Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 46 Tập 2 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 46, 47 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 46 Tập 2 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn trích dưới đây. Khôi phục lại các thành phần bị rút gọn và cho biết tác dụng của việc sử dụng loại câu này.
Khiết: - (cởi áo) Phải nhanh lên mới được. Cậu giúp tôi một tay. Cái áo rộng quá… Chị đưa tôi cái khăn quàng... và cá mũ trùm đầu... Thôi, thế là được rồi... Chị trông có giống không?
Lý: - Giống đấy...
(Vũ Đình Long, Gia tài)
Trả lời:
- Câu rút gọn có trong đoạn trích:
(1) Phải nhanh lên mới được.
(2) Giống đấy…
- Khôi phục thành phần bị rút gọn:
(1) Ta phải nhanh lên mới được.
(2) Tôi trông thấy giống đấy!
- Tác dụng: Việc sử dụng câu rút gọn giúp tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trước đó, do đó làm cho nhịp độ cuộc đối thoại nhanh hơn.
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định câu đặc biệt trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của loại câu này trong mỗi trường hợp:
a. Ôi, Chúa ơi! Tôi thật là một lão ngốc mù quáng!
(A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Chiếc mũ miện dát đá be-rô)
b. Có tiếng gì trong cái hòm này... như tiếng thở ấy... Eo ơi!
(Lưu Quang Vũ, Bệnh sĩ)
c. Tôi sẽ là người thừa kế, lôi sẽ được lấy người tôi yêu! A! Anh Khiết ơi!
(Vũ Đình Long, Gia tài)
Trả lời:
a. - Câu đặc biệt: Ôi, Chúa ơi!
- Tác dụng: Bộc lộ sự ngọc nhiên, kinh ngạc xen lẫn sự hối hận hoặc từ trách.
b. - Câu đặc biệt:
+ Có tiếng gì trong cái hòm này... như tiếng thở ấy...
Tác dụng: Chỉ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, sự kiện,….
+ Eo ơi!
Tác dụng: Bộc lộ sự sợ hãi hoặc bất ngờ, tặng sự tò mò cho người đọc, người nghe.
c. - Câu đặc biệt:
+ A!
Tác dụng: Bộc lộ sự phấn kích, hứng thú đặc biệt với một thứ gì đó.
+ Anh Khiết ơi!
Tác dụng: Gọi – đáp.
Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt có trong các trường hợp sau. Chỉ ra dấu hiệu để phân biệt hai loại câu này.
a. “... Cháu gái tôi, con bé Me-ry, nó đã bỏ tôi mà đi”.
“Bỏ rơi ông?“.
(A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Chiếc mũ miện dát đá be-rô)
b. Lý:- (ngã xuống như là ngất đi) Chao ôi!
Khiết: - Cháu đỡ lấy nó. Và để thưởng công cho thị Lý, vì thị đã chăm nom, nâng đỡ tôi, tôi để lại cho thị…
Lý: - (vờ khóc) Trời ơi! Ông tôi tử tế quá, mà Trời Phật không để cho sống mãi!
Khiết: - Hai trăm ngàn đồng tiền mặt (Lý vờ như cảm động, chấm nước mắt).
(Vũ Đình Long, Gia tài)
Trả lời:
a. – Câu rút gọn: Bỏ rơi ông?
b. - Câu đặc biệt: Chao ôi!, Trời ơi!
Dấu hiệu để phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt:
Câu rút gọn |
Câu đặc biệt |
+ Về bản chất là câu đơn có đủ thành phần chủ - vị nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ + Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu. + Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ. |
+ Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ + Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu + Không thể khôi phục lại được
|
Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định chức năng của các thành phần được in đậm trong các câu sau. Các thành phần này có thể được tách ra tạo thành câu đặc biệt không? Vì sao?
a. Á, à, tôi biết rồi.
(Sác-lơ Uy-li-am, Đêm Chủ nhật dài)
b. Hình như cô đã chờ sẵn đâu đó ở phòng bên.
(Sác-lơ Uy-li-am, Đêm Chủ nhật dài)
Trả lời:
a. - Á, à: Thành phần cảm thán.
- Thành phần cảm thán này có thể tách ra (có dấu ngắt câu) tạo thành câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc.
b. - Hình như: Thành phần tình thái.
- Thành phần tình thái này không thể tách ra tạo thành câu đặc biệt vì nó thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc, hiện tượng,… được nói đến trong câu, do đó, thường đi kèm phần thông tin về sự việc, hiện tượng,… được đề cập đến trong câu.
Câu 5 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:
Cô giáo: Hôm qua, chúng ta học đến phần nào rồi nhỉ?
Nam: Tri thức Ngữ văn.
a. Theo em, câu trả lời của Nam trong tình huống trên có phù hợp không? Vì sao?
b. Với câu hỏi của cô giáo, chúng ta có thể có những câu trả lời nào khác câu trả lời của Nam?
Trả lời:
a. Câu trả lời của Nam trong tình huống trên là không phù hợp vì cô giáo là bề trên, lớn tuổi hơn Nam nên Nam trả lời cô như vậy là không lịch sự.
b. Với câu hỏi của cô giáo, chúng ta có thể có những câu trả lời khác câu trả lời của Nam:
- Thưa cô, chúng ta học đến phần Tri thức Ngữ văn ạ.
- Dạ, hôm qua chúng ta học đến phần Tri thức Ngữ văn rồi ạ.
Câu 6 (trang 47 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết một đoạn hội thoại (khoảng năm đến sáu câu), trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Xác định các loại câu này và nêu tác dụng của chúng.
Trả lời:
- Đoạn hội thoại:
Một nhóm bạn đang nhổ cỏ vườn sinh. Bỗng Lan hét to:
- Eo ôi! Con sâu!
Minh nhanh nhảu:
- Câu tránh ra, để tớ bắt nó cho.
Lan:
- Câu bắt nhanh đi, tớ sợ lắm.
Minh:
- Tớ bắt được rồi, cậu yên tâm nhé!
Lan:
- Tớ cảm ơn cậu!
- Các câu đặc biệt và câu rút gọn ở trong đoạn văn:
+ Câu đặc biệt: “Eo ôi!” => Tác dụng: bộc lộ cảm xúc sợ hãi, chán ghét của nhân vật với con sâu
+ Câu rút gọn: “Con sâu!” (câu đã bị lược bớt vị ngữ) => Tác dụng: thể hiện sự gấp gáp, hoảng sợ, run rẩy không đủ sức và khả năng nói trọn vẹn một câu.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST