Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 135, 136, 137 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Đề bài (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Ở bài học này, em tiếp tục rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (đã học ở Bài 6. Những vấn đề toàn cầu và Bài 9. Những bài học từ trải nghiệm đau thương), kĩ năng nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến (đã học ở Bài 2. Giá trị của văn chương) bằng cách thực hiện hai nhiệm vụ sau:
* Nhiệm vụ nói: chọn một sự việc có tính thời sự liên quan đến đời sống học đường và trình bày ý kiến về sự việc ấy. Ví dụ:
- Sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?
- Cách tương tác với cha mẹ như thế nào?
- Biện pháp tạo nên môi trường học đường an toàn, thân thiện là gì?
* Nhiệm vụ nghe: Nghe và ghi chép phần trình bày của bạn và nhận xét về tính thuyết phục của ý kiến bạn đã đưa ra, chỉ ra những hạn chế (nếu có) về lập luận, bằng chứng.
* Trong vai trò người nói
Bước 1: Chuẩn bị trước khi nói
• Trả lời các câu hỏi: Đề tài bài nói, mục đích nói là gì? Người nghe là ai? Em sẽ trình bày bài nói ở đâu và trong thời gian bài lâu? Từ đó, em chọn cách nói phù hợp, thuyết phục.
• Tìm ý và lập dàn ý cho đề tài đã chọn dựa vào gợi ý sau:
Nên...vì... |
Không nên...vì... |
||
Luận điểm thứ nhất |
Lí lẽ, bằng chứng |
Luận điểm thứ nhất |
Lí lẽ, bằng chứng |
Luận điểm thứ hai |
Lí lẽ, bằng chứng |
Luận điểm thứ hai |
Lí lẽ, bằng chứng |
.... |
.... |
.... |
.... |
• Lựa chọn một số phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ cho việc trình bày. Dự đoán một số câu hỏi hoặc nội dung trao đối mà người nghe có thể đề cập và phương án trả lời.
Bước 2: Trình bày
Trình bày bài nói dựa trên nội dung đã chuẩn bị, tương tác tích cực với người nghe và chú ý đảm bảo thời gian quy định.
Bước 3: Trao đổi và đánh giá
• Lắng nghe và ghi nhận câu hỏi của người nghe, trao đổi lại với thái độ nhã nhặn, lịch sự; bày tỏ quan điểm của mình nhưng cần tôn trọng sự khác biệt về quan điểm với người nghe.
• Sử dụng Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự ở Bài 6 để đánh giá kĩ năng trình bày của bản thân và bạn cùng nhóm.
* Trong vai trò người nghe
Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe
• Tìm hiểu trước nội dung bài thuyết trình sẽ nghe để chủ động trong quá trình ghi chép, trao đối.
• Chuẩn bị dụng cụ cần thiết (bút, sổ tay,...).
Bước 2: Nghe, tóm tắt nội dung được trình bày
• Lắng nghe, ghi tóm tắt nội dung chính của bài nói.
• Ghi những ý tưởng, câu hỏi muốn trao đối với người trình bày.
Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ
• Đọc lại phần ghi chép, trao đổi với các bạn và điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).
• Chỉ ra ưu điểm của bài trình bày, nêu những nội dung cần được làm rõ, những hạn chế về lập luận, bằng chứng (nếu có).
• Tự đánh giá kĩ năng nghe của bản thân v các bạn cùng nhóm/ lớp dựa vào bảng kiểm sau:
Bảng kiểm kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Chuẩn bị trước khi nghe |
Xác định mục đích nghe |
||
Tìm hiểu trước chủ đề bài thuyết trình |
|||
Nghe và ghi chép |
Nhận biết được tính thuyết phục của ý kiến và hạn chế của lập luận (nếu có) |
||
Ghi được (những) câu hỏi cần trao đổi với người trình bày ý kiến. |
|||
Ghi được ý chính của ý kiến |
Bài nói tham khảo:
Xin kính chào thầy cô và các bạn! Em tên là Nguyễn Thuỳ An, học sinh lớp 9A2, trường THCS Lam Sơn, hôm nay em xin trình bày về các biện pháp tạo nên môi trường học đường an toàn, thân thiện.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu Thế nào là trường học thân thiện?
Trường học thân thiện là môi trường dạy và học được xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam có các nội dung cơ bản như sau:
- Là trường học mà ở đó người học được tạo điều kiện để vui vẻ, khỏe mạnh, phát triển thể chất, tích cực học tập và tham gia nhiều hoạt động khác nhau.
- Là trường học mà giáo viên nhiệt tình giảng dạy, chỉ dẫn, hỗ trợ, yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ học sinh, giúp đỡ lẫn nhau.
- Là trường học mà học sinh được gia đình và cộng đồng tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình một cách thuận lợi và an toàn.
- Đây là nơi đảm bảo quyền lợi được đi học của trẻ.
Vậy, mục đích của việc xây dựng trường học thân thiện là gì?
Xây dựng trường học thân thiện chính là tạo môi trường giáo dục lành mạnh, nơi mà học sinh trở thành trung tâm nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện để học tập tích cực, sống khỏe mạnh và vui vẻ. Mục đích của việc xây dựng môi trường học tập thân thiện là:
- Tạo nên môi trường giáo dục an toàn:
- Phát huy tính tích cực của trẻ.
- Nâng cao kết quả học tập, rèn luyện.
- Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và quản lý.
Xây dựng môi trường học thân thiện đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của mỗi đơn vị trường học có tác động tích cực thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Dưới đây là 5 tiêu chí xây dựng trường học thân thiện:
- Xây dựng trường xanh, sạch, đẹp
- Dạy học hiệu quả
- Tổ chức hoạt động vui chơi lành mạnh
- Phát huy giá trị văn hóa, di tích lịch sử
- Rèn luyện kỹ năng cho học sinh
Để đáp ứng và thực hiện tốt 5 tiêu chí xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực cần phải làm gì là câu hỏi chung của rất nhiều đơn vị, cá nhân. Cách xây dựng môi trường học tập thân thiện cần phải có trong kế hoạch xây dựng trong đó cần sự đóng góp của 3 bên học sinh, giáo viên và trường học. Cụ thể:
- Đối với học sinh
+ Có ý thức và hành động tự giác giữ gìn, bảo vệ và xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp và an toàn mọi lúc, mọi nơi ngay từ ngày đầu tiên đến trường, ở gia đình và trong môi trường sống
+ Nỗ lực, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, thăm quan, thể dục thể thao để tạo ra các sản phẩm bổ ích về môi trường sống như các bài viết, ảnh chụp, tranh vẽ…
+ Nhận xét, đánh giá, tổng kết những mặt tốt, tiêu biểu và cả những vấn đề thực hiện chưa tốt, những việc làm tiếp theo cần thực hiện để xây dựng môi trường học tập thân thiện.
- Đối với giáo viên
+ Giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu về xây dựng, giữ gìn trường học xanh – sạch – đẹp và an toàn phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp học, từng cấp học
+ Thực hiện có hiệu quả kiến thức giáo dục môi trường thông qua các môn học, chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa… của lớp
+ Chủ động thực hiện các hoạt động xanh – sạch – đẹp và an toàn của lớp phụ trách cũng như hỗ trợ các lớp khách
+ Gương mẫu thực hiện việc giữ gìn bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp và an toàn xung quanh để học sinh noi theo
- Đối với trường học
+ Đội ngũ quản lý cần triển khai và phân công công việc cụ thể đến từng thầy, cô giáo với nội dung yêu cầu và tiêu chí trường học xanh – sạch – đẹp và an toàn
+ Tiến hành tự đánh giá cuối năm theo kế hoạch đã đặt ra của nhà trường từ trước
+ Hoàn thành bản đồ quy hoạch của trường học, hình thành ban xanh – sạch – đẹp và an toàn của nhà trường
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, nội khóa về giáo dục môi trường sống theo từng chủ để cho người học
Trên đây là một vài ý kiến của em về các biện pháp tạo nên môi trường học đường an toàn, thân thiện. Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của tất cả mọi người. Em xin cảm ơn.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST