11 Chuyên đề Tập làm văn lớp 7 Chân trời sáng tạo (đầy đủ nhất)
Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tập làm văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chọn lọc với lý thuyết chi tiết và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tập làm văn lớp 7.
11 Chuyên đề Tập làm văn lớp 7 Chân trời sáng tạo (đầy đủ nhất)
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Chuyên đề Tập làm văn lớp 7 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
1. Khái niệm viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc là nêu lên những tình cảm, cảm xúc, những suy nghĩ và thái độ của người viết về con người, sự việc nào đó trong cuộc sống hoặc trong tác phẩm văn học.
2. Mục đích viết kiểu bài viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc nhằm bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của em đối với đối tượng được nói tới và khơi gợi sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc. Từ đó giúp thầy cô, bạn bè và những người quan tâm tới tình cảm, suy nghĩ mà em bày tỏ trong bài văn có thêm cảm nhận về cuộc sống và sống sâu sắc hơn, ý nghĩa hơn.
3. Một số đặc điểm cơ bản của kiểu bài viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Phương diện |
Đặc điểm |
Nội dung |
Bài văn biểu cảm thành công khi thể hiện được những tình cảm thật của người viết đối với đối tượng. Đó có thể là tình yêu thương, sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn, nỗi buồn, sự tức giận... Những cảm xúc được thể hiện không chỉ đơn thuần mà cần đi sâu vào tâm hồn, chạm đến những góc khuất trong cảm xúc của người đọc. Bài văn cần thể hiện những suy nghĩ, nhận xét riêng của người viết về đối tượng. Điều này giúp bài văn trở nên độc đáo và có giá trị. Người viết cần tạo ra sự gắn kết giữa mình và đối tượng, khiến người đọc cảm nhận được tình cảm đó một cách rõ ràng. |
Nghệ thuật |
Bài viết nên sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ giàu sức gợi cảm để diễn tả tình cảm một cách sinh động. Không bị gò bó trong một cấu trúc nhất định, bài văn có thể được xây dựng theo nhiều cách khác nhau, miễn là truyền tải được cảm xúc của người viết. Tránh sự gượng ép, viết bằng chính cảm xúc của mình để bài văn trở nên chân thật và gần gũi. |
Phương thức biểu đạt |
Trong bài viết phương thức chủ yếu được sử dụng là phương thức biểu cảm, nhằm thể hiện tình cảm của người viết về một người hoặc sự việc. |
4. Yêu cầu chung đối với kiểu bài viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.
- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong lòng em.
- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.
- Sử dụng kết hợp miêu tả và tự sự, ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc; ngôi kể thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
5. Dàn ý chung đối với kiểu bài viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật hoặc sự việc mà em muốn viết bài văn biểu cảm.
- Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người hoặc sự việc đó
Thân bài:
Lần lượt nêu những cảm xúc và suy nghĩ từ khái quát đến các biểu hiện cụ thể. Ví dụ: Với đề bài “Viết bài văn biểu cảm về một nhân vật em có ấn tượng hoặc yêu thích trong tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của nhà văn Véc-nơ”, có thể triển khai thân bài như sau:
+ Nêu ấn tượng và cảm xúc chung về nhân vật hoặc sự việc (ví dụ: cảm phục, ngưỡng mộ thuyền trưởng Nê-mô, cảm nghĩ về giáo sư A-rôn-nác…)
+ Nêu các biểu hiện thể hiện cụ thể của tình cảm, suy nghĩ về con người hoặc sự việc, chẳng hạn:
Theo em, thuyền trưởng Nê-mô là người dũng cảm và vị tha (kể lại một số chi tiết, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, suy nghĩ…của ông) hoặc sự việc chiến đấu với đàn bạch tuộc khổng lồ là một cuộc chiến đấu căng thẳng, nguy hiểm và dữ dội (kể tóm tắt lại trận chiến).
Em cảm phục, ngưỡng mộ vị thuyền trưởng có lòng dũng cảm và luôn vì người khác hoặc trận chiến với bạch tuộc đã để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc tự hào về sức mạnh của con người trước biển cả.
+ Rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự việc vừa nêu.
Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người hoặc sự việc được nói tới.
6. Một số kĩ năng để làm tốt kiểu bài viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
a. Kỹ năng quan sát và trải nghiệm:
- Để bài viết có chiều sâu, em hãy quan sát mọi thứ xung quanh mình, từ những con người, sự việc nhỏ nhặt đến những biến cố lớn lao để có chất liệu để viết trong bài văn của mình. Tích cực tham gia vào các hoạt động, sự kiện để có những trải nghiệm chân thực và đầy cảm xúc.
- Quan sát và lấy tư liệu từ trong những tác phẩm văn học để thể hiện tình cảm về các nhân vật trong đó. Và ghi chép lại: Dùng nhật ký, sổ tay để ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ của mình về những gì đã trải qua. Việc này sẽ giúp em có nguồn cảm hứng dồi dào khi viết.
b. Phát triển vốn từ và hình ảnh:
- Đọc sách: Học sinh nên trau dồi việc đọc nhiều sách, đặc biệt là những tác phẩm văn học, để học hỏi cách sử dụng ngôn ngữ và xây dựng hình ảnh. Từ đó tìm tòi từ ngữ, thể hiện những cách diễn đạt hay để làm phong phú vốn từ của mình. Bên cạnh đó cần lựa chọn hình ảnh một cách phù hợp sẽ giúp em diễn tả cảm xúc một cách sinh động và dễ hiểu hơn.
c. Rèn luyện kỹ năng liên tưởng:
- Kết nối những điều tưởng chừng như không liên quan: Em hãy thử liên tưởng những sự vật, hiện tượng khác nhau để tạo ra những hình ảnh độc đáo và bất ngờ. Học sinh nên sử dụng các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ... sẽ giúp bài làm của em trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
d. Xây dựng bố cục hợp lý:
Trong bài viết, em nên đảm bảo xây dựng bố cục hợp lí theo các phần như sau:
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng và gây ấn tượng ban đầu cho người đọc.
