11 Chuyên đề Tập làm văn lớp 7 Cánh diều (đầy đủ nhất)
Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tập làm văn lớp 7 Cánh diều chọn lọc với lý thuyết chi tiết và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tập làm văn lớp 7.
11 Chuyên đề Tập làm văn lớp 7 Cánh diều (đầy đủ nhất)
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Chuyên đề Tập làm văn lớp 7 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
1. Khái niệm viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống là trình bày ý kiến của mình (tán thành hay phản đối) về một vấn đề nào đó trong đời sống bằng cách đưa lí lẽ rõ ràng, kết hợp với bằng chứng đa dạng để thuyết phục người đọc, người nghe.
2. Mục đích viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống nhằm khẳng định sự tán thành ý kiến, thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của mình. Từ đó dẫn dắt người đọc quan tâm và suy ngẫm đến vấn đề được bàn luận, góp phần để mỗi cá nhân sống có ý nghĩa, có trách nhiệm hơn với cộng đồng, xã hội.
3. Một số đặc điểm cơ bản của kiểu bài viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Phương diện |
Đặc điểm |
Nội dung |
Vấn đề được chọn thường là các hiện tượng, sự kiện, tình huống, hoặc giá trị trong đời sống xã hội, như lối sống, đạo đức, môi trường, giáo dục, văn hóa, hoặc các vấn đề xã hội nổi bật. Người viết phải xác định rõ vấn đề cần nghị luận và thể hiện được sự quan tâm, nhận thức của mình đối với nó. |
Luận điểm rõ ràng |
Bài văn nghị luận cần có các luận điểm cụ thể, rõ ràng, logic. Luận điểm chính là ý kiến hoặc quan điểm mà người viết muốn khẳng định. Mỗi luận điểm cần được trình bày một cách thuyết phục và được làm sáng tỏ qua các luận cứ và dẫn chứng. |
Hệ thống luận cứ chặt chẽ |
Luận cứ là các lý lẽ, bằng chứng để minh họa và chứng minh cho luận điểm. Luận cứ cần chính xác, thuyết phục, đa dạng và liên quan trực tiếp đến vấn đề. Có thể lấy từ thực tế, sách báo, hoặc trải nghiệm cá nhân. |
Thể hiện góc nhìn cá nhân |
Bài viết cần bộc lộ quan điểm riêng của người viết về vấn đề, nhưng phải dựa trên nền tảng lý lẽ và thực tế. Quan điểm cá nhân cần có sự cân nhắc, không cực đoan, phiến diện, mà thể hiện được sự khách quan và tính nhân văn. |
Liên hệ thực tiễn |
Một bài nghị luận hay cần gắn bó chặt chẽ với các vấn đề thực tiễn, đưa ra các ví dụ minh họa từ đời sống. Liên hệ phù hợp, đúng đắn và có ý nghĩa giáo dục. |
4. Yêu cầu chung đối với kiểu bài viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- Nêu được vấn đề (hiện tượng) trong đời sống cần bàn luận.
- Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận.
- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
5. Dàn ý chung đối với kiểu bài viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
Nêu ý kiến của người viết về vấn đề cần bàn luận.
Thân bài:
- Giải thích
+ Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng (ví dụ có thể giải thích bằng cách dùng từ đồng nghĩ hoặc trái nghĩa) để làm nổi bật vấn đề.
+ Nếu bài viết bàn về một câu tục ngữ, câu danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa cả câu.
- Bàn luận
+ Khẳng định ý kiến tán thành hoặc phản đối của người viết về vấn đề.
+ Trình bày các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến.
- Lật lại vấn đề: Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi cới ý kiến trái chiều, đánh giá những ngoại lệ, bổ sung ý cho vấn đề thêm toàn vẹn.
Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến.
- Đề xuất giải pháp, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động.
6. Một số kĩ năng để làm tốt kiểu bài viết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
a. Kỹ năng xác định vấn đề nghị luận
Để làm tốt dạng bài này em cần hiểu rõ yêu cầu của đề bài, xác định chính xác vấn đề cần bàn luận. Tiếp đến em nên đọc kỹ đề để phân biệt đâu là nội dung chính và nội dung phụ. Từ đó phân tích vấn đề trong mối quan hệ với các khía cạnh thực tiễn và xã hội.
b. Kỹ năng thu thập và lựa chọn dẫn chứng
Để bài viết thêm thuyết phục em cần tìm kiếm dẫn chứng từ thực tế đời sống, sách báo, các sự kiện nổi bật hoặc trải nghiệm cá nhân.Chọn lọc dẫn chứng phù hợp, chính xác và có giá trị minh họa rõ ràng cho luận điểm. Kết hợp các dẫn chứng khách quan và cảm nhận chủ quan để tăng tính thuyết phục.
c. Kỹ năng lập luận
Bài viết cần được trình bày ý kiến rõ ràng, em nên xây lập luận mạch lạc, dễ hiểu, không lạc đề. Sử dụng lý lẽ thuyết phục đưa ra các lý lẽ logic, phân tích sâu sắc để làm rõ luận điểm bằng cách liên kết luận điểm với dẫn chứng, mỗi luận điểm em cần có dẫn chứng cụ thể và được giải thích, phân tích kỹ càng.
d. Kỹ năng viết mở bài hấp dẫn
Để mở bài của mình hấp dẫn em nên bắt đầu bằng một câu hỏi, câu nói nổi tiếng, hay một hiện tượng đời sống để tạo sự chú ý. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo câu nói đó có liên quan đến vấn đề cần nghị luận.
e. Kỹ năng triển khai thân bài hiệu quả
Trong phần thân bài em nên phân tích vấn đề đa chiều: Đặt vấn đề trong mối quan hệ nhân quả. Phân tích cả mặt tích cực và tiêu cực (nếu có). Từ đó đưa ra liên hệ thực tế, gắn vấn đề với các sự kiện, ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ và sinh động.
g. Kỹ năng viết kết bài ấn tượng
Trong phần kết bài em nên tóm tắt lại ý chính của bài viết. Sau đó khẳng định quan điểm cá nhân. Để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc qua lời kêu gọi, câu hỏi gợi mở, hoặc một nhận định sâu sắc.
i. Kỹ năng liên hệ thực tiễn
Để bài viết của mình có sức thuyết phục, em nên liên hệ vấn đề nghị luận với đời sống, đưa ra ví dụ cụ thể để tăng tính thuyết phục. Chỉ ra bài học, ý nghĩa xã hội hoặc thông điệp cần gửi gắm qua vấn đề nghị luận.
f. Kỹ năng phản biện
- Cần thể hiện quan điểm cá một cách khách quan, không áp đặt. Em hãy đưa ra những lý lẽ phản biện phù hợp nếu vấn đề có tranh cãi, đảm bảo lập luận thuyết phục.
7. Một số bài tập liên quan đến viết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Đề 1: Có ý kiến cho rằng “Chúng ra cần biết sống vì người khác” em hãy viết một bài văn trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.
Dàn ý:
Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề bằng cách nêu lên ý nghĩa của việc sống vì người khác trong cuộc sống hiện đại.
- Giới thiệu ý kiến: “Chúng ta cần biết sống vì người khác” là một lối sống nhân văn, ý nghĩa.
Thân bài
a. Giải thích ý kiến
- “Sống vì người khác” nghĩa là gì?
+ Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, và đặt lợi ích của người khác lên trước khi cần thiết.
+ Sống với lòng vị tha, biết quan tâm đến cộng đồng.
- Đây không phải là từ bỏ bản thân, mà là sống hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
b. Tại sao cần sống vì người khác?
- Ý nghĩa đối với bản thân:
+ Mang lại niềm vui, hạnh phúc khi thấy người khác được giúp đỡ.
+ Tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp, được người khác yêu quý và tôn trọng.
- Ý nghĩa đối với xã hội:
+ Xây dựng một xã hội gắn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
+ Tạo ra sức mạnh tập thể, giải quyết nhiều vấn đề chung của cộng đồng.
- Về mặt đạo đức và văn hóa:
+ Phù hợp với truyền thống nhân văn “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
c. Dẫn chứng minh họa
- Những tấm gương sống vì người khác như Mẹ Teresa, Bác Hồ, hay những người làm công việc thiện nguyện.
- Các hoạt động như hiến máu nhân đạo, giúp đỡ người nghèo, hay đơn giản là hỗ trợ bạn bè, đồng nghiệp.
d. Phản biện quan điểm trái chiều
- Một số người chỉ chăm lo cho bản thân, sống ích kỷ. Điều này có thể mang lại lợi ích ngắn hạn nhưng lâu dài sẽ dẫn đến cô lập và mất lòng tin từ xã hội.
e. Học cách sống vì người khác một cách hợp lý
- Cần cân bằng giữa việc sống vì mình và vì người khác.
- Không nên để bị lợi dụng hoặc quên đi giá trị bản thân.
Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của lối sống vì người khác.
- Lời kêu gọi: Mỗi người hãy học cách yêu thương, sẻ chia, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong Chuyên đề Tập làm văn lớp 7 Cánh diều, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tập làm văn các lớp hay khác:
- Chuyên đề Tập làm văn lớp 6
- Chuyên đề Tập làm văn lớp 8
- Chuyên đề Tập làm văn lớp 9
- Chuyên đề Tập làm văn lớp 10
- Chuyên đề Tập làm văn lớp 11
- Chuyên đề Tập làm văn lớp 12
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)