Soạn bài Cái bóng trên tường - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Cái bóng trên tường trang 105 → 111 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Cái bóng trên tường - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Văn bản Cái bóng trên tường cho thấy sự xung đột dữ dội giữa người chồng ít học, đa nghi, kết tội cho vợ là ngoại tình với người vợ chung thuỷ, đảm đang, sẵn sàng dùng cái chết để bảo vệ danh dự của mình. Qua đó, thể hiện sự thương cảm của tác giả đối với số phận người phụ nữ và ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của họ.
Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu một số dấu hiệu cho thấy văn bản trên mang đặc điểm của thể loại bi kịch.
Trả lời:
- Một số dấu hiệu cho thấy văn bản trên mang đặc điểm của thể loại bi kịch:
+ Nhân vật: Người chồng, người vợ, đứa con
+ Lời thoại kịch: Đối thoại
+ Xung đột: Lòng tin yêu của người vợ >< người chồng ít học, đa nghi.
Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch của văn bản.
Trả lời:
– Tóm tắt cốt truyện kịch: Người chồng, sau khi từng đi lính ở biên ải, tưởng là đã chết, bỗng nhiên trở về và gặp lại vợ con. Trong lúc đi thăm mộ mẹ, anh nghe con nói về một người bố khác vẫn thường xuyên đến với hai mẹ con. Nghĩ rằng vợ mình đã phản bội, anh đuổi vợ ra khỏi nhà. Người vợ nhảy xuống sông tự tử. Khi biết được sự thật, người chồng hối hận vì đã đối xử tệ với vợ. Đêm đến, khi anh thắp đèn lên, đứa con chỉ lên bóng của anh trên tường và nói đó mới chính là cha nó. Lúc này, người chồng mới hiểu ra rằng vợ mình vẫn luôn chung thuỷ, vì anh mà chịu đựng mọi khổ nhục. Thương xót vợ, người chồng ngã vật xuống và bất tỉnh. Trong cơn mê man, anh trông thấy bóng vợ an ủi mình, nói rằng nàng vẫn luôn ở bên anh qua cái bóng trên tường mỗi khi anh thắp đèn.
– Xung đột của vở kịch Cái bóng trên tường là xung đột giữa thói ghen tuông hồ đồ của người chồng với lòng thuỷ chung của người vợ. Đây là kiểu xung đột giữa cái cao cả với cái thấp kém, tạo nên bi kịch của tác phẩm.
Câu 3 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích thái độ, cách ứng xử của nhân vật người chồng và nhân vật người vợ trong văn bản. Giải thích nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi thái độ, cách ứng xử của người chồng đối với vợ mình ở cuối văn bản.
Trả lời:
Người chồng |
Người vợ |
Ban đầu nghĩ vợ đã phản bội, mạt sát và đuổi vợ ra khỏi nhà. |
Chịu đựng sự đối xử nặng nề của chồng, đã tự tử bằng cách nhảy xuống sông. |
Sau khi biết sự thật, ngạc nhiên và hối hận vì đã đối xử quá nặng nề với vợ.
|
Dù đã ra đi, vẫn hiện diện bên chồng, an ủi và tiếp thêm sức sống cho chồng qua cái bóng trên tường. |
Câu 4 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “cái bóng trên tường” trong nhan đề và trong các lời thoại dưới đây:
Bóng người vợ - Cứ mỗi tối, anh thắp đèn, thì em sẽ về, cứ mỗi tối anh thắp đèn lên thì sẽ thấy em. Anh thắp đèn lên, sẽ thấy em (biến đi).
Người chồng - (tỉnh dậy) Em ơi, chẳng phải riêng một mình anh mà từ nay, hễ có ai thắp đèn buổi tối, trông lên cái bóng trên tường thì sẽ nhìn thấy em.
Trả lời:
-Về nghĩa đen: "cái bóng trên tường" chỉ bóng dáng của con người hắt lên tường bởi ánh đèn.
- Nghĩa ẩn dụ:
+ Thứ nhất, "cái bóng trên tường" có thể biểu trưng cho sự ngộ nhận, hiểu lầm và đánh giá sai lầm của người chồng về vợ mình. Những bóng dáng ảo ảnh này đã dẫn đến những hành động hồ đồ, ghen tuông mù quáng, gây ra những hậu quả bi thương.
+ Thứ hai, "cái bóng trên tường" có thể được xem là hình ảnh thân thiết, đầm ấm của người vợ, người mẹ. Dù đã ra đi, nàng vẫn hiện diện bên chồng, an ủi và tiếp thêm sức sống cho chồng. Đây là biểu tượng của lòng thương yêu, độ lượng và sự tha thứ, cao cả.
Câu 5 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra sự khác biệt về cốt truyện, nhân vật trong kịch bản trên đây so với Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ, xem Bài 4). Theo em, vì sao có sự khác biệt như vậy?
Trả lời:
- Sự khác biệt về cốt truyện, nhân vật trong kịch bản trên đây so với Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ, xem Bài 4):
|
Văn bản Cái bóng trên tường (Nguyễn Đình Thi) |
Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) |
Cốt truyện |
Tập trung vào các lời thoại, hành động, nội tâm của nhân vật chính. |
Có nhiều yếu tố kì ảo để giúp giải oan cho nhân vật chính. |
Nhân vật |
Người chồng, người vợ và tiếng cảu đứa con. |
Có thêm các nhân vật phụ khác. |
- Có sự khác biệt này là do văn bản Cái bóng trên tường là văn bản kịch, còn văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là truyện truyền kì.
Câu 6 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định chủ đề và thông điệp mà tác giả vở kịch muốn gửi đến người xem, người đọc.
Trả lời:
- Chủ đề: Lên án sự hồ đồ, thói ghen tuông dẫn đến bi kịch gia đình.
- Thông điệp: Cần cẩn trọng khi nhìn nhận, xét đoán người khác đồng thời hãy sống độ lượng và biết tha thứ.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST