Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (trang 78) - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trang 78, 79, 80, 81 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (trang 78) - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Văn bản: Bài văn phân tích, đánh giá tác phẩm Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương)

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Trả lời:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (trang 78) | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhận xét về cách văn bản phân tích các khía cạnh nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật.

Trả lời:

- Cách văn bản phân tích các khía cạnh nội dung chủ đề:

+ Đầu tiên người viết nêu chủ đề và một số căn cứ của chủ đề

+ Sau đó lần lượt phân tích, làm rõ từng khía cạnh nội dung của chủ đề bằng cách đưa ra các lí lẽ và bằng chứng lấy từ tác phẩm

- Cách văn bản phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật: người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng lấy từ tác phẩm để phân tích, đánh giá hiệu quả thẩm mĩ cảu hai nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ là hình ảnh thơ và âm hưởng toàn bài thơ

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm thơ khác gì so với tác phẩm truyện?

Trả lời:

- Kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ khác với tác phẩm truyện ở chỗ đặc điểm hình thức của thể loại:

Quảng cáo

+ Đối với tác phẩm thơ: Nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật thể hiện ở từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ...

+ Đối với tác phẩm truyện: Nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật thể hiện ở cốt truyện, tình huống, nhân vật, ngôi kể, chi tiết nghệ thuật...

Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Từ văn bản trên, em rút ra kinh nghiệm gì khi viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật và hiệu quả thấm mĩ của nó?

Trả lời:

- Khi viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ, cần phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hãy viết bài văn nghị luận phân tích một bài thơ mà em yêu thích, làm rõ chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

Quảng cáo

Bước thực hiện

Nội dung các bước

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

• Đề tài của bài viết là một văn bản thơ mà em yêu thích. Em có thể chọn một đoạn trích thuộc thể loại ngâm khúc đã học trong bài học này hoặc một bài thơ mà em đã học ở các bài trước, lớp trước để phân tích.

• Mục đích viết bài này là gì? Người đọc bài này có thể là ai? Với mục đích và người đọc đó, nội dung và cách viết sẽ như thế nào?

• Tìm các nguồn tư liệu tham khảo như: bài báo, bài nghiên cứu, sách tham khảo ở thư viện hoặc các trang web uy tín có liên quan đến bài thơ đã chọn và lập danh mục tư liệu tham khảo.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

• Đọc bài thơ vài lần để xác định nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của hình thức nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung văn bản (tham khảo phiếu tìm ý sau):

HIẾU TÌM Ý

PHÂN TÍCH BÀI THƠ

1. Tên bài thơ: ........................................................................................

2. Tên tác giả: ........................................................................................

3. Chủ đề của bài thơ: ............................................................................

4. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng:

Hình thức nghệ thuật

Tác dụng đối với việc thể hiện nội dung

...

...

...

...

...

...

• Sắp xếp các ý tìm được theo trình tự hợp lí, đảm bảo bố cục của bài phân tích một tác phẩm văn học (xem lại hướng dẫn ở phần Viết Bài 2).

Bước 3: Viết bài

Triển khai bài viết dựa trên dàn ý đã lập.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

• Xem lại và chỉnh sửa bài viết dựa vào bảng kiểm ở phần Viết Bài 2.

• Đọc lại bài viết của mình từ vai trò người đọc và trả lời các câu hỏi sau:

1. Em thích điều gì ở bài viết này?

2. Bài viết này nên điều chỉnh những gì để đáp ứng yêu cầu của kiểu bài?

 

Bài văn tham khảo:

           Trương Nam Hương là một nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Với những chùm thơ hay và giàu ý nghĩa đã giúp ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý của văn học nghệ thuật. Nổi bật là bài thơ Trong lời mẹ hát với những vần thơ tha thiết tràn đầy tình cảm nồng thắm của ông dành cho người mẹ của mình.

           Bài thơ khởi đầu bằng hình ảnh của tuổi thơ, với việc mở cửa sổ cho đến không gian cổ tích, nơi mà những câu chuyện kỳ diệu nhen nhóm, và mẹ chính là nhân vật chính, người dẫn dắt con đi qua thế giới của mơ ước. Dòng sông lời mẹ ngọt ngào như một dòng suối êm đềm, thấm nhuần trong hồn con, đưa con đi bên cạnh quê hương, võng ca dao.

“Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao.”

          Hình ảnh người mẹ hiện lên thật quen thuộc qua những lời ru ngọt ngào mà êm ái, những câu truyện cổ tích đầy ý nghĩa và sắc màu. Tất cả đã nuôi dưỡng tâm hồn con thật trong trẻo và ấm áp! Tình cảm và sự hi sinh của mẹ là không thể đong đếm, tựa như trời biển.

          Bài thơ tiếp tục với những hình ảnh sinh động về tuổi thơ và tình cảm mẹ con qua những dòng thơ đầy màu sắc và hình tượng:

Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.

          Những câu thơ này chính là nói lên vẻ đẹp trong lời ru, những câu ca dao đầy ấm áp của mẹ, người con đã thấy những hình ảnh quen thuộc của làng quê trong câu hát, những rung cảm về cánh đồng xanh mướt, đàn cò trắng lấp ló đứng trên cánh đồng. Hay những màu vàng của hoa mướp, hình ảnh thú vị con gà cục tác, lá chanh được tác giả miêu tả và khắc họa khá thú vị bởi đó là những hình ảnh độc đáo pha chút bình dị mà mộc mạc của một làng quê đầy ấm áp. Trong lời mẹ hát – một bài thơ không quá dài nhưng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đến con người trong xã hội và khiến cho con người phải nhìn nhận lại bản thân mình với một cái nhìn đúng nghĩa:

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến xôn xao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.”

          Thật vậy, thời gian vô tình lắm, cứ thế trôi qua mà không bao giờ ngoái lại nhìn dù chỉ một lần. Thời gian đã làm cho những mái tóc của mẹ trở nên bạc trắng, những lo âu và vất vả khiến cho người mẹ yếu đi khiến phận làm con trông mà xót lòng. Có thể thấy rằng, mẹ vẫn yêu thương con bằng cả trái tim của mình, không quản ngại bao khó khăn, gian nan, vất vả chỉ để cho con có một cuộc sống đầy đủ nhất. Sự hi sinh cao cả đó, quả thực chúng ta không thể nói hết bằng lời. Phép nhân hóa và nghệ thuật dùng từ láy điêu luyện của tác giả đã đưa hồn vào hai câu đầu của bài thơ thật khéo léo và cẩn thận tới từng chi tiết, làm rung động trái tim bao đứa con xa mẹ mà nhớ mà thương,… Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới còn tấm lưng của mẹ thì ngày một không còn được thẳng nữa. Con đâu có biết là có quá nhiều khó khăn đè nặng trĩu trên tấm lưng gầy yếu ấy. Nghệ thuật đối lập trong 2 câu thơ “còng – cao” đã làm nổi bật rõ hơn về hình ảnh người mẹ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để tương lai con có thể trưởng thành cả về mặt nhận thức lẫn đạo đức, thực sự là một người có ích cho xã hội. Nhưng dù ngoài kia có biến động như thế nào, thì tình yêu của con dành cho mẹ vẫn là bất tận, những tình yêu mẹ ấp ủ, xây dựng, bồi đắp thêm mà bao thời gian qua đã trao cho con một cách âu yếm, nhẹ nhàng mà thầm kín. Đứa con khi đang mải mê với những nơi xa lạ, thì cũng đã chợt quên đi tình mẹ cha ấm êm ở quê nhà. Khi chợt tỉnh giấc mộng nồng say, thì đứa con đó mới chợt nhớ ra tình yêu vĩnh hằng, bất biến từ thuở còn non. Quả là một tình cảm thực sự rất thiêng liêng và cao quý.

Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.

          Trong lời hát của mẹ, con không chỉ cảm nhận được sự yêu thương mà còn tìm thấy sự hướng dẫn, động viên để con tự tin vươn lên. Mẹ không chỉ là người dẫn dắt con trong cuộc sống mà còn là nguồn cảm hứng, là sức mạnh vô hình đưa con vượt qua mọi khó khăn. Lời ru của mẹ, như là một bảo bối quý giá, chắp cánh cho con, để con dám mơ ước, dám vươn lên, dám bay xa. Bằng cách này, bài thơ không chỉ là một tình ca về tình mẫu tử mà còn là sự biểu hiện của lòng biết ơn và tôn trọng sâu sắc từ người con đối với người mẹ.

          Bài thơ "Trong lời mẹ hát" của Trương Nam Hương là một tác phẩm thơ tuyệt vời, đầy cảm xúc và ý nghĩa, thể hiện tình cảm mẫu tử và kính trọng đối với người mẹ, như một bức tranh tuyệt đẹp về tình yêu và hy sinh không điều kiện của người mẹ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên