Giáo án Chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 6: Cơ sở khoa học và các biện pháp kiểm soát sinh học

Giáo án Chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 6: Cơ sở khoa học và các biện pháp kiểm soát sinh học

Chỉ từ 100k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Chuyên đề học tập Sinh 12 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

MÃ HOÁ

1. Về năng lực

a. Năng lực sinh học

Nhận thức sinh học

Phân tích được cơ sở của kiểm soát sinh học.

SH 1.4

Trình bày được một số biện pháp kiểm soát sinh học (bảo vệ các loài thiên địch; sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, phân bón).

SH 1.2

Tìm hiểu thế giới sống

Tìm hiểu đặc điểm của một số loài thiên địch và đề xuất phương pháp bảo vệ thiên địch.

SH 2.1

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Vận dụng kiến thức đã học để đề xuất biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại cho cây trồng, vật nuôi, con người mà vẫn đảm bảo bảo vệ sức khoẻ cho con người; bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

SH 3.2

b. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu cơ sở và các biện pháp kiểm soát sinh học dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.

TCTH 6.1

2. Về phẩm chất

Trách nhiệm

Tích cực tham gia và vận động người dân bảo vệ thiên địch để kiểm soát số lượng sinh vật gây hại ở địa phương, hạn chế lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.

TN 4.2

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

‒ Hình ảnh về một số mối quan hệ sinh thái tự nhiên (vật ăn thịt – con mồi, kí sinh – vật chủ), một số loài thiên địch đang được sử dụng để phòng trừ sâu hại, một số vòng đời của sâu hại/côn trùng gây hại để HS xác định các giai đoạn sử dụng thiên địch diệt trừ hiệu quả,...

‒ Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

‒ Giấy A4.

‒ Bảng trắng, bút lông.

‒ Thiết bị (máy tính, điện thoại,…) có kết nối mạng internet.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU (10 phút)

a) Mục tiêu:

– Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích tính tò mò, hứng thú vào khám phá kiến thức mới.

– Nhận biết sơ lược về cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học là dựa vào mối quan hệ sinh thái tự nhiên.

b) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

– GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp, kĩ thuật KWL để hướng dẫn, gợi ý cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi trong hoạt động khởi động.

– GV có thể đặt một số câu hỏi gợi ý về những nội dung liên quan đến vấn đề kiểm soát dịch hại: Em hãy liệt kê các biện pháp được sử dụng để kiểm soát dịch hại mà bản thân từng thấy/chứng kiến/đọc/xem thông tin ở đâu đó.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV và hoàn thành bảng KWL.

* Báo cáo, thảo luận:

‒ HS báo cáo kết quả thực hiện bảng KWL.

‒ Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét cho kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. Từ đó, dẫn dắt HS vào bài học.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (135 phút)

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học (35 phút)

a) Mục tiêu: SH 1.4; SH 2.1; TCTH 6.1.

b) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

– GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục I trong SCĐ trang 40, 41, 42.

– GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp, kĩ thuật phòng tranh để hướng dẫn, gợi ý cho HS thảo luận và trả lời Câu 1, 2, 3 trong SCĐ trang 40, 42.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu nội dung và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.

* Báo cáo, thảo luận:

– HS trình bày nội dung trả lời các Câu 1, 2, 3 trong SCĐ.

– Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và góp ý (nếu có).

* Kết luận, nhận định:

‒ GV nhận xét và chỉnh sửa cho câu trả lời của HS. Từ đó, hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như ý (1) SCĐ trang 48.

‒ Gợi ý trả lời câu hỏi: Tham khảo đáp án trong SGV.

‒ GV sử dụng công cụ 1 để đánh giá.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu các biện pháp kiểm soát sinh học (bảo vệ các loài thiên địch trong tự nhiên, thả thiên địch, biện pháp tự diệt) (55 phút)

a) Mục tiêu: SH 1.2; SH 3.2; TCTH 6.1; TN 4.2.

b) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

– GV hướng dẫn học sinh đọc nội dung mục II.1, II.2, II.3 trong SCĐ.

– GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp, kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn, gợi ý cho HS thảo luận và trả lời Câu 4, 5, 6, 7 trong SCĐ trang 42 – 44.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.

* Báo cáo, thảo luận:

‒ HS trình bày câu trả lời dựa trên kết quả thảo luận nhóm.

‒ Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có).

* Kết luận, nhận định:

‒ GV nhận xét và chỉnh sửa cho câu trả lời của HS. Từ đó, hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như ba nội dung đầu của ý (2) SCĐ trang 48.

‒ Gợi ý trả lời câu hỏi: Tham khảo đáp án trong SGV.

‒ GV sử dụng công cụ 1, 2, 3 để đánh giá.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu các biện pháp kiểm soát sinh học (sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, phân bón; tạo giống cây trồng, vật nuôi có khả năng kháng sinh vật gây hại; biện pháp canh tác) (45 phút)

a) Mục tiêu: SH 1.2; SH 3.2; TCTH 6.1; TN 4.2.

b) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

– GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục II.4, II.5, II.6 trong SCĐ.

‒ GV sử dụng phương pháp dạy học dự án để hướng dẫn HS tìm hiểu bản chất, cơ chế tác dụng của: thuốc trừ sâu sinh học; độc tố và kháng sinh; bẫy sinh học. Từ đó trả lời Câu 8 trong SCĐ trang 45.

+ Tổ chức ngoài lớp học: Vào cuối buổi học trước, GV giới thiệu hoạt động “Thực hiện dự án để tìm hiểu bản chất, cơ chế tác dụng của: thuốc trừ sâu sinh học; độc tố và kháng sinh; bẫy sinh học” (mục tiêu, sản phẩm, tiến trình thực hiện, đánh giá sản phẩm) và hướng dẫn HS chia nhóm, làm báo cáo kết quả điều tra.

+ Tổ chức trên lớp học: Các nhóm báo cáo dự án của mình. Các nhóm tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng theo tiêu chí GV đề ra.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc thông tin hướng dẫn trong SCĐ, tiến hành tìm hiểu bản chất, cơ chế tác dụng của: thuốc trừ sâu sinh học; độc tố và kháng sinh; bẫy sinh học và trả lời Câu 8 trong SCĐ trang 45.

* Báo cáo, thảo luận:

‒ Các nhóm HS báo cáo kết quả dự án, thảo luận, góp ý lẫn nhau.

‒ Mỗi nhóm đưa ra ba ưu điểm, ba nhược điểm và ba biện pháp khắc phục nhược điểm của nhóm bạn.

* Kết luận, nhận định:

‒ GV nhận xét và chỉnh sửa cho câu trả lời của HS. Từ đó, hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như bốn nội dung cuối của ý (2) SCĐ trang 48.

‒ Gợi ý trả lời câu hỏi: Tham khảo đáp án trong SGV.

‒ GV sử dụng công cụ 1, 2, 7 để đánh giá.

Quảng cáo

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Chuyên đề Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thêm các bài soạn Giáo án Chuyên đề Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên