Công thức hoán vị hay nhất
Công thức hoán vị hay nhất
Công thức hoán vị Toán lớp 11 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Toán 11.
Bài viết Công thức hoán vị gồm 3 phần: Lý thuyết, Công thức, Ví dụ minh họa có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức hoán vị Toán 11.
1. Tổng hợp lý thuyết
- Cho tập A gồm n phần tử (n ≥ 1). Khi xếp n phần tử này theo một thứ tự, ta được một hoán vị các phần tử của tập hợp A, (gọi tắt là một hoán vị của A).
- Số hoán vị của một tập hợp có n phần tử là Pn = n! = n(n – 1)(n – 2)…3.2.1.
- Đặc điểm: Đây là sắp xếp có thứ tự và số phần tử sắp xếp đúng bằng số phần tử trong nhóm (bằng n).
- Chú ý: Giai thừa: n! = n(n – 1)(n – 2)…3.2.1
Quy ước: 0! = 1; 1! = 1.
2. Công thức tính
Công thức hoán vị: Pn = n! = n(n – 1)(n – 2)…3.2.1.
3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Xếp 10 bạn, trong đó có 5 bạn nam và 5 bạn nữ, vào một ghế dài. Có bao nhiêu cách xếp sao cho:
a) Xếp bất kì
b) Các bạn nam ngồi cạnh nhau
c) Các bạn nam và nữ ngồi xen kẽ với nhau.
Lời giải
a) Số cách xếp 10 bạn vào một ghế dài là một hoán vị của 10: 10!
b) Xếp các bạn nam ngồi cạnh nhau. Ta ghép 5 bạn nam vào 1 “bó”: có 5! cách xếp bên trong “bó”
Rồi xếp 5 bạn nữ cùng 1 “bó” vào ghế dài có: 6! cách xếp.
Vậy có 5! . 6! = 86400 cách xếp sao cho các bạn nam ngồi cạnh nhau.
c) Giả sử xếp 10 bạn vào ghế dài có đánh số thứ tự từ 1 đến 10.
Để xếp xen kẽ các bạn nam và nữ
+ Trường hợp 1: Các bạn nam ngồi vị trí lẻ, các bạn nữ ngồi vị trí chẵn
Số cách xếp các bạn nam: 5!
Số cách xếp các bạn nữ: 5!
Do đó có 5! . 5! cách xếp.
+ Trường hợp 2: Các bạn nam ngồi vị trí chẵn, các bạn nữ ngồi vị trí lẻ
Tương tự như trường hợp trên ta có 5! . 5! cách xếp.
Vậy có 2 . 5! . 5! = 28800 cách xếp.
Ví dụ 2: Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5. Lập được bao nhiêu số tự nhiên sao cho:
a) Số có 6 chữ số khác nhau
b) Số chẵn có 6 chữ số khác nhau
c) Số có 6 chữ số khác nhau có số 1 và 2 đứng cạnh nhau.
Lời giải
a) Lập số có 6 chữ số từ các chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5
Cách 1: Vị trí đầu tiên (chữ số đầu tiên khác 0): có 5 cách chọn
Các vị trí còn lại là hoán vị của 5 phần tử còn lại: 5!
Vậy có 5 . 5! = 600 số.
Cách 2: Lập số có 6 chữ số khác nhau (kể cả chữ số 0 đứng đầu) là hoán vị của 6: 6!
Lập số có 6 chữ số khác nhau nhưng có chữ số 0 đứng đầu là: 5!
Vậy số có 6 chữ số khác nhau là: 6! – 5! = 600 số.
b) Gọi số là số chẵn có 6 chữ số trong các số trên
Vì là số chẵn nên f ∈{0; 2; 4}
+ Trường hợp 1: f = 0
Các số a, b, c, d, e là hoán vị của 5 chữ số còn lại: 5! = 120
+ Trường hợp 2: f ∈ {2; 4}
Chọn f: có 2 cách chọn
Chọn a từ các số {1; 2; 3; 4; 5}\{f}: có 4 cách chọn
Chọn b, c, d, e là hoán vị của các chữ số {0; 1; 2; 3; 4; 5}\{a; f}: có 4!
Do đó có 2 . 4 . 4! = 192 số.
Vậy có 120 + 192 = 312 số chẵn có 6 chữ số khác nhau.
c) Để lập được số có 6 chữ số khác nhau có số 1 và 2 đứng cạnh nhau.
Ta ghép 1 và 2 với nhau coi như 1 vị trí.
Giả sử số có 6 chữ số cần lập ở 5 vị trí như hình dưới
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
Vị trí đầu tiên có 4 cách chọn (chữ số 1 ghép với 2; 3; 4; 5)
Các vị trí còn lại là hoán vị của 4 chữ số: 4!
Ở vị trí chứa chữ số 1 và 2 có 2! cách xếp chúng.
Vậy có 4 . 4! . 2! = 192 số có 6 chữ số khác nhau và chữ số 1 và 2 đứng cạnh nhau.
Xem thêm các Công thức Toán lớp 11 quan trọng hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)