- Thân bài: Trình bày chi tiết những cảm xúc, suy nghĩ của mình về đối tượng.
- Kết bài: Khẳng định lại tình cảm và để lại ấn tượng sâu sắc.
e. Sửa chữa và hoàn thiện:
- Sau khi hoàn thành bài viết, em nên đọc lại nhiều lần để kiểm tra lỗi ngữ pháp, chính tả và logic. Em có thể nhờ người khác góp ý như: bạn bè, thầy cô góp ý để bài viết của mình được hoàn thiện hơn.
7. Một số bài tập liên quan đến viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Đề 1: Viết bài văn thể hiện tình cảm của em về người bố trong gia đình.
Dàn ý:
a. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về người bố trong gia đình.
- Vai trò của bố trong cuộc sống và tình cảm của em dành cho bố.
b. Thân bài
- Tả hình dáng và tính cách của bố
+ Bố có ngoại hình như thế nào?
+ Tính cách nổi bật của bố (hiền hậu, nghiêm khắc, chăm chỉ, hài hước...).
- Những kỷ niệm với bố
+ Một hoặc vài câu chuyện thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của bố dành cho gia đình.
+ Cảm giác của em khi ở bên bố (an toàn, hạnh phúc, biết ơn...).
- Vai trò của bố trong gia đình
+ Sự hy sinh của bố để chăm lo cho gia đình.
+ Những điều bố dạy bảo, chỉ dẫn em (đạo đức, kỹ năng sống...).
3. Kết bài
- Khẳng định tình cảm, lòng biết ơn của em dành cho bố.
- Lời hứa hoặc mong ước dành cho bố.
Bài văn mẫu
Người bố – Trụ cột yêu thương của gia đình em
Trong gia đình, nếu mẹ là người luôn dịu dàng, chăm chút từng bữa ăn, giấc ngủ thì bố chính là chỗ dựa vững chắc, người âm thầm gánh vác những khó khăn để gia đình được ấm no, hạnh phúc. Với em, bố không chỉ là người cha mà còn là một người bạn, người thầy tận tụy.
Bố em không cao lớn như những người khác, nhưng dáng người rắn rỏi và đôi tay chai sạn của bố khiến em cảm nhận được sự vất vả mà bố đã trải qua. Khuôn mặt bố rám nắng, ánh mắt luôn tràn đầy sự yêu thương và nghiêm nghị. Nụ cười của bố, dù không thường xuyên xuất hiện, lại ấm áp đến lạ, như thể chỉ cần nhìn thấy nó, mọi lo âu đều tan biến.
Bố em là một người rất chăm chỉ. Ngày nào bố cũng dậy từ sáng sớm để đi làm, bất kể trời nắng hay mưa. Những hôm trời lạnh, em thấy đôi tay bố tím lại vì gió, nhưng bố vẫn không than phiền. Em nhớ có lần em bị điểm kém ở trường, bố không mắng mà chỉ ngồi xuống bên cạnh, nhẹ nhàng khuyên em phải cố gắng hơn. Từ những lời nói của bố, em cảm nhận được tình yêu thương và sự bao dung vô bờ bến.
Không chỉ là một người lao động chăm chỉ, bố còn là người thầy dạy cho em nhiều bài học quý giá. Bố thường nói: “Con không cần phải giỏi nhất, chỉ cần làm tốt nhất những gì con có thể.” Câu nói ấy luôn là động lực để em cố gắng hơn trong học tập và cuộc sống. Bố cũng dạy em cách sống trung thực, biết quan tâm đến mọi người xung quanh và luôn giữ lòng tự trọng.
Dù bận rộn, bố vẫn luôn dành thời gian chơi đùa và trò chuyện với em. Những buổi tối cả nhà quây quần bên nhau, nghe bố kể chuyện ngày xưa hay cùng chơi cờ, là những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của em. Nhìn nụ cười hiền hòa trên gương mặt bố, em chỉ mong thời gian ngừng lại để mãi mãi được ở bên bố như thế.
Em biết rằng, tình yêu thương và sự hy sinh của bố dành cho gia đình là điều không gì có thể đo đếm được. Em thầm hứa sẽ học thật tốt, trở thành người con ngoan để không phụ lòng bố. Với em, bố không chỉ là trụ cột của gia đình, mà còn là ngọn hải đăng soi sáng con đường em đi.
Bố - người hùng thầm lặng trong lòng em, em yêu bố rất nhiều!
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong Chuyên đề Tập làm văn lớp 7 Chân trời sáng tạo, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tập làm văn các lớp hay khác:
- Chuyên đề Tập làm văn lớp 6
- Chuyên đề Tập làm văn lớp 8
- Chuyên đề Tập làm văn lớp 9
- Chuyên đề Tập làm văn lớp 10
- Chuyên đề Tập làm văn lớp 11
- Chuyên đề Tập làm văn lớp 12
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)