Phép cộng, phép trừ số thập phân (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều
Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 6: Phép cộng, phép trừ số thập phân hay nhất, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 6.
Phép cộng, phép trừ số thập phân (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều
Lý thuyết Phép cộng, phép trừ số thập phân
1. Số đối của số thập phân
Số đối của số thập phân a kí hiệu là ‒a. Ta có: a + (‒a) = 0.
Chú ý: Số đối của số thập phân ‒a là a, tức là ‒(‒a) = a.
Ví dụ 1. Số đối của 1,14 là ‒1,14;
Số đối của số ‒2,568 là 2,568.
2. Phép cộng, phép trừ số thập phân
a) Cộng hai số thập phân
- Cộng hai số thập phân dương: Muốn cộng hai số thập phân dương ta thực hiện quy tắc cộng hai số nguyên dương.
- Cộng hai số thập phân âm: Muốn cộng hai số thập phân âm ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu “‒” đằng trước kết quả:
(‒a) + (‒b) = ‒(a + b)
- Cộng hai số thập phân khác dấu, ta làm như sau:
+ Nếu số dương lớn hơn hay bằng số đối của số âm thì lấy số dương trừ đi số đối của số âm.
+ Nếu số dương nhỏ hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ “‒” trước kết quả.
Ví dụ 2. Tính:
a) 1,123 + 2,234;
b) (‒1,058) + (‒3,305);
c) 15,6 + (‒9,58);
d) (‒45,6) + 15,7.
Hướng dẫn giải
a) 1,123 + 2,234 = 3,357;
b) (‒1,058) + (‒3,305) = ‒(1,058 + 3,305) = ‒4,363
c) 15,6 + (‒9,58) = 15,6 ‒ 9,58 = 6,02;
d) (‒45,6) + 15,7 = ‒(45,6 ‒ 15,7) = ‒29,9.
* Tính chất của phép cộng số thập phân:
Giống như phép cộng số nguyên, phép cộng số thập phân có các tính chất giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối.
Ví dụ 3. Tính một cách hợp lí: 34,9 + (–31,5) + 45,81 + (–68,5)
Hướng dẫn giải
34,9 + (–31,5) + 45,81 + (–68,5)
= (34,9 + 45,81) + [(–68,5) + (–31,5)]
= 80 + (–100)
= –(100 – 80)
= – 20.
b) Trừ hai số thập phân
- Muốn trừ hai số thập phân, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ.
a – b = a + (–b)
Ví dụ 4. Tính:
a) (–1,15) – 3,68;
b) (–68,4) – (–45,54);
Hướng dẫn giải
a) (–1,15) – 3,68 = (–1,15) + (–3,68) = –(1,15 + 3,68) = –4,83.
b) (–68,4) – (–45,54) = (–68,4) + 45,54 = –(68,4 – 45,54) = –22,86.
3. Quy tắc dấu ngoặc
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu cộng “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc.
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu trừ “‒“ đằng trước, ta phải đổi dấu của các số hạng trong ngoặc: dấu “+” thành dấu “‒“ và dấu “‒“ thành dấu “+”:
a ‒ (b + c – d) = a ‒ b ‒ c + d
Ví dụ 5. Tính một cách hợp lí: (–46,75) – (–1,76 + 53,25).
Huớng dẫn giải
(–46,75) – (1,76 + 53,25)
= (–46,75) – 1,76 – 53,25
= (–1,76) + (–46,75) – 53,25
= (–1,76) + [(–46,75) + (–53,25)]
= (–1,76) + (–100)
= –(1,76 + 100)
= –101,76.
Bài tập Phép cộng, phép trừ số thập phân
Bài 1: Tính:
a) (–0,346) + (–12,78);
b) (–56,4) + 401,96;
c) (–1,46) – 45,8;
d) (‒79,45) – (–43,4).
Hướng dẫn giải
a) (–0,346) + (–12,78)
= ‒(0,346 + 12,78)
= ‒13,126
b) (–56,4) + 401,96
= 401,96 – 56,4
= 345,56
c) (–1,46) – 45,8
= (–1,46) + (–45,8)
= ‒(1,46 + 45,8)
= ‒47,26
d) (‒79,45) – (–43,4)
= (‒79,45) + 43,4
= ‒(79,45 – 43,4)
= –36,05
Bài 2: Tính một cách hợp lí:
a) A = 41,54 – 3,18 + 23,17 + 8,46 – 5,82 – 3,17
b) B = 32,18 + 36,42 – 13,93 – (2,18 + 6,42 – 3,93)
Hướng dẫn giải
a) A = 41,54 – 3,18 + 23,17 + 8,46 – 5,82 – 3,17
A = 41,54 + 8,46 + 23,17 – 3,17 – 3,18 – 5,82
A = (41,54 + 8,46) + (23,17 – 3,17) – (3,18 + 5,82)
A = 50 + 20 – 9
A = 70 – 9
A = 61.
b) B = 32,18 + 36,42 – 13,93 – (2,18 + 6,42 – 3,93)
B = 32,18 + 36,42 – 13,93 – 2,18 – 6,42 + 3,93
B = (32,18 – 2,18) + (36,42 – 6,42) – (13,93 ‒ 3,93)
B = 30 + 30 – 10
B = 60 – 10
B = 50.
Bài 3: Tính chu vi tứ giác biết độ dài bốn cạnh lần lượt là 3,4 cm; 5,8 cm; 6,7 cm và 7,3 cm.
Hướng dẫn giải
Chu vi tứ giác là: 3,4 + 5,8 + 6,7 + 7,3 = 23,2 (cm)
Vậy chu vi tứ giác đó là 23,2 cm.
Bài 4: Năm 2021 do dịch COVID ‒ 19 nên nhiều nhà máy gặp khó khăn, một nhà máy may mặc trong tháng 8/2021 có ghi số dư là ‒2,3 tỉ đồng. Đến tháng 9/20221 do chuyển hướng sản xuất sang khẩu trang xuất khẩu nên số dư là 0,35 tỉ đồng. Số tiền mà nhà máy tăng được trong một tháng từ 8/2021 đến tháng 9/2021 là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Số tiền mà nhà máy tăng được trong tháng 9/2021 là:
0,35 – (‒2,3) = 0,35 + 2,3 = 2,65 (tỉ đồng)
Vậy số tiền mà nhà máy tăng được trong một tháng từ 8/2021 đến tháng 9/2021 là 2,65 tỉ đồng.
Học tốt Phép cộng, phép trừ số thập phân
Các bài học để học tốt Phép cộng, phép trừ số thập phân Toán lớp 6 hay khác:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Toán 6 Cánh diều
- Giải SBT Toán 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Toán lớp 6 - bộ sách Cánh diều (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). Bản quyền lời giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1 & Tập 2 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều