Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 5: Công nghệ di truyền

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 5: Công nghệ di truyền

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực sinh học

– Năng lực nhận thức sinh học:

+ Nêu được khái niệm, nguyên lí và một số thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp.

+ Nêu được khái niệm, nguyên lí và một số thành tựu tạo thực vật và động vật biến đổi gene.

+ Tranh luận, phản biện được về việc sản xuất và sử dụng sản phẩm biến đổi gene và đạo đức sinh học

– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:

Trình bày được nguyên lí một số công nghệ tế bào động vật và thực vật.

– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

HS giải thích được công nghệ liên quan đến kiến thức bài học. Phân tích ứng dụng hiểu biết về công nghệ gene trong giải quyết các hiện tượng phát sinh để phục vụ đời sống con người.

Quảng cáo

1.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học:

HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Xây dựng kế hoạch tự tìm hiểu về công nghệ gene trong đời sống.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác:

HS sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận nội dung kiến thức theo yêu cầu.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

HS xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức công nghệ gene vào đời sống.

2. Phẩm chất

– Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị nội dung bài mới.

– Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.

– Nhân ái: chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

SGK Sinh học 12; máy tính, máy chiếu.

Các video clip về công nghệ gene:

https://vi.wikipedia.org/wiki/DNA_t%C3%A1i_t%E1%BB%95_h%E1%BB%A3p

https://abt-vn.com/cong-nghe-dna-tai-to-hop/

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dna-tai-to-hop-la-gi-y-nghia-cua-dna-tai-to-hop-trong-y-hoc.html

2. Học sinh

– SGK Sinh học 12; nghiên cứu quy trình công nghệ gene và ứng dụng link GV giao từ tiết học trước qua zalo.

– Sưu tầm một số thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp ngoài SGK.

Quảng cáo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 5: Công nghệ di truyền (ảnh 1)

Giải thích mối liên hệ giữa đom đóm với con chuột và cây phát sáng.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV chiếu hình ảnh về các động vật chuyển gene, yêu cầu HS nhận xét theo định hướng câu hỏi lệnh và gọi các đại diện có tinh thần xung phong trình bày câu trả lời.

Tại sao cây hoặc con chuột lại có khả năng phát sáng được?

c) Sản phẩm

– Câu trả lời của HS (chuyển gene quy định khả năng phát sáng từ đom đóm vào thực vật, chuột,...).

– Tâm thế hứng khởi, mong muốn khám phá kiến thức mới để giải thích hiện tượng của HS.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Tìm hiểu mục I. Công nghệ DNA tái tổ hợp

a) Mục tiêu

Nêu được khái niệm, nguyên lí và một số thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 27, trả lời các câu hỏi:

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 5: Công nghệ di truyền (ảnh 2)

(1) Em hiểu thế nào là công nghệ gene? Có những công nghệ gene phổ biến nào hiện nay?

(2) Mô tả quá trình tạo DNA tái tổ hợp, từ đó cho biết DNA tái tổ hợp là gì?

(3) Giải thích các khái niệm: vector chuyển gene, đầu dính, vai trò của các enzyme sử dụng trong quá trình tạo DNA tái tổ hợp.

(4) Các kĩ thuật nào được sử dụng trong quá trình tạo DNA tái tổ hợp?

Trò chơi:

– GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm nhận các tấm bìa mang tên các thành tựu: Chế phẩm insulin; E. coli mang gene sản xuất somatostatin; tạo chủng vi sinh vật lành tính có mang một số gene gây bệnh;

Cừu sản xuất protein huyết thanh; Bò sản xuất protein người; vi sinh vật sản xuất ethanol; vi sinh vật xử lí nước thải; vi sinh vật xử lí các hoá chất độc hại; vi sinh vật tách chiết các kim loại nặng; vi sinh vật thu hồi dầu;

Vi khuẩn mang gene cố định nitrogene; giống cây trồng biến đổi gene có khả năng kháng bệnh; Cà chua được bất hoạt gene sản xuất ethylene; Giống lúa có gene sản xuất β-carotene; dưa hấu tứ bội; nho không hạt.

– Các nhóm trao đổi nhanh trong 3 phút, nhóm nhanh nhất có cơ hội dán các thành tựu tương ứng vào ba lĩnh vực trên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– GV chọn đại diện các nhóm trả lời và bổ sung câu trả lời. Lưu ý, HS phân biệt sản phẩm lai tạo, gây đột biến với công nghệ gene.

c) Sản phẩm

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 5: Công nghệ di truyền (ảnh 3)

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 5: Công nghệ di truyền (ảnh 3)

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên