Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trang 18) - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 18, 19, 20, 21, 22 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trang 18) - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Văn bản: Những giải pháp khắc phục tình trạng tin giả trên mạng Internet
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản trên bàn luận đến vấn đề gì?
Trả lời:
- Văn bản trên bàn luận đến vấn đề: Hiện tượng tin giả trên Internet và những giải pháp khắc phục.
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định đoạn văn giải thích và nêu ý nghĩa của thao tác giải thích đối với nội dung văn bản.
Trả lời:
- Đoạn văn giải thích: đoạn văn thứ 2 (từ "Tin giả là những" đến "không xác thực").
- Ý nghĩa của thao tác giải thích đối với nội dung văn bản: giúp thống nhất cách hiểu về vấn đề cần bàn luận, từ đó giúp người đọc hiểu rõ ràng, chính xác văn bản và tăng sức thuyết phục của văn bản.
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tác giả bài viết đã phân tích vấn đề trên những khía cạnh nào?
Trả lời:
- Tác giả bài viết đã phân tích vấn đề trên những khía cạnh:
+ Thực trạng
+ Nguyên nhân
+ Tác hại
Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Các giải pháp tác giả đưa ra là gì? Em có nhận xét gì về các giải pháp này?
Trả lời:
- Các giải pháp tác giả đưa ra:
+ Giải pháp thứ nhất là cách quản lí. Chúng ta cần tuyên truyền về tác hại của tin giả và giúp mọi người hình thành kĩ năng nhận biết tin giả.
+ Giải pháp thứ hai đến từ mỗi người sử dụng mạng xã hội. Chúng ta cần học cách xác thực thông tin trên mạng và chịu trách nhiệm với hành vi lan truyền thông tin.
- Nhận xét: Các giải pháp đều có thể áp dụng vào thực tế để nâng cao nhận thức của người dùng mạng xã hội, tránh được những tác hại của tin giả.
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 21 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Câu lạc bộ truyền thông của trường tổ chức diễn đàn Giúp nhau tiến bộ, đăng những bài viết đề xuất giải pháp cho các vấn đề mà học sinh thường gặp phải. Em hãy chọn một vấn đề mà mình quan tâm, viết bài nghị luận để gửi đăng ở diễn đàn này.
Bước thực hiện |
Nội dung các bước |
||||||||||
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết |
• Đề tài bài viết là một vấn đề mà học sinh thường gặp, cần có giải pháp khắc phục. Bài viết sẽ hay hơn nếu em chọn được vấn đề mà bản thân và các bạn quan tâm, gần gũi với thực tế cuộc sống, ví dụ: - Hiện tượng xả rác bừa bãi trong trường học. - Tình trạng học đối phó. - Thói quen nói chuyện riêng trong giờ học. - Tình trạng học sinh thiếu kĩ năng sống. -... • Mục đích viết của bài này là gì? Đối tượng người đọc là ai? Họ mong chờ, thu nhận được điều gì từ bài viết của em? Trên cơ sở đó, em hãy lựa chọn cách viết phù hợp. • Thu thập các bài báo, đoạn phỏng vấn, bài nghiên cứu,... liên quan đến đề tài cần viết, lập bảng thống kê tài liệu thu thập được. Ghi chép các thông tin hữu ích, những giải pháp đã thực hiện để giải quyết, khắc phục vấn đề. |
||||||||||
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý |
• Liệt kê các ý tưởng cho bài viết dựa vào sơ đồ sau:
Lưu ý: Có thể phân tích vấn đề trên nhiều phương diện: cá nhân - gia đình - nhà trường - xã hội, chủ quan - khách quan, trong nước - ngoài nước,... • Để tăng tính khả thi, thuyết phục cho các giải pháp, cần trả lời những câu hỏi: - Ai là người thực hiện giải pháp? - Thực hiện giải pháp như thế nào? Các bước tiến hành ra sao? - Có phương tiện gì hỗ trợ thực hiện giải pháp hay không? - Những bằng chứng nào cho thấy giải pháp có hiệu quả trong thực tế? Chọn lọc, sắp xếp các ý để lập dàn ý, dựa vào sơ đồ sau:
….. |
||||||||||
Bước 3: Viết bài |
Viết bài văn hoàn chỉnh, đảm bảo đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Lưu ý: - Kết hợp nêu luận điểm, lí lẽ, bằng chứng. - Tách đoạn hợp lí, sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết luận điểm, lí lẽ, bằng chứng. - Có thể trích dẫn danh ngôn, nhận định để tăng sức thuyết phục cho bài viết. |
||||||||||
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm |
Đọc lại bài viết của mình và dùng bảng kiểm dưới đây để chỉnh sửa: Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết |
Bài văn tham khảo:
Học sinh - chìa khóa cho tương lai thịnh vượng của đất nước. Sự phát triển của quốc gia phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của thế hệ học sinh ngày nay. Tuy nhiên, hiện tượng học đối phó đang trở nên phổ biến đối với học sinh ở mọi cấp và đã để lại nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống giáo dục của quốc gia.
"Học đối phó" là học với thái độ chống đối, chỉ đơn thuần học để hoàn thành, không có đam mê hay hứng thú với việc học. Điều này là hiện tượng xấu thường xuyên xảy ra trong môi trường học tập và rất khó kiểm soát. Nó khiến học sinh trở nên lười suy nghĩ và ảnh hưởng đến khả năng tư duy. Vì vậy, khi đối mặt với các bài thi khó, những người có thói quen học đối phó thường trở nên bối rối và không thể tập trung để làm bài, dẫn đến kết quả thi khác hoàn toàn so với kết quả kiểm tra hàng ngày. Dễ dàng nhìn thấy những học sinh nói chuyện hoặc làm việc riêng trong lớp mà không tập trung vào học. Có nhiều bạn học sinh vì ham chơi nên bỏ bê học tập, chỉ khi đến gần kỳ thi hoặc bài kiểm tra mới vội vàng học để qua môn.
Một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học chống đối là do ý thức tự giác trong học tập của một số học sinh chưa cao. Họ thiếu mục tiêu học tập rõ ràng, dễ nản chí khi gặp phải những bài tập khó mà không nỗ lực tìm giải pháp. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khách quan từ phía gia đình và nhà trường góp phần tạo ra sự chống đối trong học tập. Áp lực về điểm số từ gia đình đã trở thành rào cản khiến học sinh cảm thấy chán nản, bởi vì các bậc phụ huynh đều mong muốn con cái của mình thành công, nhưng lại ép buộc con học mà không để thời gian nghỉ ngơi. Đối với nhà trường, việc không xử lý triệt để khi học sinh chống đối hoặc giao quá nhiều bài tập về nhà cũng làm nhiều học sinh nản chí và chỉ muốn chép bài để hoàn thành nhanh.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng học chống đối và đưa Việt Nam trở thành một cường quốc như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, mỗi học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong học tập, xác định mục tiêu và kế hoạch học tập rõ ràng. Họ cần nhận thức về tầm quan trọng của việc tự học để đạt hiệu quả học tập tối đa, không chỉ là những điểm số trên giấy. Chúng ta cần tự chuẩn bị và làm bài tập trước khi đến lớp để tự tin thể hiện kết quả của mình. Sự quan tâm, giám sát và sự hỗ trợ từ gia đình và nhà trường cũng là yếu tố quan trọng để giúp học sinh cảm thấy học không còn là gánh nặng mỗi khi đến trường.
Hiểu được tầm quan trọng của việc học đối với bản thân và xã hội, chúng ta, những người trẻ, hãy cố gắng hết sức trong quá trình học tập, vươn lên trong công việc và cuộc sống, để trở thành những công dân tốt, đóng góp cho xã hội.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST