Hình thang là gì ? Định nghĩa, Tính chất về Hình thang chi tiết
• Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song
Hình thang ABCD (AB // CD):
AB và CD gọi là các cạnh đáy ( hoặc đáy). AB là đáy nhỏ, CD là đáy lớn.
AD và BC gọi là các cạnh bên.
Gọi AH là đường cao kẻ từ A đến CD. Khi đó, AH là đường cao của hình thang.
• Các trường hợp đặc biệt của hình thang:
- Hình thang vuông: là hình thang có một góc vuông.
- Hình thang cân: là hình thang có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau.
• Tính chất về góc: Hai góc kề một cạnh bên của hình thang có tổng bằng 1800 ( nằm ở vị trí trong cùng phía của hai đoạn thẳng song song là hai cạnh đáy)
Hình thang ABCD ( AB // CD) có:
Ví dụ 1: Cho hình thang ABCD (AB//CD) có . Tính số đo các góc còn lại của hình thang?
Hướng dẫn:
Hình thang ABCD có AB//CD nên:
• Tính chất về cạnh
- Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên sẽ song song và bằng nhau.
- Hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau.
• Đường trung bình:
- Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang
- Tính chất: Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy.
EF là đường trung bình của hình thang ABCD. Khi đó:
• Diện tích hình thang:
Diện tích hình thang bằng chiều cao nhân với trung bình cộng của hai đáy.
“ Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy bé ta đem cộng vào
Cộng vào nhân với chiều cao
Chia đôi kết quả thế nào cũng ra”
Ví dụ 2: Cho hình thang ABCD ( AB//CD) có AB = 3cm, CD = 5cm, khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và CD bằng 3cm. Tính diện tích hình thang ABCD.
Hướng dẫn:
Hình thang ABCD có AB//CD nên hai đáy là AB và CD.
Khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và CD chính là chiều cao của hình thang.
Áp dụng công thức tính diện tích hình thang:
• Chu vi hình thang:
Chu vi hình thang bằng tổng độ dài hai cạnh đáy và hai cạnh bên của hình thang
P = a + b + c + d
Ví dụ 3: Cho hình thang ABCD với AB = AD = 3cm, CD = 5cm, BC = 4cm. Tính chu vi hình thang ABCD?
Hướng dẫn:
Chu vi hình thang ABCD là:
P = AB + BC + CD + AD = 3 + 4 + 5 + 3 = 15(cm)
Xem thêm các bài công thức, định nghĩa, định lí quan trọng về Hình thang hay và chi tiết khác:
- Cách tính Chu vi hình thang hay, chi tiết
- Dấu hiệu nhận biết Hình thang cân hay, chi tiết
- Cách tính Diện tích hình thang hay, chi tiết
- Đường trung bình của hình thang là gì, định nghĩa, tính chất hay, chi tiết
- Hình thang cân là gì ? Định nghĩa, Tính chất về Hình thang cân chi tiết
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)