Soạn bài Tì bà hành - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tì bà hành trang 75, 76, 77, 78 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tì bà hành - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: 

Bài thơ mô tả tiếng đàn tì bà để qua đó nói lên tâm trạng u uất, sầu thương, buồn thảm của kiếp người trong thời buổi bất an.

Soạn bài Tì bà hành | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm hiểu tiếng đàn, cách miêu tả tiếng đàn trong văn bản trên và cho biết:

a. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh để thể hiện cảm xúc của người ca nữ trong những lần nàng đánh đàn có gì khác nhau?

b. Có thể xem tác giả - người nghe đàn là tri âm của người ca nữ đánh đàn được không? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định như vậy?

Trả lời:

a. Trong văn bản, người ca nữ đã đàn ba lần, mỗi lần thể hiện một cung bậc cảm xúc riêng:

- Lần thứ nhất: Tiếng đàn được tả văng vẳng từ xa “Đàn ai nghe vẳng ven sông” và im bặt khi có người hỏi thăm “Dừng dây tơ nấn ná làm thinh.”

Quảng cáo

- Lần thứ hai: Tiếng đàn biến hoá linh hoạt không ngừng, lúc được ví như mưa rào, như câu chuyện thầm thì, như hạt châu nảy trên mâm ngọc, như tiếng chim hót, như nước suối tuôn; lúc lại như xé lụa: Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước/ Ngựa sắt giong, xô xát tiếng đao...

- Lần thứ ba: Tiếng đàn ấy "não ruột", muốn "giãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn", trải lòng về một cuộc đời sóng gió, thăng trầm của người ca nữ. Những câu thơ miêu tả âm thanh nhưng lại tràn ngập hình ảnh, đắm đuối mê say, rung động lòng người. Cả người nghe lẫn người diễn tấu đều bị chinh phục bỏi sức mạnh kì diệu của tiếng đàn.

b. Có thể xem tác giả - người nghe đàn là tri âm của người ca nữ đánh đàn vì tác giả - người nghe đã tiếp nhận tiếng đàn từ xa đến gần, tiếng đàn lúc đầu là đối tượng thưởng thức, sau đã trở thành sự đồng điệu, đồng cảm, hoà làm một với tâm tình của tác giả.

Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu mạch cảm xúc của văn bản.

Quảng cáo

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của bài thơ thể hiện qua bố cục chặt chẽ của văn bản:

+ Phần 1 (từ dòng 1 đến dòng 12): Nỗi buồn man mác trong khung cảnh đêm khuya trên bến Tẩm Dương văng vẳng tiếng đàn.

+ Phần 2 (từ dòng 13 đến dòng 40): Cảm xúc trào dâng theo tiếng đàn nhiều cung bậc như chính cuộc đời ba chìm bảy nổi của người ca nữ.

+ Phần 3 (từ dòng 77 đến dòng 88): Cảm xúc lắng đọng của những người đồng điệu, tri âm.

Câu 3 (trang 78 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Trả lời:

- Chủ đề: Sự đồng cảm với nỗi niềm và thân phận ngưòi ca nữ.

- Cảm hứng chủ đạo: Cảm húng về sự đồng điệu giữa nhũng cảm xúc đẹp đẽ và sâu lắng giữa người chơi đàn và ngưòi nghe đàn.

Câu 4 (trang 78 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Qua văn bản này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

Quảng cáo

Trả lời:

- Thông điệp: Nghệ thuật cần có sự đồng cảm giữa nghệ sĩ và ngưòi nghe.

Câu 5 (trang 78 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chọn một đoạn (từ tám đến mười hai dòng) trong bài thơ và làm rõ một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn đó.

Trả lời:

- Đoạn thơ:

Hãy ngồi lại gảy chơi khúc nữa,

Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca”.      

Đứng lên dường cảm lời ta,    

Lại ngồi lựa phím đàn đà kíp dây?. 

Nghe não nuột khác tay đàn trước, 

Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi. 

Lệ ai chan chứa hơn người?  

Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh?

(Trích Tì bà hành-Bạch Cư Dị)

- Đặc điểm thi luật của thơ song thất lục bát

Yếu tố

Phân tích

Số chữ

- Hai dòng thất (7 chữ) ; 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ.

Số tiếng

- Hai câu đầu (câu 1 và 2) có 7 tiếng (2 câu thất).

- Hai câu tiếp theo (câu 3 và 4) có 6 tiếng (câu lục), 8 tiếng (câu bát).

- Hai câu tiếp theo nữa (câu 5 và 6) có 7 tiếng (2 câu thất).

- Hai câu cuối cùng (câu 7 và 8) có 6 tiếng (câu lục), 8 tiếng (câu bát).

Gieo vần

Câu 1-2: Vần trắc (nữa-sửa)

Câu 2-3: Vần bằng (ca-ta)

Câu 3-4: Vần bằng (ta-đà)

Câu 4-5: Vần bằng ( dây-tay)

Câu 5-6: Vần trắc (trước-mướt)

Câu 6-7: Vần bằng (rơi-người)

Ngắt nhịp

Hai dòng thất đưọc ngắt nhịp lẻ, thường là 3/4; dòng lục ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát ngắt nhịp 2/2/2/2).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên