6 Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)
Với bộ 6 Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Địa Lí 12 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 1 Địa 12.
6 Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)
Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Địa Lí 12
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Điểm cực Nam phần đất liền nước ta thuộc tỉnh/thành nào sau đây?
A. Long An.
B. Kiên Giang.
C. Cà Mau.
D. An Giang.
Câu 2. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh phổ biến ở nước ta là
A. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
B. ngập mặn ven biển phát triển trên đất phèn.
C. rừng gió mùa lá rộng thường xanh trên đá vôi.
D. rừng thưa khô rụng lá, xavan trên đất badan.
Câu 3. Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam có đặc trưng nào sau đây?
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Cận xích đạo gió mùa.
C. Cận nhiệt đới hải dương.
D. Nhiệt đới lục địa khô.
Câu 4. Do nước ta nằm kề với Biển Đông và lãnh thổ hẹp ngang nên
A. luôn nhận được những đợt gió mùa đầu tiên từ phương Bắc xuống.
B. ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới.
C. chịu tác động mạnh của các khối khí lạnh từ cực thổi về.
D. có khí hậu khác biệt so với các nước cùng vĩ độ.
Câu 5 Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình
A. dưới 500 - 600m.
B. dưới 600 - 700m.
C. dưới 700 - 800m.
D. dưới 800 - 900m.
Câu 6. Dân số nước ta hiện nay
A. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.
B. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 7 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.
C. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 16 trên thế giới.
D. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 7 ở châu Á và thứ 16 trên thế giới.
Câu 7. Kiểu thời tiết lạnh khô, ít mưa xuất hiện ở miền Bắc nước ta vào nửa đầu mùa đông nước ta là do
A. gió mùa Đông Bắc bị biến tính nhiều hơn khi đi qua vùng biển.
B. gió mùa Đông Bắc ít bị biến tính khi đi qua lục địa Á - Âu.
C. gió mùa Đông Bắc đã chấm dứt thời gian hoạt động.
D. ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam mạnh dần lên.
Câu 8. Việc mất cân bằng sinh thái ở nước ta có biểu hiện nào sau đây?
A. Nguồn nước bị ô nhiễm.
B. Bão lụt, hạn hán gia tăng.
C. Khoáng sản dần cạn kiệt.
D. Đất bạc màu và ô nhiễm.
Câu 9. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn không có sự thay đổi theo hướng nào sau đây?
A. Tỉ trọng lao động ở thành thị tăng.
B. Tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm.
C. Tỉ trọng nông thôn giảm, thành thị tăng.
D. Tỉ trọng nông thôn tăng, thành thị giảm.
Câu 10. Lãnh thổ nước ta trải dài
A. Gần 17º vĩ.
B. Gần 15º vĩ.
C. Gần 16º vĩ.
D. Gần 18º vĩ.
Câu 11. Các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hướng chủ yếu nào sau đây?
A. Tây bắc - đông nam.
B. Tây nam - đông bắc.
C. Vòng cung.
D. Bắc - nam.
Câu 12. Để tăng khả năng tạo việc làm mới cho thanh niên các thành phố, thị xã, biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là
A. đa dạng hóa các loại hình đào tạo cho lao động.
B. đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề.
C. phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ.
D. đẩy mạnh chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
Câu 13. Giải pháp nào sau đây không đúng để sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật?
A. Tăng cường trồng rừng sản xuất và đóng cửa rừng phòng hộ.
B. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện.
C. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân.
D. Ngăn chặn và xử lí nghiêm việc săn bắt động vật hoang dã.
Câu 14. Ở khu vực Đông Nam Á, nước ta có dân số đông thứ 3 đứng sau các quốc gia nào sau đây?
A. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
B. Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin.
C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.
D. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.
Câu 15. Nguyên nhân chính nào sau đây khiến cho vùng Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ nước ta có mùa khô kéo dài?
A. Gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động chiếm ưu thế.
B. Gió mùa Đông Bắc từ áp cao Xi-bia hoạt động chiếm ưu thế.
C. Gió mùa Tây Nam từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam chiếm ưu thế.
D. Gió mùa Tây Nam từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương chiếm ưu thế.
Câu 16. Hiện nay, đô thị nào sau đây ở nước ta có diện tích lớn nhất?
A. Hà Nội.
B. TP Hồ Chí Minh.
C. Hải Phòng.
D. Đà Nẵng.
Câu 17. Hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay được chia thành
A. 3 loại.
B. 4 loại.
C. 5 loại.
D. 6 loại.
Câu 18. Sự phân hoá thiên nhiên nước ta theo chiều bắc – nam chủ yếu là do
A. lãnh thổ kéo dài và gió mùa.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. vị trí kết hợp với địa hình.
D. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
Câu 19. Ô nhiễm không khí xảy ra chủ yếu ở khu vực nào sau đây ở nước ta?
A. Khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển.
B. Khu vực đô thị có hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển.
C. Khu vực miền núi, trung du có trồng nhiều cây công nghiệp.
D. Khu vực đồng bằng có trồng nhiều cây lương thực, thực phẩm.
Câu 20. Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở khu vực nông thôn do
A. ngành nông nghiệp phát triển nhất.
B. điều kiện sống ở nông thôn khá cao.
C. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.
D. dân cư di dân nhiều về nông thôn.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ đã tạo cho thiên nhiên của nước ta có sự phân hóa đa dạng, khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng,.. hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 8)
a) Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ tạo nên sự đa dạng cho thiên nhiên nước ta.
b) Giữa miền Bắc và miền Nam không có sự khác biệt về tự nhiên.
c) Thiên nhiên Việt Nam không có sự khác nhau giữa miền núi với đồng bằng.
d) Việt Nam hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau.
Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dưới 25 °C; lượng mưa và độ ẩm tăng lên. Các nhóm đất: Từ độ cao 600 – 700 m đến 1 600 − 1 700 m hình thành đất fe-ra-lit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng. Từ độ cao trên 1 600 − 1 700 m xuất hiện đất mùn. Các kiểu thảm thực vật: Từ độ cao 600 – 700 m đến 1 600 – 1 700 m hình thành hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt phương Bắc, có lông dày như gấu, sóc,... Từ độ cao trên 1 600 m – 1 700 m, thực vật chậm phát triển, thành phần loài đơn giản, thường có rêu, địa y trên thân và cành cây. Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới như: sa mu, pơ mu và các loài chim di cư thuộc khu hệ Hi-ma-lay-a.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 16 - 17)
a) Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi.
b) Đoạn thông tin trên nhắc đến đặc điểm của đai nhiệt đới gió mùa trên núi.
c) Biểu hiện của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là: nhiệt độ cao, đất feralit đỏ vàng và nâu đỏ, sinh vật nhiệt đới đa dạng.
d) Sinh vật phổ biến là các loài cận nhiệt, xen kẽ một số loài nhiệt đới.
Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ngày càng gia tăng đang là vấn để cấp bách ở nước ta hiện nay. Giai đoạn 2016 - 2021, chất lượng không khí tại các đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... ngày càng suy giảm. Nồng độ bụi, khí CO, ở các đô thị, khu công nghiệp vượt quá nhiều lần so với quy chuẩn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn diễn ra khá nghiêm trọng ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu dân cư, các trục giao thông chính. Tình trạng không khí tại các làng nghề, khu vực nông thôn đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ. Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu đến từ hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 26)
a) Ô nhiễm không khí thường xảy ra ở các đô thị lớn do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng mà không đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
b) Sự bùng nổ về phương tiện giao thông cơ giới gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, thải ra nhiều khí bụi độc hại (NO,CO),… là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn.
c) Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí là từ hoạt động nông nghiệp.
d) Ô nhiễm không khí chưa phải vấn để cấp bách ở nước ta hiện nay.
Câu 4. Quan sát biểu đồ và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
Biểu đồ cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta
năm 2010 và năm 2021 (Đơn vị: %)
(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2016, 2022)
a) Trong năm 2010 và năm 2021, lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỉ trọng cao thứ hai.
b) Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực làm thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta.
c) Từ năm 2010 đến năm 2021, tỉ trọng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng tăng.
d) Trong năm 2010 và năm 2021, lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước đều có tỉ trọng đứng đầu bởi vì chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển của Nhà nước.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình tháng tại Lai Châu năm 2021
(Đơn vị: °C)
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Lai Châu |
12.6 |
17 |
20.2 |
21.8 |
24.5 |
24.1 |
23.9 |
24 |
23.3 |
20.4 |
17 |
14.2 |
(Nguồn: gso.gov.vn)
a) Tính nhiệt độ trung bình năm của Lai Châu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của °C).
b) Tính biên độ nhiệt của Lai Châu năm 2021.
Câu 2. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số phân theo khu vực thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021
(Đơn vị: %).
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2022)
Biết tổng số dân nước ta năm 2021 là 98,5 triệu người:
a) Tính số dân khu vực thành thị năm 2021 (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).
b) Tính số dân khu vực nông thôn năm 2021 (làm tròn đến hàng đơn vị).
ĐÁP ÁN
PHẦN I.
(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
A |
B |
D |
B |
A |
B |
B |
D |
A |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
C |
C |
B |
D |
A |
A |
D |
A |
B |
C |
PHẦN II.
(Mỗi lựa chọn đúng thí sinh được 0,25 điểm)
|
Nội dung a |
Nội dung b |
Nội dung c |
Nội dung d |
Câu 1 |
Đ |
S |
S |
Đ |
Câu 2 |
Đ |
S |
S |
Đ |
Câu 3 |
Đ |
Đ |
S |
S |
Câu 4 |
S |
Đ |
S |
Đ |
PHẦN III.
(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)
Câu 1.
a) 20°C.
b) 12°C.
Câu 2.
a) 36,5 triệu người.
b) 62 triệu người.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Địa Lí 12 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi Địa Lí 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12