Soạn bài Nỗi nhớ thương của người chinh phụ - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Nỗi nhớ thương của người chinh phụ trang 66, 67, 68, 69 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Nỗi nhớ thương của người chinh phụ - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 67 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em cảm thấy như thế nào khi người thân vắng nhà lâu ngày?
Trả lời:
- Khi người thân vắng nhà lâu ngày, em sẽ cảm thấy rất nhớ người thân của mình, nhìn vị trí nào của ngôi nhà cũng nhớ lúc có người thân ở cạnh bên và mong người thân sớm trở về...
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận: Mục đích của việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chỉ thời gian từ dòng 125 đến dòng 132 là gì?
- Mục đích của việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chỉ thời gian từ dòng 125 đến dòng 132: Chỉ thời gian trôi chậm, chờ đợi mãi vẫn chưa đến lúc người chồng quay trở về.
2. Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về tâm trạng của người chinh phụ qua đoạn thơ (từ dòng 141 đến dòng 148)?
- Tâm trạng của người chinh phụ qua đoạn thơ (từ dòng 141 đến dòng 148): mong ngóng, chờ đợi. Đi một bước nàng lại nhớ chồng một chút, đến mức ngẩn ngơ không nghĩ suy về điều gì khác được. Nhìn đâu, nhìn sự vật nào nàng cũng liên tưởng tới chồng mình.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Đoạn trích miêu tả tâm trạng của người phụ nữ có chồng ra chiến trận, thể hiện nỗi nhớ nhung và khát vọng ngày đoàn tụ.
Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản đã tuân thủ quy định về thi luật của thơ song thất lục bát như thế nào?
Trả lời:
- Văn bản đã tuân thủ quy định về thi luật của thơ song thất lục bát:
Số chữ, số dòng |
<![if !supportLists]>- <![endif]>VB có 7 khổ thơ Mỗi khổ thơ gồm cặp song thất (bảy tiếng) và cặp lục bát (sáu - tám tiếng) |
Vần |
Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc). Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng). Tiếng cuối của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần bằng). Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng) và cứ thế tiếp tục. Ví dụ: Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu (T), Hỏi ngày về ước nẻo (T) quyên ca (B). Nay quyên đã giục oanh già (B), Ý nhi lại gáy trước nhà (B) líu lo (B). |
Nhịp |
Hai dòng thất được ngắt nhịp lẻ, thường là 3/4; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp linh hoạt hơn (dòng lục thường ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát thường ngắt nhịp 2/2/2/2). Ví dụ: Thuở lâm hành/ oanh chưa bén liễu, Hỏi ngày về/ ước nẻo quyên ca. Nay quyên/ đã giục/ oanh già, Ý nhi/ lại gáy/ trước nhà/ líu lo. |
Hài thanh |
Cặp song thất lấy tiếng ở vị trí thứ ba làm chuẩn (hành-về )thanh bằng . Cặp lục bát thì sự đối xứng bằng-trắc chặt chẽ hơn (Câu 6: B T B, Câu 8: B T B B). |
Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê những từ ngữ, hình ảnh cho biết lời hẹn lúc ra đi của người chinh phu và hoàn cảnh thực tế thông qua lời của người chinh phụ:
|
Lời hẹn của người chinh phu |
Hoàn cảnh thực tế |
Thời gian gặp gỡ |
|
|
Nơi gặp gỡ |
|
|
Theo em, các từ ngữ, hình ảnh chỉ thời gian và địa điểm gặp gỡ có vai trò gì trong việc bộc lộ tình cảm của người chinh phụ?
Trả lời:
- Những từ ngữ, hình ảnh cho biết lời hẹn lúc ra đi của người chinh phu và hoàn cảnh thực tế thông qua lời của người chinh phụ:
|
Lời hẹn của người chinh phu |
Hoàn cảnh thực tế |
Thời gian gặp gỡ |
"ngày về ước nẻo quyên ca" "ngày về chỉ độ đào bông" |
"Nay quyên đã giục oanh già "Nay đào đã quyến gió đông |
Nơi gặp gỡ |
"Lũng Tây nham ấy" "Hán Dương cầu nọ" |
"Sớm đã trông nào thấy hơi tăm "Chiều lại tìm, nào có tiêu hao |
- Các từ ngữ, hình ảnh chỉ thời gian và địa điểm lạnh lẽo, thê lương đã góp phần khắc sâu nỗi nhớ thương, ngóng đợi của người chinh phụ, đồng thời tô đậm nỗi thất vọng, đau khổ khi lời hẹn của người chồng và hoàn cảnh thực tế đã sai biệt hoàn toàn.
Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 141 đến dòng 152 có gì khác so với đoạn trước đó? Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong đoạn này.
Trả lời:
- Tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 141 đến dòng 152 khác so với đoạn trước đó:
Dòng 125 đến dòng 140 |
Dòng 141 đến dòng 152 |
Khắc họa nỗi thất vọng, ngóng trông, chờ đợi đến mòn mỏi, tuyệt vọng của người chinh phụ vì người chồng đã sai lời hẹn ước. |
Khắc họa sự mong ngóng, chờ đợi của người chinh phụ cùng sự trách móc, giận hơn người chồng và nỗi xót xa, thương cảm cho người chồng đang chinh chiến nơi xa |
- Nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong đoạn này:
+ Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng để diễn tả nỗi nhớ mong, ngóng chờ rồi thất vọng sâu sắc vì người chồng đã không trở về như lời hẹn ước
+ Cách gieo vần, ngắt nhịp, nghệ thuật đối cảu thể thơ song thất lục bát được sử dụng nhuần nhuyễn để làm nổi bật hoàn cảnh mà người chinh phụ chờ chồng trong khoảng thời gian dài đằng đãng, tựa như nỗi nhớ thương kéo dài triền miên không dứt đoạn
+ Phép điệp (điệp ngữ, điệp cấu trúc) được sử dụng để nhấn mạnh nỗi đau khổ, thất vọng và sự hờn trách nhẹ nhàng, chua xót của người chinh phụ.
Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Sự lặp lại có tính quy luật 7 - 7 - 6 - 8, vần, nhịp, đối và phép điệp (điệp ngữ, điệp cấu trúc) trong văn bản có tác dụng gì trong việc biểu đạt tâm trạng, cảm xúc của người chinh phụ?
Trả lời:
- Sự lặp lại có tính quy luật 7 - 7 - 6 - 8, vần, nhịp, đối và phép điệp (điệp ngữ, điệp cấu trúc) trong văn bản có tác dụng trong việc biểu đạt tâm trạng, cảm xúc của người chinh phụ: Tô đậm nỗi nhớ thương, mong ngóng chồng của người chinh phụ; nỗi thất vọng, đau đớn vì chồng không trở về đúng như lời hẹn ước; sự trách móc lẫn xót xa cho người chồng phải chinh chiến nơi xa đầy hiểm nguy.
Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định bố cục và mạch cảm xúc của văn bản.
Trả lời:
- Bố cục 2 phần.
+ Phần 1 (câu 125-140): Nỗi thất vọng của người chinh phụ về sự sai hẹn của người chồng (về thời gian gặp gỡ và nơi gặp gỡ)
+ Phần 2 (câu 142-152): Nỗi nhớ mong, thương chờ, ngóng đợi lẫn sự trách móc và xót xa dành cho người chồng.
Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản. Chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.
Trả lời:
- Chủ đề: Nỗi nhớ thương của người chinh phụ đối với người chồng đi chinh chiến nơi ải xa.
- Cảm hứng chủ đạo: Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với tình cảnh vò võ, cô đơn của người chinh phụ trẻ có chồng đi chinh chiến nơi ải xa, qua đó, lên tiếng phê phán chiến tranh.
- Căn cứ xác định chủ đề:
+ Nhan đề của đoạn trích: Nỗi nhớ thương của người chinh phụ.
+ Hình ảnh: mai chưa dạn gió, độ đào bông, tuyết mai, tiếng cầm, ....
+ Từ ngữ chỉ cảm xúc, tâm trạng: ngập ngừng, ngẩn ngơ, xót,...
Câu 7 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản thể hiện thông điệp gì?
Trả lời:
- Văn bản thể hiện thông điệp: Chiến tranh luôn thù nghịch với hạnh phúc, tình yêu; hãy thông cảm với nỗi cô đơn của người chinh phụ; cảm thông với nỗi đau thương, bất hạnh của con người trong chiến.
Câu 8 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong văn bản trên, người chinh phụ đã bộc lộ nỗi nhớ thương của mình đối với người chồng đi chinh chiến. Hãy sáng tạo một sản phẩm (có thể viết/vẽ,...) để bày tỏ tình cảm dành cho người mà em yêu quý.
Trả lời:
- Một sản phẩm vẽ:
- Viết đoạn văn: Em dành hết tấm lòng yêu thương, lòng kính trọng và sự quan tâm tận tâm cho người mẹ yêu dấu của mình. Mặc cho những gian nan và đau đớn, mẹ vẫn cố gắng tận hưởng những điều tốt đẹp nhất cho em. Đó không chỉ là những bữa cơm ngon và những chiếc áo đẹp, mà còn là những cử chỉ yêu thương, ánh mắt quan tâm và sự hy sinh không ngừng. Tình thương em dành cho mẹ không thể nào đong đếm được. Em luôn tự nhắc nhở bản thân phải nỗ lực hơn nữa, để trở thành một đứa con ngoan, trí thức, trở thành nguồn tự hào nhỏ bé của mẹ, để mẹ luôn giữ nụ cười trên môi khi nhớ về em.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST