13 Chuyên đề Tập làm văn lớp 6 Cánh diều (đầy đủ nhất)

Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tập làm văn lớp 6 Cánh diều chọn lọc với lý thuyết chi tiết và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tập làm văn lớp 6.

13 Chuyên đề Tập làm văn lớp 6 Cánh diều (đầy đủ nhất)

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Chuyên đề Tập làm văn lớp 6 bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả

1. Khái niệm kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là nêu lên những suy nghĩ và rung động của bản thân về bài thơ đó. Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm xúc về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả mà em có ấn tượng và yêu thích.

2. Mục đích viết kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả giúp người viết chia sẻ cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. Từ đó dẫn dắt thầy cô, bạn bè và những ai quan tâm, mong muốn tìm hiểu, cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài thơ.

Quảng cáo

3. Một số đặc điểm cơ bản của kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả

Phương diện

Đặc điểm

Nội dung

 

- Ghi lại cảm nghĩ cá nhân: Bài viết yêu cầu tập trung vào cảm xúc, suy nghĩ, và ấn tượng cá nhân khi đọc bài thơ. Phải thể hiện được sự đồng cảm hoặc những giá trị mà bài thơ khơi gợi trong lòng tác giả.

- Kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả: Đảm bảo yếu tố tự sự được sử dụng để kể lại một trải nghiệm, kỷ niệm hay câu chuyện gắn liền với cảm xúc khi đọc bài thơ.

Yếu tố miêu tả nhằm làm nổi bật hình ảnh, cảm giác hoặc không gian mà bài thơ gợi ra, qua đó giúp cảm nghĩ thêm sống động.

Hình thức

 

- Tính mạch lạc, rõ ràng:

+ Đoạn văn thường theo bố cục 3 phần: Mở đoạn (giới thiệu cảm nhận chung), thân đoạn (phân tích, diễn giải cảm xúc), và kết đoạn (khẳng định lại ấn tượng hoặc thông điệp rút ra từ bài thơ).

- Ngôn ngữ biểu cảm:

+ Sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc, giàu hình ảnh để bộc lộ cảm nhận.

+ Kết hợp miêu tả sinh động và kể lại những chi tiết đáng nhớ để làm nổi bật suy nghĩ.

- Độ dài: Thường từ 7-10 câu, không quá dài nhưng phải đầy đủ ý.

Phương pháp diễn đạt

 

+ Biểu cảm: Nhấn mạnh cảm xúc cá nhân, làm nổi bật mối liên hệ giữa người viết và bài thơ.

+ Miêu tả: Tạo không gian, hình ảnh cụ thể (một cảnh trong bài thơ, hoặc hình ảnh thực tế mà bài thơ gợi nhớ).

Quảng cáo

4. Yêu cầu chung đối với viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

- Giới thiệu tên bài thơ và tác giả bài thơ.

- Nêu được cảm xúc chung về bài thơ.

- Nêu được các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ, đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

- Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

5. Dàn ý chung đối với kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

Thân đoạn:

- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ (Ví dụ: Về nội dung, bài thơ viết về đề tài Bác Hồ, về tình yêu thương sâu đậm của Bác đối với mọi người và tấm lòng của anhh đội viên đối với Bác… Về hình thức, bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả phù hợp với việc thể hiện nội dung kể chuyện về Bác, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ… tô đậm vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ…).

- Nêu các lí do khiến em yêu thích (Ví dụ: Nội dung bài thơ gợi cho em những cảm xúc, tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ,…Hoặc về nghệ thuật, tác giả sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm, các biện pháp tu từ và cách giep vần phù hợp.

Quảng cáo

- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp các chi tiết miêu tả trong bài thơ.

Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa bài thơ (Ví dụ: Bài thơ mang lại cho em những hiểu biết sâu sắc về Bác Hồ, về cách kể chuyện bằng thơ rất đơn giản mà gây xúc động…)

6. Một số kĩ năng để làm tốt kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

a. Kỹ năng đọc hiểu bài thơ

Để làm tốt dạng đề này em cần hiểu nội dung chính của bài thơ: Hiểu rõ ý nghĩa của bài thơ, thông điệp tác giả muốn truyền tải và các hình ảnh, chi tiết tiêu biểu. Sau đó em cần xác định cảm xúc cá nhân, để làm được điều này em nên chú ý đến những cảm xúc mà bài thơ gợi lên, chẳng hạn như niềm vui, nỗi buồn, sự xúc động hay sự ngạc nhiên. Từ đó đi phân tích nghệ thuật, nhận diện những yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu, biểu tượng) đã tạo nên giá trị cảm xúc cho bài thơ.

c. Kỹ năng ngôn ngữ

Em nên sử dụng những từ giàu biểu cảm: Sử dụng các từ ngữ, cụm từ thể hiện cảm xúc một cách rõ nét. Tránh lặp từ và sáo rỗng bằng cách đổi mới cách diễn đạt để tránh sự đơn điệu, nhàm chán. Nên chú ý chính tả và ngữ pháp, cần viết đúng chính tả, tránh câu văn rườm rà, tối nghĩa.

d. Kỹ năng sáng tạo

Để bài biết có chiều sâu hơn em nên liên tưởng phong phú bằng cách dựa trên hình ảnh hoặc ý thơ để liên tưởng đến những điều lớn lao hơn, giúp cảm nhận thêm sâu sắc.Từ đó thể hiện cách nhìn riêng biệt, cảm xúc chân thực, không sao chép cảm nghĩ của người khác.

7. Một số bài tập liên quan đến kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Đề 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của tác giả Xuân Quỳnh.

Dàn ý:

a. Mở đoạn

- Giới thiệu tác phẩm và tác giả:

+ Bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" của Xuân Quỳnh là một tác phẩm giàu ý nghĩa, với cách diễn đạt giản dị nhưng sâu sắc.

 + Bài thơ mang lại cảm giác gần gũi và ấm áp khi kể về sự hình thành của loài người thông qua lăng kính của trẻ thơ.

b. Thân đoạn:

* Cảm xúc về nội dung bài thơ:

- Câu chuyện mở ra như một câu chuyện cổ tích, giúp người đọc hình dung về thời kỳ sơ khai của loài người.

- Nhấn mạnh vai trò quan trọng của trẻ em – những mầm non của sự sống.

- Tình yêu thương từ cha mẹ được khắc họa như nền tảng không thể thiếu của cuộc sống.

* Cảm xúc về nghệ thuật của bài thơ:

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, phù hợp với trẻ em nhưng ẩn chứa triết lý sâu sắc.

- Hình ảnh đầy biểu tượng (mặt trời, núi non, biển cả, trường học...) thể hiện sự phát triển của văn minh nhân loại.

*  Thông điệp từ bài thơ:

- Tình yêu thương, sự giáo dục, và môi trường sống là những yếu tố quan trọng để trẻ em phát triển.

- Gợi nhắc mọi người trân trọng giá trị của tình thân và tri thức.

Kết đoạn:

- Khẳng định cảm xúc sâu lắng về bài thơ:

+ Bài thơ không chỉ đưa ta trở về với tuổi thơ mà còn khơi dậy những giá trị nhân văn đẹp đẽ.

+ Tác phẩm là lời nhắc nhở nhẹ nhàng về trách nhiệm của mỗi người đối với thế hệ mai sau.

Đoạn văn mẫu: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của tác giả Xuân Quỳnh.

Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh để lại trong em một cảm xúc vô cùng ấm áp và sâu lắng. Với lối kể chuyện giản dị mà đầy cuốn hút, tác giả dẫn dắt em vào một thế giới cổ tích, nơi mọi thứ đều bắt đầu từ những điều nhỏ bé và kỳ diệu.Trong bài thơ, trẻ em là trung tâm của câu chuyện, là những ánh mắt sáng ngời cần được nuôi dưỡng bằng tình yêu và sự chăm sóc. Những hình ảnh về cha, mẹ, thầy giáo không chỉ mang đến cảm giác thân quen mà còn thể hiện một triết lý sâu sắc: trẻ em chính là tương lai, là hạt giống của cuộc sống.Đây là một bài thơ tự sự rất giàu tính biểu cảm. Lời thơ mộc mạc, giản dị, không sử dụng các từ ngữ bác học hoa mĩ hay các biện pháp tu từ cầu kì. Nhờ vậy, “Chuyện cổ tích về loài người” đã có một giọng thơ trong sáng, gần gũi với người đọc. Bài thơ đã kể về nguồn gốc của loài người, của những sự vật xung quanh ta dưới một góc nhìn thú vị và mới mẻ. Nhà thơ đưa chúng ta về với Trái Đất thuở sơ khai, nơi có trẻ con xuất hiện đầu tiên và là trung tâm của tất cả. Dần dần, theo mong muốn của trẻ con, những người lớn, những sự vật khác mới xuất hiện. Vì trẻ cần nhìn thấy mọi vật nên trời cho ánh sáng. Vì trẻ thấy tẻ nhạt nên có núi sông, hoa cỏ. Vì trẻ cần được yêu thương, dạy dỗ nên mới có bố mẹ, ông bà và thầy cô. Thông qua cách lý giải về nguồn gốc loài người trong “Chuyện cổ tích về loài người”, nhà thơ Xuân Quỳnh đã gửi đến tất cả mọi người tình yêu thương dành cho con trẻ. Cùng với đó, cô nhấn mạnh những trách nhiệm của người lớn đối với trẻ em. Hãy yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ các em nên người, chứ đừng lạnh nhạt hay trách mắng bằng bạo lực các em. Những tình cảm yêu quý trong sáng, ấm áp ấy khiến bài thơ Chuyện cổ tích về loài người trở thành một bài thơ ý nghĩa vô cùng.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong Chuyên đề Tập làm văn lớp 6 Cánh diều, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tập làm văn các lớp hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên