16 Chuyên đề Tập làm văn lớp 8 Kết nối tri thức (đầy đủ nhất)

Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tập làm văn lớp 8 Kết nối tri thức chọn lọc với lý thuyết chi tiết và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tập làm văn lớp 8.

16 Chuyên đề Tập làm văn lớp 8 Kết nối tri thức (đầy đủ nhất)

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Chuyên đề Tập làm văn lớp 8 bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

1. Khái niệm kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

 Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tự do (thể thơ mà người viết không bị ràng buộc bởi các quy tắc về số câu, số chữ, số dòng, cách gieo vần,… khi sáng tác).

2. Mục đích viết kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do giúp người viết chia sẻ cảm nghĩ của bản thân về một bài thơ tự do, giúp người đọc cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ và đồng cảm với người viết về bài thơ.

3. Một số đặc điểm cơ bản của kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Phương diện

Đặc điểm

Nội dung

- Bài viết chủ yếu là sự bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của người viết khi tiếp xúc với bài thơ tự do. Người viết không chỉ tóm tắt nội dung bài thơ mà còn thể hiện cảm xúc của mình về những hình ảnh, cảm giác mà bài thơ gợi lên, như sự nhẹ nhàng, sâu lắng hay đầy sự nuối tiếc, đau thương.

- Nội dung bài viết sẽ tập trung vào những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ (ví dụ như hình ảnh dòng sông, con đò, hoa cúc, mái tóc...) và làm rõ cảm xúc mà chúng gợi lên. Đồng thời, người viết cũng sẽ phản ánh chủ đề chính của bài thơ (chẳng hạn tình yêu, quê hương, nỗi buồn…) và sự liên kết giữa cảm xúc của bài thơ với cuộc sống, tâm trạng của bản thân.

- Người viết có thể kết nối bài thơ với những trải nghiệm, kỷ niệm cá nhân, qua đó làm tăng chiều sâu cảm xúc. Chẳng hạn, khi đọc một bài thơ về tình yêu quê hương, người viết có thể nhớ lại quê hương của mình và cảm nhận được tình cảm sâu nặng đó.

- Ngoài cảm xúc, bài viết cũng có thể đưa ra những đánh giá về giá trị nghệ thuật của bài thơ tự do, như về sự phóng khoáng của thể thơ, cách tác giả sử dụng ngôn từ hay việc khắc họa tâm trạng nhân vật trong bài thơ.

Nghệ thuật

- Đoạn văn cần có sự phân chia rõ ràng giữa các ý chính, từ việc giới thiệu cảm xúc ban đầu khi tiếp xúc với bài thơ, đến phân tích cụ thể những yếu tố làm nên cảm xúc ấy, rồi kết luận. Các ý cần được sắp xếp một cách hợp lý để người đọc dễ dàng theo dõi.

- Để thể hiện cảm xúc, đoạn văn thường dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc và tượng trưng. Người viết có thể sử dụng phép tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa để làm nổi bật cảm giác, ví dụ như “bài thơ như một làn sóng nhẹ nhàng vỗ về trái tim tôi”.

- Một đặc điểm quan trọng của đoạn văn là không để tình cảm lặp lại một cách nhàm chán. Mỗi câu, mỗi ý trong đoạn văn cần mang đến một cảm giác mới mẻ, cho thấy sự biến đổi của cảm xúc người viết khi tiếp xúc với các tầng ý nghĩa trong bài thơ.

Quảng cáo

4. Yêu cầu chung đối với kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Giới thiệu tên bài thơ và tác giả, nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

- Nêu được cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật, nêu được tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, tạo nên nét độc đáo của bài thơ.

- Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ.

5. Dàn ý chung đối với kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

a) Mở đoạn:

- Giới thiệu tác phẩm: tên bài thơ, tác giả, hoàn cảnh sáng tác (nếu có)

- Ấn tượng ban đầu: cảm xúc hoặc suy nghĩ đầu tiên khi đọc bài thơ (ví dụ: sâu sắc, xúc động, bất ngờ…)

b) Thân đoạn:

- Nội dung chính của bài thơ: tóm tắt nội dung bài thơ hoặc ý tưởng trung tâm mà bài thơ muốn truyền tải. Nêu ra ý nghĩa đối với đời sống hoặc tâm hồn người đọc.

- Phân tích nghệ thuật nổi bật: sử dụng từ ngữ giản dị, hình ảnh phong phú hay ngôn từ biểu cảm? Nhận xét về biện pháp tu từ đã góp phần làm nổi bật ý nghĩa bài thơ như thế nào? Nhịp điệu và cảm xúc bài thơ được thể hiện ra sao?

Quảng cáo

- Cảm xúc cá nhân: Những câu thơ để lại cho em ấn tượng gì? Cảm giác và suy nghĩ riêng của em khi đọc bài thơ là gì?

c) Kết đoạn: Khẳng định giá trị bài thơ như là bài thơ có ý nghĩa gì đối với em hoặc người đọc nói chung? Nếu có, em học được điều gì từ bài thơ này? Bài thơ nhắc em về kỷ niệm, câu chuyện hoặc trải nghiệm nào trong cuộc sống không?

6. Một số kĩ năng để làm tốt kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

a. Kỹ năng đọc hiểu bài thơ tự do:

Để làm tốt kiểu bài này em cần xác định chủ đề, ý nghĩa chính và cảm xúc mà bài thơ muốn truyền tải. Phân tích cảm xúc xuyên suốt bài thơ đó có thể là những cảm xúc như (vui, buồn, tự hào, tiếc nuối,...) và những hình ảnh gợi cảm xúc. Bài thơ tự do không bị gò bó về câu chữ hay vần điệu, vì vậy cần tập trung vào ý nghĩa và cách tác giả tạo ra dòng chảy cảm xúc.

Quảng cáo

b. Kỹ năng phân tích đặc điểm nghệ thuật của bài thơ:

- Em hãy tìm những hình ảnh giàu sức gợi, biểu cảm mạnh mẽ, giúp bài thơ trở nên sinh động và sâu sắc. Chú ý cách sử dụng từ ngữ: có thể là giản dị, mộc mạc hoặc trừu tượng, mới mẻ. Tập trung vào nhịp điệu của thơ tự do có thể thay đổi linh hoạt, tạo nên cảm giác tự nhiên, gần gũi hoặc mạnh mẽ, bất ngờ.

c. Kỹ năng diễn đạt:

- Em hãy sắp xếp ý theo trình tự rõ ràng, logic (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn). Dùng từ ngữ biểu cảm, thể hiện cảm xúc chân thành, phù hợp với nội dung bài thơ. Vừa nêu cảm nhận cá nhân, vừa phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ để làm rõ cảm xúc.

d. Kỹ năng liên hệ và suy ngẫm:

Để bài viết của mình có chiều sâu, em hãy kết nối nội dung bài thơ với những trải nghiệm, suy nghĩ của bản thân. Rút ra bài học, thông điệp ý nghĩa hoặc những giá trị thực tế mà bài thơ mang lại.

7. Một số bài tập liên quan đến viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do

Đề 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ “Đồng chí” Chính Hữu

Dàn ý:

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

- Nêu cảm xúc chung: Sự xúc động và tự hào trước tình đồng chí sâu sắc, giản dị mà thiêng liêng của những người lính trong kháng chiến.

2. Thân đoạn:

- Nội dung:

+ Tình đồng chí nảy nở từ sự đồng cảm: cùng xuất thân nghèo khó, chung lý tưởng chiến đấu vì quê hương, đất nước.

+ Sự sẻ chia gian khổ: hình ảnh “áo anh rách vai”, “quần tôi có vài mảnh vá” thể hiện tình cảm gắn bó, đồng cam cộng khổ.

+ Tình đồng chí trở thành sức mạnh: hình ảnh “đầu súng trăng treo” tượng trưng cho sự lãng mạn và ý chí chiến đấu kiên cường.

- Nghệ thuật:

+ Ngôn từ giản dị, giàu sức gợi.

+ Hình ảnh chân thực, giàu biểu cảm (như “giếng nước gốc đa”, “súng bên súng, đầu sát bên đầu”).

+ Nhịp thơ tự nhiên, hài hòa với cảm xúc.

c. Kết đoạn:

- Cảm xúc đọng lại: Khâm phục tinh thần đồng đội và trân trọng những giá trị cao đẹp của tình đồng chí trong chiến tranh.

Đoạn văn mẫu:

Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã mang đến cho em những cảm xúc sâu sắc về tình đồng chí thiêng liêng, cao đẹp của những người lính trong kháng chiến. Tình đồng chí được hình thành từ sự đồng cảm sâu sắc giữa những con người có cùng xuất thân nghèo khó, chung lý tưởng chiến đấu vì quê hương. Sự sẻ chia gian khổ được tác giả khắc họa chân thực qua hình ảnh “áo anh rách vai”, “quần tôi có vài mảnh vá”. Những khó khăn của cuộc chiến không làm họ nản lòng mà càng gắn kết họ lại, để rồi tình đồng chí trở thành sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả. Đặc biệt, hình ảnh “đầu súng trăng treo” vừa hiện thực vừa lãng mạn đã kết tinh vẻ đẹp của tình đồng chí: giản dị nhưng sâu sắc, gần gũi mà thiêng liêng. Với ngôn từ mộc mạc, nhịp thơ chậm rãi, bài thơ đã khắc họa thành công bức tranh về tình đồng đội trong chiến tranh, để lại trong em sự xúc động và khâm phục. “Đồng chí” không chỉ là lời ca ngợi những người lính mà còn nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay về giá trị của sự đoàn kết, sẻ chia.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong Chuyên đề Tập làm văn lớp 8 Kết nối tri thức, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tập làm văn các lớp hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên