Với 17 Bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Chương 8: Hình học phẳng và các hình học cơ bản có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ
sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.
17 Bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Chương 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Quảng cáo
Câu 1: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B?
A.1
B.2
C.3
D.Vô số
Trả lời:
Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt cho trước. Vậy có duy nhất 1 đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Cho hình vẽ. Em hãy chọn đáp án đúng.
A.A nằm giữa hai điểm B và C
B.B nằm giữa hai điểm A và C
C.C nằm giữa hai điểm A và B
D.Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
Trả lời:
Quan sát hình vẽ ta thấy điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Cho điểm M nằm giữa điểm N và P như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A.Tia NM trùng với tia MP
B.Tia MP trùng với tia NP
C.Tia PM trùng với tia PN
D.Tia MN trùng với tia MP.
Trả lời:
Nhận xét:
+ Đáp án A: Hai tia NM và MP là hai tia không chung gốc nên loại đáp án A.
+ Đáp án B: Hai tia MP và NP là hai tia không chung gốc nên loại đáp án B.
+ Đáp án C: thấy hai tia PN và PM là hai tia cùng chung gốc P và tạo thành nửa đường thẳng nên hai tia PN và PM là hai tia trùng nhau, do đó chọn đáp án C.
+ Đáp án D: Hai tia MN và MP là hai tia chung gốc nhưng tạo thành một đường thẳng nên hai tia MN và MP là hai tia đối nhau, do đó loại đáp án D.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Cho hình vẽ:
Hình vẽ trên có bao nhiêu tia chung gốc B:
A.5
B.3
C.4
D.2
Trả lời:
Hình vẽ trên có các tia chung gốc B là: BA, Bx, By, BC và BD. Vậy có tất cả 5 tia chung gốc B.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Cho hình vẽ sau. Chọn câu đúng.
A.Điểm M thuộc đường thẳng xy nhưng không thuộc đường thẳng ab
B.Hai đường thẳng xy và ab không có điểm chung
C.Đường thẳng xy cắt đường thẳng ab tại M
D.Đường thẳng xy và ab có hai điểm chung
Trả lời:
Ta thấy hai đường thẳng xy và ab cắt nhau tại M nên đáp án C đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Cho hình vẽ sau. Chọn câu đúng.
A.P ∈ a; P ∈ c
B.Q ∈ b; Q ∈ c
C.Đường thẳng a cắt đường thẳng c tại điểm P
D.Không có hai đường thẳng nào cắt nhau trên hình vẽ
Trả lời:
Từ hình vẽ ta thấy P ∈ a; P ∈ c nên đáp án A sai; Q ∈ b; Q ∈ c nên đáp án B đúng.
Hai đường thẳng a và c cắt nhau tại điểm C nên đáp án C sai.
Đáp án D sai vì ta thấy có ba cặp đường thẳng cắt nhau trên hình vẽ là a và c, a và b, b và c.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Cho hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm G trên tia Ox, điểm H trên tia Oy. Ta có:
A.Điểm G nằm giữa hai điểm O và H
B.Điểm O nằm giữa hai điểm G và H
C.Điểm H nằm giữa hai điểm O và G
D.Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn
Trả lời:
Ta có Ox và Oy là hai tia đối nhau (O ∈ xy) và G thuộc tia Ox, H thuộc tia Oy nên điểm O nằm giữa hai điểm G và H.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Vẽ ba đường thẳng phân biệt bất kì, số giao điểm của ba đường thẳng đó không thể là:
A.0
B.1 hoặc 2
C.4
D.3
Trả lời:
Với 3 đường thẳng phân biệt ta có các trường hợp sau:
+ Không có đường thẳng nào cắt nhau nên không có điểm chung.
+ Hai đường thẳng cắt nhau, đường thẳng còn lại không cắt hai đường thẳng đó, khi đó có 1 điểm chung.
+ Ba đường thẳng đó có đôi một cắt nhau thì có ba điểm chung.
Vậy không thể có trường hợp ba đường thẳng phân biệt bất kì mà có 4 điểm chung.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Cho hình vẽ. Em hãy chọn khẳng định sai:
A.NM và NI là hai tia đối nhau
B.IN và IM là hai tia trùng nhau
C.MN và MI là hai tia trùng nhau
D.MN và NI là hai tia trùng nhau
Trả lời:
Từ hình vẽ ta thấy các điểm M, N, I cùng thuộc một đường thẳng.
+) Hai tia NM và NI đối nhau vì chúng chung gốc N và tạo thành một đường thẳng, từ đó loại đáp án A.
+) Hai tia IN và IM trùng nhau vì chúng chung gốc I và có thêm điểm chung là N, từ đó loại đáp án B.
+) Hai tia MN và MI trùng nhau vì chúng chung gốc M và có thêm điểm chung là N, từ đó loại đáp án C.
+) Hai tia MN và NI không trùng nhau vì chúng không chung gốc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Cho L là điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết IL = 2cm, LK = 5cm. Độ dài của đoạn thẳng IK là:
A.3cm
B.2cm
C.5cm
D.7cm
Trả lời:
Vì L nằm giữa I và K nên ta có:IL + LK = IK ⇒ IK = 2 + 5 = 7cm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Cho đoạn thẳng BC = 32cm. Gọi G là trung điểm của đoạn thẳng BC, H là trung điểm của đoạn thẳng GC. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng BH là
A.8cm
B.16cm
C.24cm
D.28cm
Trả lời:
Vì G là trung điểm của đoạn thẳng BC nên
Vì H là trung điểm của đoạn thẳng GC nên
Ta có G thuộc đoạn thẳng BC nên GB và GC là hai tia đối nhau. (1)
Vì H là trung điểm của GC nên H thuộc GC (2)
Từ (1) và (2) suy ra G là điểm nằm giữa hai điểm B và H.
⇒BG + GH = BH ⇒ 16 + 8 = BH ⇒ BH = 24cm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Biết IL = 4cm; LK = 5cm điều kiện để điểm I nằm giữa hai điểm L và K là:
A.IK = 1cm
B.IK = 9cm
C.IK = 2cm
D.IK = 3cm
Trả lời:
Điều kiện để điểm I nằm giữa hai điểm L và K là: IL + IK = LK nên 4 + IK = 5 ⇒ IK = 5 – 4 = 1cm
Vậy điều kiện để điểm I nằm giữa hai điểm L và K là IK = 1cm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Cho điểm I thuộc đoạn thẳng AB. Biết AI = 5cm, AB = 8cm. Tính độ dài BI.
A.4cm
B.5cm
C.2cm
D.3cm
Trả lời:
Vì điểm I thuộc đoạn thẳng AB; AI = 5cm, AB = 8cm mà 5cm < 8cm nên AI < AB
Suy ra điểm I nằm giữa hai điểm A và B ⇒AI + IB = AB ⇒ 4cm + IB = 7cm ⇒ IB = 7cm − 4cm = 3cm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Lấy bốn điểm M, N, P, Q, K trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta vẽ một đường thẳng. Số đường thẳng có thể vẽ được là:
A.3
B.10
C.12
D.4
Trả lời:
Từ 5 điểm M, N, P, Q, K trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng ta có thể vẽ được các đường thẳng đi qua hai điểm bất kì như sau:
+ Với điểm M ta có thể nối với các điểm: N, P, Q, K để tạo thành 4 đường thẳng phân biệt.
+ Với điểm N ta có thể nối với các điểm: P, Q, K để tạo thành 3 đường thẳng phân biệt.
+ Với điểm P ta có thể nối với các điểm: Q, K để tạo thành 2 đường thẳng phân biệt.
+ Với điểm Q ta có thể nối với điểm K để tạo thành 1 đường thẳng .
Vậy từ 5 điểm M, N, P, Q, K trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng ta có thể vẽ được tất cả:
4 + 3 + 2 + 1 = 10 đường thẳng phân biệt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Cho trước 6 điểm trong đó có 4 điểm thẳng hàng. Vẽ các đoạn thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được bao nhiêu đoạn thẳng?
A.15
B.16
C.14
D.13
Trả lời:
Vì qua 2 điểm luôn vẽ được một đoạn thẳng
Nên qua 6 điểm vẽ được số đoạn thẳng là:
(đoạn thẳng)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Cho 24 điểm trong đó có 6 điểm thẳng hàng. Qua 2 điểm ta kẻ được một đường thẳng. Hỏi kẻ được tất cả bao nhiêu đường thẳng?
A.276
B.290
C.262
D.226
Trả lời:
Giả sử trong 24 điểm không có 3 điểm nào thẳng hàng tất cả vẽ được: (đường thẳng) Qua 6 điểm thẳng hàng vẽ được số đường thẳng là: (đường thẳng) Nhưng qua 6 điểm thẳng hàng chỉ vẽ được một đường thẳng Nên qua 24 điểm trong đó có 6 điểm thẳng hàng vẽ được: 276−15+1=262 (đường thẳng) Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Cho M thuộc đoạn thẳng AB, AM = 4cm, AB = 6cm. Gọi O là trung điểm của đoạn AB.hiểu
Tính MO.
A.MO = 4cm
B.MO = 3cm
C.MO = 1cm
D.MO = 2cm
Trả lời:
+) Vì M ∈ AB nên M nằm giữa A và B
⇒AM + MB = AB ⇒ BM = AB – MB = 6 – 4 = 2cm.
+) Vì O là trung điểm của AB nên: Vì O ∈ AB , M ∈ AB và AO < AM (3cm < 4cm)nên O nằm giữa A và M suy ra:
AO + OM = AM ⇒ OM = AM – AO = 4 – 3 = 1cm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Cho M thuộc đoạn thẳng AB, AM = 4cm, AB = 6cm. Gọi O là trung điểm của đoạn AB
Trên AB lấy điểm I sao cho AI = 3,5cm. Lấy điểm P là trung điểm của AO. Chọn câu đúng.
A.Điểm I là trung điểm của OM
B.Điểm O nằm giữa I và P
C.IP = 2cm
D.Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
+ ) Vì O ∈ AB , I ∈ AB và AO < AI (3cm < 3,5cm) nên O nằm giữa A và I suy ra:
AO + OI = AI ⇒ OI = AI – AO = 3,5 – 3 = 0,5cm(1)
Vì I ∈ AB , M ∈ AB và AI < AM (3,5cm < 4cm) nên I nằm giữa A và M suy ra:
AI + IM = AM ⇒ IM = AM – AI = 4 − 3,5 = 0,5cm (2)
Từ (1) và (2) suy ra OI = IM . (3)
Vì O nằm giữa A và I nên A và O nằm cùng phía đối với I . Mà I nằm giữa A và M nên A và M nằm khác phía đối với I ⇒ O và M nằm khác phía đối với I suy ra I nằm giữa M và O (4)
Từ (3) và (4) suy ra I là trung điểm của OM.
+) Vì P là trung điểm của AO nên:
⇒O nằm giữa A và M
Suy ra A và M nằm khác phía đối với O
Vì P là trung điểm của AO nên A, P cùng phía đối với O.
Vì I là trung điểm của OM nên I, M cùng phía đối với O.
Từ đó suy ra I nằm giữa O và P ⇒ OP + IO = IP ⇒ IP = 1,5 + 0,5 = 2cm
Đáp án cần chọn là: D
Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Toán lớp 6 - bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền lời giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1 & Tập 2 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.