biến khác ở thực vật và sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, kĩ thuật động não, kĩ thuật phòng tranh để tổ chức hoạt động khởi động cho HS. Từ đó, GV định hướng cho HS nghiên cứu các vấn đề theo hướng mô hình nghiên cứu khoa học.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi của GV.

* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày câu trả lời hoặc các ý kiến, thắc mắc (nếu có).

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét cho câu trả lời của HS (nếu có) và dẫn dắt HS vào bài học.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (35 phút)

Hoạt động 2.1. Đặt câu hỏi nghiên cứu (5 phút)

a) Mục tiêu: SH 2.1; GTHT 3; CC 1.1.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập:

‒ GV chia lớp thành bốn nhóm, hai nhóm nghiên cứu một hiện tượng.

+ Nhóm 1 và 2: nghiên cứu hiện tượng 1.

+ Nhóm 3 và 4: nghiên cứu hiện tượng 2.

‒ GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề, yêu cầu HS đọc các tình huống và quan sát các hình ảnh được đưa ra trong SGK, xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi trường hợp và đặt ra các câu hỏi giả định cho tình huống quan sát được bằng cách hoàn thành Phiếu học tập số 1 theo kĩ thuật khăn trải bàn hoặc think – pair – share.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu nội dung và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV (nếu có).

* Báo cáo, thảo luận:

– Mỗi nhóm trình bày nội dung Phiếu học tập số 1.

‒ Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và góp ý.

* Kết luận, nhận định:

‒ GV nhận xét nội dung phiếu học tập của HS. Từ đó, GV hướng dẫn HS đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết.

‒ Gợi ý: Tham khảo đáp án trong SGV.

‒ GV sử dụng công cụ 5, 6 và 10 để đánh giá.

Hoạt động 2.2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết (5 phút)

a) Mục tiêu: SH 2.2; GTHT 3; VĐST 3; CC 1.1.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập:

‒ GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề, yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn hoặc think – pair – share để đề xuất các giả thuyết dựa trên các câu hỏi giả định và phương án chứng minh các giả thuyết đã đề ra bằng cách hoàn thành Phiếu học tập số 2.

‒ GV lưu ý: với mỗi giả thuyết được đưa ra, HS có thể đặt ra phương án chứng minh giả thuyết khác nhau, sau đó, HS thảo luận để lựa chọn phương án khả thi nhất.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm để hoàn thành Phiếu học tập số 2.

* Báo cáo, thảo luận:

‒ Mỗi nhóm trình bày nội dung Phiếu học tập số 2.

‒ Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và góp ý.

* Kết luận, nhận định:

‒ GV nhận xét nội dung phiếu học tập của HS. Từ đó, GV hướng dẫn HS thiết kế thí nghiệm chứng minh giả thuyết dựa trên phương án đã đề xuất.

‒ Gợi ý: Tham khảo đáp án trong SGV.

‒ GV sử dụng công cụ 5, 6 và 10 để đánh giá.

Quảng cáo

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên