Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Chương 3: Hình học trực quan | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Chương 3: Hình học trực quan hay nhất, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 6.

Toán lớp 6 Chương 3: Hình học trực quan - Lý thuyết chi tiết

Quảng cáo
Quảng cáo



Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tam giác đều. Hình vuông

A. Lý thuyết 

I. Tam giác đều

1. Nhận biết tam giác đều 

 Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Tam giác đều ABC có 

+ Ba cạnh bằng nhau: AB = BC = CA

+ Ba góc ở các đỉnh A, B, C bằng nhau.

Chú ý: Trong hình học nói chung, tam giác nói riêng, các cạnh bằng nhau (hay các góc bằng nhau) thường được chỉ rõ ràng bằng cùng một ký hiệu (xem hình vẽ trên).

2. Vẽ tam giác đều 

Vẽ tam giác đều bằng thước và compa khi biết độ dài cạnh.

Ví dụ: Dùng thước và compa vẽ tam giác đều ABC có độ dài cạnh bằng 3 cm.

Lời giải:

Để vẽ tam giác đều ABC có độ dài cạnh bằng 3 cm, ta làm như sau:

Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm

Bước 2. Lấy A làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB.

Bước 3. Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính BA; gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn vừa vẽ.

Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AC và BC

Khi đó ta được tam giác đều ABC có cạnh bằng 3 cm. 

II. Hình vuông

1. Nhận biết hình vuông

Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Hình vuông ABCD có:

+ Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA

+ Hai cạnh đối AB và CD; AD và BC song song với nhau.

+ Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD

+ Bốn góc ở các đỉnh A, B, C, D là góc vuông.

2. Vẽ hình vuông

Dùng ê ke vẽ hình vuông khi biết độ dài cạnh.

Ví dụ: Vẽ bằng ê ke hình vuông ABCD, biết độ dài cạnh bằng 7 cm.

Lời giải:

Để vẽ hình vuông ABCD, ta làm như sau:

Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Bước 1. Vẽ theo một cạnh góc vuông của ê ke đoạn thẳng AB = 7 cm.

Bước 2. Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm A và một cạnh ê ke bằm trên AB, vẽ theo cạnh kia của ê ke đoạn thẳng AD = 7cm.

Bước 3. Xoay ê ke rồi thực hiện tương tự như ở Bước 2 để được cạnh BC = 7 cm.

Bước 4. Vẽ đoạn thẳng CD.

3. Chu vi và diện tích của hình vuông

Hình vuông có độ dài cạnh bằng a có:

Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

+ Chu vi của hình vuông là C = 4a

+ Diện tích của hình vuông là S = a . a = a2 

III. Lục giác đều

Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Lục giác đều ABCDEF có:

+ Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EF = FA

+ Ba đường chéo chính cắt nhau tại điểm O.

   Ba đường chéo chính bằng nhau: AD = BE = CF

+ Sáu góc ở các đỉnh A, B, C, D, E, F bằng nhau.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Một mảnh vườn có dạng hình vuông với chiều dài cạnh bằng 25m. Người ta để một phần của mảnh vườn làm lối đi rộng 2m như Hình dưới, phần còn lại để trồng rau.

a) Tính diện tích phần vườn trồng rau.

b) Người ta làm hàng rào xung quanh mảnh vườn trồng rau và ở một góc vườn rau có để cửa ra vào rộng 2m. Tính độ dài của hàng rào đó.

Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Lời giải: 

a) Vì người ta để một phần của mảnh vườn làm lối đi rộng 2 m nên phần vườn trồng rau là mảnh đất hình vuông và có độ dài cạnh là: 

25 – 2 = 23 (m)

Diện tích phần vườn trồng rau là: 

23 . 23 = 529 (m2

b) Chu vi của phần vườn trồng rau hình vuông là: 

4 . 23 = 92 (m)

Độ dài của hàng rào chính là chu vi của phần vườn trồng rau trừ đi phần cửa ra vào rộng 2 m. Do đó độ dài của hàng rào là: 

92 – 2 = 90 (m)

Vậy diện tích của phần vườn trồng rau là 529 m2, độ dài của hàng rào là 90 m.

Bài 2: Cho lục giác đều ABCDEG.

Các đường chéo chính AD, BE, CG, cắt nhau tại O (Hình dưới).

Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Vì sao OA = OB = OC = OD = OE = OG?

Lời giải:

Vì ABCDEG là lục giác đều nên:

Các đường chéo chính AD, BE, CG bằng nhau và cắt nhau tạo O, tạo nên các tam giác đều ABO, BCO, CDO, DOE, GOE, AGO.

Lại có trong tam giác đều, ta có ba cạnh bằng nhau, nên 

AB = OB = OA

BC = OB = OC 

CD = OD = OC 

OD = OE = DE 

OG = OE = GE 

AG = OG = OA

Do đó:  OA = OB = OC = OD = OE = OG. 

Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Hình chữ nhật. Hình thoi

A. Lý thuyết 

I. Hình chữ nhật 

1. Nhận biết hình chữ nhật 

Cho hình chữ nhật ABCD:

 Hình chữ nhật. Hình thoi (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Khi đó hình chữ nhật ABCD có:

+ Hai cạnh đối bằng nhau: AB = CD; AD = BC;

+ Hai cạnh đối AB và CD; AD và BC song song với nhau;

+ Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD;

+ Bốn góc ở các đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông.

2. Vẽ hình chữ nhật 

Ta sử dụng ê ke để vẽ hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh của nó:

Chẳng hạn, vẽ hình chữ nhật ABCD biết AB = 6 cm, AD = 9 cm.

Ta thực hiện các bước như sau: 

Bước 1. Vẽ theo một cạnh góc vuông của ê ke đoạn thẳng AB = 6 cm.

Hình chữ nhật. Hình thoi (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Bước 2. Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm A và một cạnh ê ke nằm trên AB, vẽ theo cạnh kia của ê ke đoạn thẳng AD = 9 cm.

Hình chữ nhật. Hình thoi (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Bước 3. Xoay ê ke rồi thực hiện tương tự như ở Bước 2 để được cạnh BC = 9 cm.

Hình chữ nhật. Hình thoi (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Bước 4. Vẽ đoạn thẳng CD.

Hình chữ nhật. Hình thoi (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Vậy ta có hình chữ nhật ABCD thỏa mãn yêu cầu bài toán.

3. Chu vi và diện tích hình chữ nhật

Hình chữ có độ dài hai cạnh là a và b, ta có:

- Chu vi của hình chữ nhật là: C = 2(a + b);

- Diện tích của hình chữ nhật là: S = a . b. 

II. Hình thoi

1. Nhận biết hình thoi

Cho hình thoi ABCD, có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. 

Hình chữ nhật. Hình thoi (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Khi đó, hình thoi ABCD có: 

+ Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA;

+ Hai cạnh đối AB và CD, AD và BC song song với nhau;

+ Hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.

2. Vẽ hình thoi

Ta có thể vẽ được hình thoi khi biết độ dài một cạnh và độ dài một đường chéo bằng thước kẻ và compa.

Chẳng hạn, vẽ hình thoi ABCD biết AB = 5 cm và AC = 8 cm. 

Để vẽ hình thoi ABCD, ta làm như sau:

Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AC = 8 cm

Hình chữ nhật. Hình thoi (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Bước 2. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính 5 cm

Hình chữ nhật. Hình thoi (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Bước 3. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm C bán kính 5 cm; phần đường tròn này cắt phần đường tròn tâm A vẽ ở Bước 2 tại các điểm B và D

Hình chữ nhật. Hình thoi (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA.

Hình chữ nhật. Hình thoi (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Vậy ta được hình thoi ABCD thỏa mãn yêu cầu. 

3. Chu vi và diện tích hình thoi 

Cho hình thoi có độ dài cạnh là a và độ dài hai đường chéo là m và n, ta có:

- Chu vi của hình thoi là C = 4a;

- Diện tích của hình thoi là S =  12 . m . n. 

B. Bài tập tự luyện 

Bài 1. Quan sát hình dưới và tính diện tích phần tô màu xanh ở hình đó.

Hình chữ nhật. Hình thoi (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Lời giải: 

Kí hiệu trên hình vẽ đã cho, các điểm đỉnh như hình dưới đây:

Hình chữ nhật. Hình thoi (Lý thuyết Toán lớp 6) | Cánh diều

Khi đó, theo kí hiệu trên hình vẽ ta thấy:

AB = CD = CF = GH = DE = EF = 5 cm 

AD = BC = CG = HF = 2 cm 

CE = 3 + 3 = 6 cm 

DF = 4 + 4 = 8 cm 

Vì CD = DE = EF = CF nên CDEF là hình thoi với CE và DF là hai đường chéo 

Diện tích hình thoi CDEF là: 12.6.8=24 (cm2

Ta thấy ABCD và CGHF là hai hình chữ nhật có diện tích bằng nhau và có độ dài hai cạnh ở mỗi hình lần lượt là 2 cm và 5 cm.

Diện tích hình chữ nhật ABCD (hay CGHF) là: 2 . 5 = 10 (cm2)

Ta thấy diện tích phần tô màu xanh chính bằng tổng diện tích 2 hình chữ nhật ABCD, CGHF và diện tích hình thoi CDEF. 

Do đó, diện tích phần tô màu xanh trên Hình 20 là:

24 + 10 . 2 = 44 (cm2)

Vậy diện tích phần tô màu xanh trên Hình 20 là 44 cm2

Bài 2: Bác Hưng uốn một dây thép thành móc treo đồ có dạng hình thoi với độ dài cạnh bằng 30 cm. Bác Hưng cần bao nhiêu xăng-ti-mét dây thép để làm móc treo đó?

Lời giải: 

Độ dài dây thép để làm móc treo chính là chu vi của hình thoi có độ dài cạnh bằng 30 cm. 

Do đó bác Hưng cần số xăng-ti-mét dây thép để làm móc treo là:

4 . 30 = 120 (cm)

Vậy bác Hưng cần số xăng-ti-mét dây thép để làm móc treo là 120 cm.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Toán lớp 6 - bộ sách Cánh diều (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). Bản quyền lời giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1 & Tập 2 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên