Giáo án Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Giáo án Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Phân tích được đặc điểm địa hình và khu vực địa hình đồi núi ở nước ta.
- Giải thích được nguyên nhân vì sao đất nước ta chủ yếu là đồi núi và là đồi núi thấp.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình vùng núi nước ta.
- Xác định được vị trí, hướng và độ cao của các dãy núi, đỉnh núi.
3. Năng lực:
- Năng lực chung: Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Giai quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ , Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Atlat địa lí Việt Nam.
- Một số hình ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đất nước ta.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khám phá:
Thiên nhiên nước ta có một số đặc điểm chung: có nhiều đồi núi, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, tính chất nhiệt đới gió mùa rõ nét và phân hoá đa dạng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu đặc điểm chung của địa hình và đăc điểm khu vực địa hình đồi núi nước ta
2. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình ( Hình thức: Cặp ) * Bước 1: GV phát cho mỗi cặp HS các mảnh thông tin nêu các đặc điểm chung của địa hình VN. - Giao nhiệm vụ cho cặp HS: Ghép các mảnh thông tin đúng với mỗi đặc điểm chung của địa hình VN. * Bước 2: HS lắp ghép các mảnh thông tin trong 3 phút. Đại diện HS trình bày. Các HS khác góp ý kiến. * Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Nêu 1 số câu hỏi: ?Hãy giải thích vì sao nước ta đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp ? + Vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma từ giai đoạn Cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta quang cảnh đồi núi đồ sộ, liên tục. + Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi An-pơ diễn ra không liên tục theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình phân thành nhiều bậc, cao ở tây bắc thấp dần xuống đông nam. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng chân núi, ngay đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng được hình thành trên một vùng núi cổ bị sụt lún nên đồng bằng thường nhỏ. ? Kể tên các dãy núi hướng Tây bắc – Đông Nam, các dãy núi hướng vòng cung? |
1. Đặc điểm chung của địa hình : a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích. + Địa hình ĐB và đồi núi thấp chiếm 85 % diện tích. + Địa hình núi cao chỉ chiếm 1 % diện tích. b) Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng. - Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. - Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Cấu trúc gồm 2 hướng chính : + Hướng TB-ĐN ; Từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã. + Hướng vòng cung : Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam. |
? Hãy nêu các biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ? + ĐH bị xói mòn, cắt xẻ rất mạnh do lượng mưa lớn và tập trung theo mùa. + Trên bề mặt ĐH, nơi ít có t/đ của con người khai thác rừng, thường có cây cối rậm rạp che phủ. + Dưới rừng là lớp vỏ phong hoá dày, vụn bở được hình thành trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, lượng mưa lớn… |
c) Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - ĐH bị xói mòn, cắt xẻ rất mạnh. - Miền núi hay xảy ra đất trượt, đá lở… |
- GV đặt câu hỏi: Hãy lấy ví dụ chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta ? - Chuyển ý : Về mặt hình thể ĐH nước ta có thể chia ra làm 2 khu vực ĐH chính là KV đồi núi và KV đbằng. Tiếp theo đây chúng ta sẽ nghiên cứu đặc điểm địa hình của khu vực đồi núi nước ta. |
d) Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. - Con người qua các hoạt động KT làm đường GT, khai thác đá.... đã góp phần phá huỷ địa hình. - Con người tạo ra nhiều địa hình nhân tạo như đê - đập, hồ chứa nước, kênh rạch, hầm mỏ,….. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm các KV đồi núi ( Hình thức: Nhóm ) - Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập ở phần phụ lục) + Nhóm l: Trình bày đđ ĐH vùng núi Đông Bắc. + Nhóm 2: Trình bày đđ ĐH vùng núi Tây Bắc. + Nhóm 3: Trình bày đđ ĐH vùng núi TSBắc. + Nhóm 4: Trình bày đđ ĐH vùng núi TSNam. - Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. |
2. Các khu vực địa hình : a) Khu vực đồi núi : * Địa hình núi được chia thành 4 vùng : Đông Bắc , Tây Bắc, TSBắc, TSNam. |
- Bước 3: GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS. GV đặt câu hỏi cho phần trả lời của từng nhóm: ? Quan sát hình 6 sgk, hãy xác định các cánh cung núi của vùng núi Đông Bắc? - Sông Gâm, Đông Triều, Ngân Sơn, Bắc Sơn. |
- Vùng núi Đông Bắc : + Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng. + Có 4 cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông, chụm lại ở Tam Đảo + Độ cao: Chủ yếu là đồi núi thấp. Cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam. |
? Quan sát hình 6 sgk, hãy xác định các dãy núi lớn hướng TB - ĐN của vùng Tây Bắc ? - Hoàng Liên Sơn, Pu đen dinh, Pu sam sao. |
- Vùng núi Tây Bắc : + Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. + Có 3 dải địa hình cùng hướng TB - ĐN. + Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta. |
? Quan sát hình 6 sgk, hãy xác định các dãy núi hướng TB - ĐN của vùng núi Trường Sơn Bắc? - Trường Sơn Bắc, Hoành Sơn. |
- Vùng núi Trường Sơn Bắc : + Giới hạn: Từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. + Hướng Tây Bắc - Đông Nam . + Gồm các dãy núi chạy song song và so le . Cao ở hai đầu, thấp ở giữa. |
? Quan sát hình 6 sgk, hãy nhận xét sự khác nhau về độ cao và hướng các dãy núi TSB-TSN ? |
- Vùng núi Trường Sơn Nam : + Giới hạn: Từ dãy Bạch Mã tới cực Nam Tr Bộ. + Hướng vòng cung. + Gồm các khối núi cao đồ sộ nằm liền kề với dải đồng bằng hẹp ở phía đông. Còn phía tây là các cao nguyên khá bằng phẳng, có độ cao xếp tầng ( 500 m – 800 m – 1000 m ). |
- GV đặt câu hỏi: Quan sát hình 6 sgk, hãy xác định vị trí và đặc điểm của ĐH bán bình nguyên và đồi trung du ? |
* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: - Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và ĐB nước ta. - Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở ĐNB và rìa châu thổ Bắc Bộ. - ĐH đồi trung du hình thành chủ yếu do t/đ của dòng chảy chia cắt các bậc thềm cổ. |
IV. TỔNG KẾT
1. Luyện tập:
Hoàn thành bảng đặc điểm địa hình 4 KV đồi núi:
Các vùng địa hình | Giới hạn | Hướng đh | Độ cao ĐH | Các dãy núi chính |
---|---|---|---|---|
Vùng núi Đông Bắc |
||||
Vùng núi Tây Bắc |
||||
Vùng núi Bắc Trường Sơn |
||||
Vùng núi Nam Trường Sơn |
2. Vận dung:
- Địa hình vùng núi Nghệ An thuộc khu vực đồi núi nào? Có đặc điểm gì?
V. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 mới, chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 13: Thực hành: đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12