Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (trang 130) - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử trang 130, 131, 132, 133, 134, 135 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (trang 130) - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Văn bản: Bài văn thuyết minh về Lăng Ông Bà Chiểu
Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần.
Trả lời:
- Bố cục gồm 3 phần:
+ Mở bài (Từ "Lăng Lê Văn Duyệt" đến "Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay”): Giới thiệu khái quát về di tích lịch sử Lăng Lê Văn Duyệt
+ Thân bài (Từ "Toàn bộ khu di tích" đến "phi vật thể quốc gia"): Trình bày các thông tin về đặc điểm như vị trí tọa lạc, lịch sử hình thành, đặc điểm kiến trúc, giá trị văn hóa lịch sử của Lăng Lê Văn Duyệt.
+ Kết bài (Phần còn lại): Đánh giá khái quát về Lăng Lê Văn Duyệt, đưa ra lời mời gọi tham quan
Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra các cách trình bày thông tin trong bài viết và tác dụng của việc sử dụng kết hợp các cách trình bày ấy.
Trả lời:
- Bài viết sử dụng các cách trình bày thông tin như sau:
+ Trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả (thông tin giải thích về các tên gọi của Lăng, nhất là tên thường gọi Lăng Ông Bà Chiểu)
+ Trình bày thông tin theo trật tự không gian kết hợp theo các đối tượng phân loại
- Tác dụng của việc sử dụng kết hợp các cách trình bày trên:
+ Giúp người đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa các tên gọi của Lăng
+ Giúp người đọc hình dung rõ hơn về bố cục không gian của di tích và làm rõ đặc điểm kiến trúc của ba bộ phận quan trọng làm nên giá trị của khu di tích (nhà bia, phần mộ, khu miếu thờ)
Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người viết sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Em có nhận xét gì về vai trò của phương tiện này?
Trả lời:
- Người viết sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh
- Kết hợp với các dấu hiệu về hình thức (in nghiêng, in đậm...) để làm nổi bật các thông tin quan trọng
- Vai trò của phương tiện này: Giúp minh họa trực quan cho thông tin được trình bày trong văn bản (nội dung về phần mộ và khu miếu thờ)
Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Người viết đã thuyết minh chi tiết về (những) yếu tố nào trong quần thể di tích? Từ đó, em rút ra lưu ý gì về cách lựa chọn, trình bày thông tin đối với kiểu bài thuyết minh về một danh lam tháng cảnh hay một di tích lịch sử?
Trả lời:
- Người viết đã thuyết minh chi tiết về (những) yếu tố trong quần thể di tích: đặc điểm kiến trúc của Lăng (gồm 3 phần: nhà bia, lăng mộ và miếu thờ), nét đặc sắc về mặt kiến trúc tạo nên sức hấp dẫn và vẻ đẹp cổ kính của khu miếu thờ.
- Những lưu ý về cách lựa chọn, trình bày thông tin đối với kiểu bài thuyết minh về một danh lam tháng cảnh hay một di tích lịch sử:
+ Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.
+ Tìm hiểu và ghi chép thông tin quan trọng cần giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử đó
+ Chọn nhiều cách trình bày thông tin (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ) để đạt được mục đích viết.
+ Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
+ Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.
Câu 5 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm được sử dụng trong bài viết và nêu tác dụng của việc sử dụng kết hợp các yếu tố ấy.
Trả lời:
- Yếu tố miêu tả:
+ Nhà bia được xây tách ra khỏi ngôi mộ, lagf một ngôi điện nhỏ có kết cấu tường gạch, mái lợp ngói âm dương…
+ Phần mộ có kiến trúc mộ song táng, là nơi an nghỉ của Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân. Toàn bộ khu mộ được xây bằng một loại vữa hợp chất. cả hai mô được đặt song song, có hình dạng giống nhau, như hai còn rùa đang nằm trên bệ lớn hình chữ nhật….
+ Mỗi gian điện thờ nằm cách nhau một khoảng sân lộ thiên, được gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời). Công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc miếu thờ thời nhà Nguyễn nhờ được chạm khắc gỗ, đá, khảm sành sứ tinh xảo. Hai màu sắc chủ đạo của khu vực này là đỏ và vàng
- Yếu tố biểu cảm:
+ Tất cả những yếu tố đó đã làm nên sức hấp dẫn và vẻ đẹp cổ kính của khu miếu thờ;
+ Di tích không chỉ mang giá trị tinh thần đối với người dân thành phố mà còn là một điểm đến hấp dẫn với những người yêu lịch sử, văn hóa và kiến trúc truyền thống Việt Nam....
- Tác dụng:
+ Góp phần làm nổi bật giá trị kiến trúc và văn hóa của khu miếu thờ, đồng thời khơi gợi cảm xúc, sự trân trọng và yêu mến của người đọc đối với di sản văn hóa này.
+ Giúp người đọc hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của khu miếu thờ.
+ Tăng tính sinh động, hấp dẫn cho bài văn.
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hưởng ứng tuần lễ văn hoá - du lịch do Sở Du lịch địa phương tổ chức, lớp em thực hiện một trang thông tin giới thiệu về những điểm đến của quê hương. Em hãy viết bài văn thuyết minh (khoảng 600 chữ) giới thiệu một di tích lịch sử của quê hương.
Bước thực hiện |
Nội dung các bước |
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết |
• Để bài viết đạt hiệu quả giao tiếp, em cần xác định: - Yêu cầu của đề bài này là gì? - Mục đích viết bài này và đối tượng người đọc. • Để thu thập tư liệu cho bài viết, em hãy: - Tìm đọc tư liệu về di tích lịch sử địa phương trên Internet hoặc từ các tạp chí/ sách báo chuyên ngành, phim tư liệu, chương trình truyền hình về lịch sử, văn hóa địa phương,... Chọn lọc những thông tin thể hiện nét độc đáo, đặc sắc, tiêu biểu của di tích lịch sử về mặt kiến trúc hoặc giá trị lịch sử, văn hóa. - Tìm sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họạ,... liên quan đến di tích lịch sử. - Kiểm chứng tính xác thực của thông tin bằng cách tham khảo tư liệu gốc hoặc tư liệu từ các nguồn chính thống để đảm bảo tính chính xác. - Đến tham quan di tích lịch sử định thuyết minh để thu thập những thông tin mới nhất về di tích (nếu có thể). - Ghi đầy đủ nguồn của thông tin để tra cứu. |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý |
• Sử dụng Phiếu thu thập thông tin về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử ở Bài 3 để tìm ý. Đối với bài viết này, cần xác định dược (những) thông tin quan trọng thể hiện nét độc đáo, đặc sắc, tiêu biểu của di tích lịch sử để tạo điểm nhấn cho nội dung thuyết minh. • Lập dàn ý dựa trên sơ đỗ dàn ý đã được trình bày ở Bài 3. |
Bước 3: Viết bài |
Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết, cần chú ý: • Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết, đặt nhan đề, giới thiệu tên di tích lịch sử. • Có thể sử dụng hệ thống đề mục để làm nổi bật thông tin thuyết minh. • Thuyết minh chi tiết một số thông tin quan trọng, thể hiện được nét độc đáo của khu di tích lịch sử, tạo diểm nhấn cho bài viết. • Kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm,... để tăng sự hấp dẫn; kết hợp nhiều cách trình bầy thông tin. • Kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,...) nhằm làm rõ thông tin. |
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm |
• Sử dụng Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử ở Bài 3 để kiểm tra chất lượng bài viết. • Sửa chữa, điều chỉnh (những) hạn chế, bổ sung (những) nội dung còn thiếu. • Ghi lại sự tiến bộ của em ở kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử so với Bài 3. • Rút ra ít nhất một bài học kinh nghiệm liên quan đến việc viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử và chia sẻ bài học đó với bạn trong nhóm hoặc trong lớp. |
Bài văn tham khảo:
Côn Sơn - Kiếp Bạc: Dấu ấn oai hùng của dân tộc
Quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là nơi gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Điểm nhấn của quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc chính là Đền Kiếp Bạc và Chùa Côn Sơn.
Nơi đây gắn liền với một giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước và cuộc đời, thân thế sự nghiệp của nhiều vị anh hùng dân tộc, tiêu biểu là Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn và Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.
Điểm nhấn của quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc chính là Đền Kiếp Bạc và Chùa Côn Sơn.
Di tích Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc được vua Trần Thánh Tông xây dựng để tưởng nhớ công đức lớn lao trừ được giặc dữ, ngăn được họa lớn cho đất nước của Hưng Đạo Vương. Đền Kiếp Bạc nằm ở hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đây là nơi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lập căn cứ địa, tích trữ lương thực và huấn luyện binh sĩ trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII.
Khu di tích Đền Kiếp Bạc
Điểm nổi bật của đền chính là chiếc cổng với 3 cửa lớn, nguy nga và cổ kính. Bên trong có Giếng Ngọc với truyền thuyết không bao giờ cạn nước, phía Bắc có Hang Tiền - nơi cất giấu ngân khố phục vụ kháng chiến khi xưa.
Mặt trước tam quan có hàng chữ lớn: "Giữ thiên vô cực", nghĩa là "Sự nghiệp sống mãi với đất trời". Dọc 2 bên cột có câu đối "Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí/ Lục Đầu vô thủy bất thu thanh", dịch nghĩa: Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng/ Lục Đầu vang dậy tiếng quân reo.
Cổng chính Đền Kiếp Bạc
Theo văn bia tại di tích, đền Kiếp Bạc được xây dựng sau khi Hưng Đạo Đại vương qua đời năm 1300, vị trí đền ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc, trên khu đất rộng khoảng 13.500 m2.
Vào tháng 8 âm lịch hàng năm, đền Kiếp Bạc sẽ tổ chức Lễ hội mùa Thu để tưởng niệm ngày mất của Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương, đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm. Trong đó, lễ diễn xướng hầu Thánh (lên đồng, hầu đồng) là nghi lễ đặc trưng nhằm tôn vinh công lao, uy đức của Đức Thánh Trần trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ đất nước cũng như sự nghiệp xây dựng, phát triển đạo giáo Việt Nam (Đạo Nội).
Vào tháng 8 âm lịch hàng năm, đền Kiếp Bạc sẽ tổ chức Lễ hội mùa Thu để tưởng niệm ngày mất của Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương
Đặc biệt, lễ Khai ấn và Ban ấn đền Kiếp Bạc hằng năm cũng đông đúc không kém lễ Khai ấn đền Trần (Nam Định). Hiện đền Kiếp Bạc còn lưu giữ 4 ấn tín bằng đồng của Đức Thánh gồm: Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương chi ấn, Quốc pháp Đại Vương, Vạn Dược Linh Phù và Phi thiên thần kiếm linh phù.
Bộ ấn đền Kiếp Bạc là những bảo vật quốc gia, gắn với sinh hoạt văn hóa - tâm linh của nhân dân hơn 7 thế kỷ qua. Việc ban ấn là một trong những nghi lễ thiêng, quan trọng, góp phần làm phong phú và đa dạng các hoạt động văn hóa tại khu Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Bốn bộ 4 phù ấn bằng đồng của Hưng Đạo Đại Vương còn tới ngày nay gồm: Ấn đầu tiên có hình vuông khắc chữ “Trần triều Hưng Đạo vương chi ấn” (nghĩa là ấn của Hưng Đạo vương). Phù ấn này quan trọng nhất, nó thể hiện sức mạnh và quyền uy mà Đức Thánh Trần ban cho. Ấn thứ 2 cũng có hình vuông nhưng nhỏ hơn khắc chữ “Quốc pháp Đại Vương” có ý nghĩa về uy quyền, buộc phải tuân theo luật pháp. Ấn thứ 3 cũng có hình vuông và nhỏ hơn ấn thứ 2 khắc chữ “Vạn Dược linh phù”. Những ai có được ấn này được sức khỏe dồi dào. Ấn cuối cùng có hình chữ nhật khắc chữ “Phi thiên thần kiếm linh phù” để từ tà ma quỷ..
Khu di tích Chùa Côn Sơn
Nếu như Đền Kiếp Bạc nhắc nhớ sự nghiệp đánh giặc Nguyên Mông của Trần Hưng Đạo thì khu di tích lịch sử Côn Sơn được biết tới là Trung tâm Phật giáo của dòng thiền phái Trúc Lâm gắn liền với Tam tổ là Đệ nhất Tổ - Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị Tổ - Pháp Loa Tôn giả và Đệ tam Tổ Huyền Quang Tôn giả, trong đó vị Tổ thứ ba - Huyền Quang Tôn giả là người trực tiếp về chùa Côn Sơn trụ trì và viên tịch tại đây. Tam Tổ đều có công lao khai mở, xây dựng cảnh quan và phát triển Côn Sơn trở thành trung tâm Phật giáo thời Trần, đưa Côn Sơn trở thành một biểu tượng hệ tư tưởng Phật giáo Việt Nam.
Khu di tích Chùa Côn Sơn
Hiện nay, Chùa Côn Sơn còn lưu giữ được 16 văn bia lâu nhất là từ thời vua Trần Duệ Tông và bia này được công nhận là bảo vật Quốc gia vào năm 2015; 12 văn bia thời Lê từ đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18 và 3 văn bia thời Nguyễn. Tất cả các văn bia này đều cho thấy những giá trị văn hóa của khu di tích Côn Sơn. Các vua chúa đều coi Côn Sơn là chốn hành hương, biến nơi đây trở thành quốc lễ cầu quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh, mùa màng tốt tươi.
Chùa Côn Sơn tổ chức Lễ hội mùa Xuân để tưởng nhớ ngày viên tịch của Đệ tam tổ thiền phái Trúc lâm Huyền Quang Tôn giả
Vào giữa tháng Giêng âm lịch hàng năm, chùa Côn Sơn sẽ tổ chức Lễ hội Mùa Xuân để tưởng niệm ngày viên tịch của Đệ tam tổ thiền phái Trúc lâm Huyền Quang Tôn giả.
Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái (sinh năm 1254), nguyên quán hương Vạn Tư, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh). Ông là trí thức tài năng nhưng từ bỏ chốn quan trường, quyết chí tu hành. Huyền Quang cùng Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi nhiều nơi hoằng dương Phật pháp và trở thành vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm.
Những năm cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, tôn tạo mở rộng chùa với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như đài Cửu phẩm Liên hoa, Am Bạch Vân, xây dựng tăng viện, đào tạo tăng ni, giảng kinh thuyết pháp… đưa Côn Sơn trở thành đại danh lam, đại tùng lâm, một trong những trung tâm của dòng thiền phái Phật giáo Trúc Lâm.
Đền thờ Nguyễn Trãi tại Khu di tích Chùa Côn Sơn
Bên cạnh chùa Côn Sơn là Đền thờ Nguyễn Trãi, công trình trọng điểm trong khu Côn Sơn, di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước, được khánh thành vào tháng 9/2002. Đền được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc liền với núi Kỳ Lân có kiến trúc theo truyền thống trong một khuôn viên đẹp. Trong tam quan có pho tượng Nguyễn Trãi đúc bằng đồng. Ngôi đền là biểu hiện to lớn lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân dân ta đối với người Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
Phía sau đền thờ Nguyễn Trãi, về bên phải núi Kỳ Lân là nơi Nguyễn Trãi dựng nhà dạy học xưa. Nay chỉ còn dấu tích nền nhà xưa cùng với phiến đá lớn được gọi là Thạch Bàn, hay còn gọi là hòn đá "năm gian" (rộng bằng 5 gian nhà), nơi Nguyễn Trãi từng ngồi ngâm ngơ, đọc sách.
Du khách khám phá Bàn cờ Tiên tại Khu di tích Côn Sơn
Bên trái đền thờ Nguyễn Trãi là đền thờ Trần Nguyên Hãn. Ông là đại công thần nhà Lê và là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi. Nằm phía trên cả đền thờ Nguyễn Trãi và đền thờ Trần Nguyên Hãn là đền thờ Trần Nguyên Đán, gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Tại Côn Sơn, Trần Nguyên Đán cùng vợ đã nuôi dậy cháu ngoại Nguyễn Trãi trưởng thành. Năm 1390, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán tạ thế tại Côn Sơn. Vua Trần nhớ công đức của ông, sắc chỉ cho nhân dân lập đền, tạc tượng thờ tại Côn Sơn. Trải qua năm tháng Đền thờ xưa không còn. Năm 2005, tỉnh Hải Dương xây dựng Đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của ông. Trong đền hệ thống hoành phi, câu đối, đồ thờ bài trí theo nghi thức truyền thống. Tượng Quan Đại Tư Đồ thần thái uy nghiêm, nhân từ đặt trong đền. Bên cạnh là một bàn cờ tướng khá to.
Côn Sơn - Kiếp Bạc không chỉ là một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà còn là một biểu tượng văn hóa của dân tộc. Khám phá Côn Sơn Kiếp Bạc, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn được tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc, được đắm chìm trong không gian tâm linh thanh tịnh và cảm nhận những giá trị văn hóa truyền thống quý báu.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST