Soạn bài Viết một truyện kể sáng tạo - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Viết một truyện kể sáng tạo trang 55, 56, 57, 58, 59, 60 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết một truyện kể sáng tạo - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Khái niệm:

- Truyện kể sáng tạo (có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm): thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong đó, người viết dùng trải nghiệm cuộc sống và trí tưởng tượng để sáng tạo một câu chuyện có bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, sự kiện, kết hợp miêu tả và biểu cảm để câu chuyện sinh động và thể hiện cảm xúc của người viết.

* Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

Về nội dung

đề tài gần gũi; nội dung câu chuyện gắn với một/ một vài nhân vật trong một bối cảnh thời gian, không gian nhất định; truyền tải thông điệp nào đó tới người đọc.

Về hình thức

xây dựng cốt truyện gồm các sự việc chính, chi tiết tiêu biểu; kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm.

Bố cục

Mở đầu truyện

giới thiệu thời gian, không gian, các nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.

Diễn biến truyện

chọn ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba); lần lượt kể lại các sự kiện từ mở đầu đến kết thúc xoay quanh nhân vật chính; sử dụng các chi tiết tiệu biểu; xây dựng đối thoại giữa các nhân vật; kết hợp miêu tả và biểu cảm;...

Kết thúc truyện

có thể nêu cách giải quyết vấn đề được đề cập trong truyện phù hợp với diễn biến câu chuyện, gợi mở hoặc thể hiện những suy ngẫm từ/ về câu chuyện.

Quảng cáo

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Văn bản: Nhát đinh của bác thợ

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định ngôi kể, người kể trong văn bản trên.

Trả lời:

- Ngôi kể thứ nhất ("tôi"), là một trong những đứa con của chủ nhà, kể lại câu chuyện xảy ra vào thời thơ ấu của mình.

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tác giả đã mở đầu câu chuyện bằng cách nào?

Trả lời:

- Tác giả đã mở đầu câu chuyện bằng cách nhắc lại kỉ niệm thuở nhỏ của mình khi trở về thăm ngôi nhà xưa, nhìn lại chiếc ghế tựa cũ kĩ và nhớ lại về nhát đinh của bác thợ sửa ghế.

Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tình huống làm nảy sinh câu chuyện là tình huống gì?

Trả lời:

- Tình huống làm nảy sinh câu chuyện: Mấy anh em nô đùa làm bong mặt ghế nên người cha phải nhờ bác thợ ghế đến sửa chữa.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm các chi tiết tiêu biểu gắn với các sự kiện trong câu chuyện. Các sự kiện, chi tiết trong truyện được liên kết với nhau như thế nào? Chi tiết nào khiến cho diễn biến của câu chuyện trở nên bất ngờ, thú vị?

Trả lời:

– Các chi tiết tiêu biểu gắn với các sự kiện trong câu chuyện:

+ Sự kiện 1: Bác thợ đến sửa chữa chiếc ghế hỏng. Chi tiết: Bác thợ xoa xoa tay trên mặt ghế vừa được thay lại như để từ biệt đứa con của mình rồi chào cả cha tôi, lẫn chúng tôi ra về.

+ Sự kiện 2: Bác thợ quay lại vì một chiếc đinh chưa đóng hết. Chi tiết: Bác thợ mở hòm đồ nghề và gõ “chát” vào nhát đinh chưa đóng hết.

Các sự kiện – chi tiết liên kết với nhau theo mạch thời gian.

– Chi tiết bác thợ dù đã đi được một “quãng xa” trong đêm mưa gió vẫn quay lại chỉ vì một chiếc đinh chưa đóng hết làm câu chuyện trở nên thú vị, bất ngờ, thể hiện tính cách tận tuỵ, trách nhiệm trong công việc của bác thợ.

Quảng cáo

Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đoạn đối thoại giữa cha tôi và bác thợ có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của hai nhân vật này? Nhân vật cha tôi đã có cách giải quyết thế nào đối với sự kiện thứ hai?

Trả lời:

– Đoạn đối thoại giữa cha tôi và bác thợ có tác dụng:

+ Thể hiện sự quan tâm của cha tôi dành cho bác thợ ("Bác quên gì đấy ạ?").

+ Thể hiện tính khiêm tốn, tận tuỵ, trách nhiệm của bác thợ khi giải thích lí do quay lại chỉ vì một cái đinh chưa đóng hết ("Để vậy, có người sẽ rách quần áo").

– Đối với sự kiện thứ 2 (bác thợ quay lại chỉ để đóng cho hết chiếc đinh vào ghế), nhân vật người cha đã có cách ứng xử phù hợp, trân trọng với hành động đẹp của bác thợ (cảm động trước tấm lòng tận tuỵ của bác thợ, biếu thêm tiền cho bác).

Câu 6 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm trong truyện.

Trả lời:

- Việc kết hợp tự sự (kể lại sự việc), miêu tả (mô tả ngoại hình, hành động, hình dáng nhân vật) và biểu cảm (cảm xúc của nhân vật, người kể chuyện) giúp câu chuyện trở nên sống động, nhân vật được khắc hoạ cụ thể, chi tiết và gây ấn tượng với độc giả.

Câu 7 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em rút ra được những lưu ý gì khi viết một truyện kể sáng tạo?

Trả lời:

- Những lưu ý gì khi viết một truyện kể sáng tạo:

+ Chọn ngôi kể, người kể chuyện phù hợp với bối cảnh, nội dung truyện.

+ Tạo những tình huống bất ngờ nhưng logic giúp câu chuyện trở nên lôi cuốn, thú vị.

+ Xây dựng các sự kiện, chi tiết sắp xếp theo trình tự hợp lí, chú ý đến yếu tố kết nối giữa các sự kiện, chi tiết trong câu chuyện.

+ Kết hợp tự sự (kể) với miêu tả, biểu cảm.

+ Sử dụng đối thoại, độc thoại nội tâm để thể hiện sinh động, tự nhiên nét tính cách của các nhân vật.

+ Kết thúc truyện cần để lại suy ngẫm, ý nghĩa cho người đọc về thông điệp của truyện.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Kể một câu chuyện mà em tưởng tượng trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Bước thực hiện

Nội dung các bước

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

• Em có thể tìm kiếm đề tài cho truyện từ:

- Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh, giữa các thành viên trong gia đình, những người hàng xóm,...

- Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

-...

• Với kiểu bài này, em có thể viết trong nhiều tình huống khác nhau: viết tham gia một cuộc thi, để chia sẻ trong Câu lạc bộ đọc - viết của trường, để thỏa sức sáng tạo,... Với mỗi tình huống, em cần xác định:

- Mục đích kể chuyện là gì?

- Người đọc truyện này có thể là những ai? Họ có thể nhận được thông điệp, bài học nào từ câu chuyện?

- Với mục đích và người đọc đó, nội dung truyện (sự kiện, chi tiết, nhân vật, đề tài, chủ đề) và cách kể chuyện (ngôi kể, sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm) sẽ như thế nào?

• Tìm đọc các câu chuyện, bộ phim hay, những bài chia sẻ kinh nghiệm viết truyện của các nhà văn, học cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, cách kể chuyện,...

• Ghi chép thông tin trong quá trình đọc bằng sơ đồ, hồ sơ nhật kí đọc,...

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

• Đọc lại các ghi chép và điền thông tin vào phiếu học tập sau (làm vào vở):

PHIẾU TÌM Ý:

TRUYỆN KỂ SÁNG TẠO CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ, BIỂU CẢM

Đề tài: ..............................................................................................

Ngôi kể: ......................... Lí do chọn ngôi kể này: ............................

• Câu chuyện diễn ra ở đâu, trong khoảng thời gian nào?

• Nhân vật chính trong câu chuện là ai? Những nhân vật phụ có mối quan hệ thế nào với nhân vật chính?

• Tình huống, hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện là gì?

• Những sự kiện nào đã diễn ra, diễn tả theo mạch kể nào, nhân vật được khắc hoa ra sao qua ngoại hình, trang phục, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc,...?

• Chi tiết nào đóng vai trò tiêu biểu?

• Các yếu tố miêu tả, biểu cảm nên được kết hợp như thế nào trong quá trình kể?

• Cách giải quyết vấn đề đã đặt ra?

• Người kể chuyện và/ hoặc các nhân vật có thái độ, cảm xúc thế nào với nhân vật

chính, sự kiện, câu chuyện được kể?

• Thái độ, cảm xúc đó nên được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp thông qua chi tiết hoặc kết hợp cả hai?

Tên truyện: ........................................................................................

• Từ các ý đã tìm, em hãy chọn những ý tiêu biểu và sắp xếp thành dàn ý theo một trình tự hợp lí.

Bước 3: Viết bài

Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết, em cần chú ý:

• Dùng ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi thứ ba tuỳ thuộc vào mục đích kể chuyện.

• Đảm bảo cấu trúc của một truyện kể: có mở đầu truyện, diễn biến truyện, kết thúc truyện.

• Kết hợp giữa miêu tả (không gian, đồ vật, ngoại hình, trang phục, hành động, cử chỉ, cảm xúc, thái độ của nhân vật,...) và biểu cảm (thể hiện cảm xúc của người kể đối với nhân vật, sự kiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp).

• Kết hợp lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật.

• Sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ, đa dạng hóa các kiểu câu văn (câu rút gọn, cầu đặc biệt).

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

• Sau khi viết xong, đọc lại bài viết của mình và tự kiểm tra dựa vào Bảng kiểm kĩ năng viết một truyện kể sáng tạo dưới đây:

Bảng kiểm kĩ năng viết một truyện kể sáng tạo

Soạn bài Viết một truyện kể sáng tạo | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Viết một truyện kể sáng tạo | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

• Đọc lại truyện từ vai trò người đọc và trả lời hai câu hỏi sau:

Câu 1: Điều làm em thích nhất ở truyện này là gì?

Câu 2: Cần chỉnh sửa, bổ sung những gì để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn?

Bài văn tham khảo:

          Đêm qua, khi đang ôn bài chuẩn bị cho kì thi cuối kì sắp tới, mệt quá nên tôi thiếp đi một lúc. Chỉ với khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tôi đã gặp một giấc mơ thật diệu kì. Trong giấc mơ ấy, em được gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh bằng xương bằng thịt và được chàng tặng cho cây đàn. Đó là một giấc mơ vô cùng chân thật. 

          Trong giấc mơ ấy, tôi hóa thân thành một dũng sĩ, là người giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hôm ấy, đang đi trên đường, tôi gặp hai mẹ con nhà nọ, quần áo rách rưới, đói khổ. Người mẹ nói rằng: 

          - Mấy ngày nay tôi với hai đứa con chưa có gì ăn do trong vùng có con quái thú, ngang nhiên cướp bóc lương thực, nhà cửa của chúng tôi.

          Thấy người mẹ tâm sự như vậy, tôi liền nhớ ra chàng Thạch Sanh, cũng là người dũng cảm, thường xuyên giúp đỡ người khác. Hiện tại đã là vua, chàng luôn quan tâm đến đời sống của người dân. Tôi dẫn mẹ con họ đén gặp vua. Đến đây, gặp được Thạch Sanh tôi đã trình bày câu chuyện của gia đính ấy và cả con quái thú mới xuất hiện. Thạch Sanh nghe thấy vậy liền mời mẹ con nhà nọ vào cung và cho ăn uống, tắm giặt sạch sẽ. Sau đó, chàng nới với tôi: 

          - Hiện tại ở phương Bắc đang có giặc lăm le, ta sẽ đích thân chinh chiến. Thế nhưng việc diệt trừ con quái thú kia cũng khong thể chờ đợi ta về được. Vậy nên ta sẽ giao cây đàn thần cho nhà ngươi, hãy thay ta diệt trừ nó. 

          Nói rồi chàng đem câ đàn thần từ trong kho bí mật lên tặng cho tôi. Tôi nhận lấy và hứa rằng: 

          - Tôi nhất định sẽ sử dụng cây đàn thần này để đánh bại con ác thú kia, đem lại bình yên cho dân làng. 

          Do tình hình cấp bách, Thạch Sanh chỉ kịp sai người chuẩn bị ngựa cho tôi và mấy người mẹ con. Sau đó, tôi cùng họ trở về ngôi làng nọ với quyết tâm diệt trừ con ác thú kia. 

          Đến nơi, hình ảnh hiện ra trước mắt tôi là con ác thú đang hung hăng đi vào từng nhà, cướp bóc, vơ vét của cải, người dân chạy tán loạn. Khung cảnh hết sức hỗn tạp. Tôi bắt đầu dùng cây đàn thần gẩy lên những tiếng đầu tiên. Con quái thú kia nghe thấy tiếng đàn, chuyển hướng sự chú ý sang chỗ tôi. Người dân vì thế mà có cơ hội chạy thoát. Tiếng đàn cất lên, ban đầu nghe thật du dương, ngọt ngào. Nhưng mỗi lúc nhịp đàn tăng nhanh, cao hơn tạo ra 1 thanh âm thật khó chịu. Con ác thú kia bắt đầu cảm thấy phiền phức bởi tiếng đàn, nó quay ra và chạy thật nhanh đến vồ lấy tôi. Nhanh chân, tôi đã tránh được móng vuốt của nó và tiếp tục gẩy đàn. Con thú ôm đầu vật vã, lấy 2 tay bịt tai nhưng không thể nào ngăn được tiếng đàn đang xâm chiếm vào trong trí óc. Càng tức giận hơn, hai con mắt long lên sòng sọc, quyết tâm vồ đến tôi. Thấy vậy, nhịp độ gẩy đàn của tôi tăng lên, con thú đang trên đà vồ đến bỗng ngã ra vì đầu đau dữ dội. Nhân cơ hội đó, tôi rút kiếm đeo bên mình đâm một nhát thấu tim con ác thú kia. Cuối cùng con thú ấy cũng đã chết. 

          Dân làng thấy vậy, từ nơi ản nấp chạy ra, vô cùng vui mừng và cảm ơn tôi rối rít. Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đã cứu được rất nhiều người. 

          Cuối cùng, tôi mang cây đàn thần quay trở lại và trả lại cho Thạch Sanh. Biết được tin con thú kia đã bị hạ, chàng vô cùng hài lòng và khen ngợi tôi. Tôi lấy làm cảm kích lắm. 

          Đúng lúc đó, tiếng gọi của mẹ tôi vang lên: 

          - Minh, cất sách vở đi ngủ thôi con

          Giấc mơ kết thúc ở đó, mọi thứ vẫn hiện lên trong đầu tôi y như một thước phim quay chậm, chân thật đến từng chi tiết. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên