Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 4: Đột biến gene

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 4: Đột biến gene

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực sinh học

Năng lực nhận thức sinh học:

Nêu được khái niệm đột biến gene. Phân biệt được các dạng đột biến gene. Phân tích được nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gene. Trình bày được vai trò của đột biến gene trong tiến hoá, chọn giống và nghiên cứu di truyền.

– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:

Trình bày được nguyên nhân, cơ chế phát sinh một số đột biến gene.

– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

HS giải thích được và sơ đồ hoá kiến thức theo nội dung bài học. Phân tích ứng dụng hiểu biết về các cơ chế đột biến gene trong giải quyết các hiện tượng phát sinh để phục vụ đời sống con người.

1.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học:

HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự tìm hiểu về cơ chế di truyền và ứng dụng của nghiên cứu đột biến gene trong đời sống.

Quảng cáo

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận nội dung kiến thức theo yêu cầu.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức đột biến gene vào đời sống.

2. Phẩm chất

– Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị nội dung bài mới.

– Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.

– Nhân ái: chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

SGK Sinh học 12; máy tính, máy chiếu.

Các video clip về đột biến gene: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/

https://fb.watch/r7n0pvrv58/

2. Học sinh

SGK Sinh học 12 và nghiên cứu các đường link GV giao từ tiết học trước qua zalo.

Quảng cáo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

Giải thích ngắn gọn vì sao lại xuất hiện sự sai khác về kiểu hình giữa các cây cà rốt trong hình.

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 4: Đột biến gene (ảnh 1)

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV chiếu hình ảnh về các củ cà rốt, yêu cầu HS nhận xét theo định hướng câu hỏi lệnh và gọi các đại diện có tinh thần xung phong trình bày câu trả lời.

c) Sản phẩm

– Câu trả lời của HS (vật chất di truyền bị biến đổi dẫn đến sự thay đổi kiểu hình,...).

– Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới để giải thích hiện tượng của HS.

Quảng cáo

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Tìm hiểu mục I. Khái niệm và các dạng đột biến gene

a) Mục tiêu

– Nêu được khái niệm đột biến gene.

– Phân biệt được các dạng đột biến gene.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, nghiên cứu SGK trang 23 và thực hiện các yêu cầu sau:

(1) Em hiểu thế nào là đột biến gene?

(2) Phân biệt các loại đột biến gene.

(3) Hoàn thành bảng sau:

Cơ sở phân biệt các dạng đột biến gene

...............

...............

...............

...............

Đặc điểm nhận dạng

– Trội

– Lặn

– Đồng trội,...

– Lợi

– Hại

– Trung tính

– Mất 1 cặp nucleotide

– Thêm 1 cặp nucleotide

– Thay thế 1 cặp nucleotide

– Sai nghĩa

– Vô nghĩa

– Đồng nghĩa

Cơ sở phân loại nào có mức độ chính xác cao nhất?

GV chọn đại diện các nhóm trả lời và bổ sung câu trả lời của bạn.

c) Sản phẩm

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 4: Đột biến gene (ảnh 2)

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 4: Đột biến gene (ảnh 3)

2.2. Tìm hiểu mục II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gene

a) Mục tiêu

Phân tích được nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gene.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV: Hình dưới đây mô tả cơ chế phân tử của bệnh hồng cầu hình liềm.

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 4: Đột biến gene (ảnh 4)

GV yêu cầu HS quan sát hình, trao đổi nhóm trong khoảng10 phút để trả lời các câu hỏi sau:

(1) Em hãy mô tả cơ chế gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người.

(2) Nếu đột biến này xảy ra ở bộ ba mở đầu hoặc bộ ba kết thúc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến phân tử protein tương ứng?

(3) Nếu một cặp nucleotide ở bộ ba thứ hai mất đi hoặc thêm vào bộ ba thứ nhất một cặp nucleotid thì gene và phân tử protein sẽ thay đổi như thế nào?

(4) Giải thích cơ chế gây đột biến của 5-BU qua Hình 4.2 trang 25 SGK.

Các thành viên trong nhóm cử đại điện đưa ra quan điểm cho các tình huống trên.

GV nhận xét, mở rộng và chốt lại các kiến thức trong mục.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên