AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Phản ứng AgNO3 + HCl tạo ra kết tủa trắng AgCl thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Ag có lời giải, mời các bạn đón xem:
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
1. Phương trình phản ứng HCl tác dụng với AgNO3
HCl + AgNO3 → HNO3 + AgCl↓
Phản ứng này thuộc loại phản ứng trao đổi.
2. Hiện tượng của phản ứng HCl tác dụng với AgNO3
- Có kết tủa trắng xuất hiện; kết tủa là AgCl.
3. Cách tiến hành phản ứng HCl tác dụng với AgNO3
- Nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có chứa dung dịch HCl.
4. Cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng HCl tác dụng với AgNO3
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
HCl + AgNO3 → HNO3 + AgCl↓
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:
H+ + Cl- + Ag+ + NO3- → H+ + NO3- + AgCl↓
Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở cả hai vế:
Ag+ + Cl- → AgCl↓
5. Mở rộng về phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li
Xét phản ứng:
Dung dịch A + dung dịch B → Sản phẩm.
- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất 1 trong số các chất sau:
+ Chất kết tủa.
+ Chất điện li yếu.
+ Chất khí.
Thí dụ:
+ Phản ứng tạo thành chất kết tủa:
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓
+ Phản ứng tạo thành chất điện li yếu:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
+ Phản ứng tạo thành chất khí:
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑
6. Phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I-
Sử dụng AgNO3 làm thuốc thử. Ví dụ:
NaF + AgNO3 → không tác dụng
NaCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + NaNO3
NaBr + AgNO3 → AgBr (↓ vàng) + NaNO3
NaI + AgNO3 → AgI (↓ vàng đậm) + NaNO3
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1:Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr và NaI thì thấy:
A. Cả 4 dung dịch đều tạo kết tủa.
B. Có 3 dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo kết tủa.
C. Có 2 dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo kết tủa.
D. Có 1 dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo ra kết tủa.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
NaF + AgNO3 → không phản ứng
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3
NaI + AgNO3 → AgI↓ + NaNO3
Câu 2: Phản ứng thường được dùng để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là:
A. H2 + Cl2 → 2HCl.
B. AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3
C. NaCl(r) + H2SO4 (đ) NaHSO4 + HCl.
D. BaCl2 + H2SO4 BaSO4↓ + 2HCl.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế HCl bằng cách cho tinh thể NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc:
NaCl(r) + H2SO4 (đ) NaHSO4 + HCl
Câu 3: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaY trong hỗn hợp ban đầu là
A. 52,8%.
B. 58,2%.
C. 47,2%.
D. 41,8%.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
+) TH1: Nếu hỗn hợp đầu là NaF và NaCl
→ Kết tủa chỉ có AgCl (Vì AgF tan)
→ nAgCl = 0,06 mol = nNaCl
→ nNaF = = 0,06 mol
→ %mNaCl = = 58,2%
+) TH2: Nếu không có NaF
Gọi số mol của NaX và NaY lần lượt là x và y
→ mmuối của Na = x.(23 + X) + y.(23 + Y) = 6,03g
Và mkết tủa = x.(108 + X) + y.(108 + Y) = 8,61g
Trừ vế với vế ta được: (x + y).85 = 2,58g
→ x + y = 0,0304 mol
→ muối Na = 198,66
→ halogen = 175,66 → Không có các giá trị thỏa mãn.
Câu 4:Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O có phương trình ion rút gọn là:
A.H+ + OH– → H2O
B. Ba2+ + 2OH– + 2H+ + 2Cl– → BaCl2 + 2H2O
C. Ba2+ + 2Cl– → BaCl2
D. Cl– + H+ → HCl
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Phương trình phân tử:
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Phương trình ion đầy đủ:
Ba2+ + 2OH– + 2H+ + 2Cl–→ Ba2+ + 2Cl– + 2H2O
Phương trình ion rút gọn:
H+ + OH– → H2O
Câu 5:Cho phản ứng: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O.
Phương trình ion thu gọn của phản ứng trên là
A. HCl + OH – → H2O + Cl–.
B. 2H+ + Mg(OH)2 → Mg2+ + 2H2O.
C. H+ + OH – → H2O.
D. 2HCl + Mg(OH)2 → Mg2+ + 2Cl– + 2H2O.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Ta có phản ứng: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.
Phương trình ion đầy đủ là: Mg(OH)2 + 2H+ + 2Cl– → Mg2+ + 2Cl– + 2H2O.
→ Phương trình ion thu gọn là: Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + 2H2O.
Câu 6:Phương trình ion rút gọn Ba2+ + → BaSO4 tương ứng với phương trình phân tử nào sau đây?
A. Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2.
B. H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O.
C. Na2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + 2NaNO3.
D. H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
A.
B.
C.
D.
Câu 7: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li?
A. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
B. 2HCl + FeS → FeCl2 + H2S
C. NaOH + HCl → NaCl + H2O
D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí.
Câu 8: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) NaHS + NaOH →
(2) Ba(HS)2 + KOH →
(3) Na2S + HCl →
(4) CuSO4 + Na2S →
(5) FeS + HCl →
(6) NH4HS + NaOH →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (3), (4), (5).
B. (1), (2).
C. (1), (2), (6).
D. (1), (6).
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Câu 9: Phương trình ion thu gọn: là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?
(1) CaCl2 + Na2CO3
(2) Ca(OH)2 + CO2
(3) Ca(HCO3)2 + NaOH
(4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3
A. (1) và (2).
B. (2) và (3).
C. (1) và (4).
D. (2) và (4).
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
(1), (4) có cùng phương trình ion thu gọn là
(2)
(3)
Câu 10: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
A. Zn + H2SO4 →ZnSO4 + H2
B. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
C. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3
D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
A, C, D là phản ứng oxi hóa khử
B là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:
Câu 11:Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch nào sau đây sẽ cho kết tủa màu vàng đậm nhất?
A. Dung dịch HF
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch HCl
D. Dung dịch HI
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
HF + AgNO3 → không phản ứng
HCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + HNO3
HBr + AgNO3 → AgBr (↓ vàng) + HNO3
HI + AgNO3 → AgI (↓ vàng đậm) + HNO3
Câu 12:Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là
A. 10,8 gam.
B. 27,05 gam.
C. 14,35 gam.
D. 21,6 gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Vì NaF không phản ứng với AgNO3nên kết tủa chỉ có AgCl
NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3
0,1 → 0,1 mol
→ mAgCl = 0,1.143,5 = 14,35g
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- 2Ag + O3 → Ag2O + O2
- 2Ag + Cl2 → 2AgCl ↓
- 2Ag + Br2 → 2AgBr ↓
- 2Ag + I2 → 2AgI ↓
- 3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO ↑ + 2H2O
- Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
- 2Ag + 2H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
- 4Ag + 2H2S + O2(không khí) → 2Ag2S + 2H2O
- 2Ag + 2HF(đặc) + H2O2 → 2AgF + 2H2O
- 2Ag + S → Ag2S
- 2AgNO3 + Fe → Fe(NO3)2 + 2Ag↓
- AgNO3 + FeCl2 → Fe(NO3)2 + AgCl↓
- AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
- 2AgNO3 + H2O + 4NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
- Ag2S + O2 2Ag↓ + SO2↑
- 2AgCl Cl2 + 2Ag
- 2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
- 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
- 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)