Soạn bài Ngôi mộ cổ - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ngôi mộ cổ trang 39, 40, 41, 42, 43 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ngôi mộ cổ - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dựa vào phần tóm tắt truyện, hãy dự đoán nội dung của đoạn trích dưới đây.
Trả lời:
- Dự đoán nội dung đoạn trích: Hành trình đi tìm kho báu theo nội dung bản đồ tìm được của Kỳ Phát và con cháu họ Đặng.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Dự đoán: Dụng ý của Kỳ Phát khi đọc to bài thơ này là gì?
- Kỳ Phát đọc to bài thơ vì muốn anh em họ Đặng nghe thấy nội dung bài thơ (bản đồ dẫn đến kho báu), từ đó khơi dậy quyết tâm chinh phục kho báu và lòng tham bên trong ba anh em kia, và đưa họ cùng Kỳ Phát cố gắng chinh phục hành trình đến cùng.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Ngôi mộ cổ kể về hành trình thám tử Kỳ Phát cùng ba trưởng ngành nhà họ Đặng đến khu mộ cổ.
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đọc phần tóm tắt tác phẩm Kho tàng họ Đặng và nêu nội dung bao quát của văn bản Ngôi mộ cổ.
Trả lời:
- Văn bản kể về hành trình thám tử Kỳ Phát cùng ba trưởng ngành nhà họ Đặng đến khu mộ cổ. Họ giải mã nội dung của các câu thơ trong bài thơ luật Đường (được khắc ở đáy bốn chiếc đĩa cổ mà ông tổ họ Đặng để lại), cuối cùng đã tìm thấy đường vào khu mộ để tìm kho báu của gia tộc.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chi tiết nào trong văn bản Ngôi mộ cổ có tác dụng giúp Kỳ Phát phán đoán hướng tìm kho báu?
Trả lời:
- Chi tiết trong văn bản Ngôi mộ cổ có tác dụng giúp Kỳ Phát phán đoán hướng tìm kho báu: Nội dung các câu thơ trong bài thơ thất ngôn bát cú được ghép từ các câu thơ in trên bốn chiếc đĩa cổ (vị trí, số bước chân, hướng,…)
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhân vật Kỳ Phát thể hiện những đặc điểm nào của nhân vật trong truyện trinh thám? Lấy dẫn chứng từ văn bản để làm rõ ý kiến của em.
Trả lời:
- Nhân vật Kỳ Phát thể hiện những đặc điểm của một người thám tử tài năng trên các phương diện: Khả năng suy luận, phân tích, phán đoán, sự dứt khoát trong hành động,...; đồng thời cũng bộc lộ những phẩm chất đáng quý như: Dũng cảm, kiên trì, bền bỉ trước những thách thức, khó khăn trên hành trình đi tìm sự thật
- Dẫn chứng từ văn bản:
+ Sử dụng dây quả dọi từ hai cành cây hướng đông, tây để xác định vị trí dẫn đến kho báu.
+ Quan sát không gian xung quanh khu mộ cổ, ghép nối các cảnh quan thực tế (bãi bể, cây, cành cây, trăng) với các chi tiết trong bài thơ luật Đường để tìm hướng đi đến hầm mộ
+ Phân tích, giải mã được các chi tiết mơ hồ, khó hiểu trong bài thơ như: “nguyệt lão giấu mình”, “xoay tả hữu”, “chạy đông tây”, “đông hai mươi bước thêm hai bước”
Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đọc đoạn thuật lại đối thoại giữa Kỳ Phát với ba anh em nhà họ Đặng về bí mật của bốn chiếc đĩa cổ và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nêu một số ví dụ về lời của người kể chuyện, lời của nhân vật và cho biết vì sao trong văn bản tác giả cần sử dụng cả lời của người kể chuyện lẫn lời của nhân vật.
b. Cho biết tác dụng của việc thám tử Kỳ Phát đọc to bài thơ thất ngôn bát cú.
Trả lời:
a. - Lời người kể chuyện:
+ Chàng bỗng tự nhiên nói
+ Rồi chàng hắng giọng ngâm to bài thơ bát cú
+ Vừa nói chàng vừa đứng dậy đi xa phía gốc cây bảy bước rồi chàng đứng lại.
+ Kỳ Phát chạy lại gốc, cởi áo ngoài rồi leo kên thăn thoắt.
+ …
- Lời của nhân vật:
+ Uống rượu trông trăng không có thơ không thú, để tôi xin đọc một bài các ông nghe.
+ Mà có cả chị Nguyệt và cây nữa!
+ Các ông đứng ngắm cây có xem thấy gì không?
+ Tôi để ý trăng bây giờ bị lấy sau thân cây.
+ Đó là “nguyệt giấu mình”…
- Lời người kể chuyện và lời nhân vật giúp
+ Miêu tả cụ thể các hành động, sự việc diễn ra, khiến người đọc như được thấy tận mắt chặng hành trình khám phá của nhân vật.
+ Thể hiện suy nghĩ, quá trình tư duy, suy luận của nhân vật
+ Khẳng định vai trò quan trọng, mang tính định hướng, dẫn dắt của nhân vật.
b. Tác dụng của việc thám tử Kỳ Phát đọc to bài thơ thất ngôn bát cú: giúp cung cấp thông tin và chỉ dẫn về vị trí của kho báu.
Câu 5 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định ngôi kể trong văn bản. Cho biết việc sử dụng ngôi kể đó có ưu thế gì so với ngôi kể khác (có thể so sánh với cách sử dụng ngôi kể trong văn bản Chiếc mũ miện dát đá be-rô).
Trả lời:
- Ngôi kể trong văn bản: Ngôi thứ ba.
- Sử dụng ngôi kể thứ ba có ưu thế:
+ Giúp tác giả kể chuyện, miêu tả nhân vật một cách khách quan, sinh động, thể hiện tài năng của Kỳ Phát khi hợp tác với các nhân vật khác.
+ Mang đến cho người đọc cảm giác như đang được tận mắt chứng kiến cảnh đi tìm kho báu.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST