4 Đề thi Giữa kì 1 KTPL 12 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)
Với bộ 4 Đề thi Giữa kì 1 KTPL 12 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi KTPL 12 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 1 KTPL 12.
4 Đề thi Giữa kì 1 KTPL 12 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)
Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 KTPL 12 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Kinh tế Pháp luật 12
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Một trong những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là
A. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
B. Chỉ số phát triển con người (HDI).
C. Chỉ số nghèo đa chiều (MPI).
D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).
Câu 2. Một trong những vai trò của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là
A. kích thích, điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
B. điều tiết quy mô sản xuất giữa các ngành trong nền kinh tế.
C. cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
D. kiểm soát, bình ổn hàng hoá, dịch vụ.
Câu 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh
A. mức tăng chỉ số HDI của thời kì này so với thời kì trước.
B. mức tăng GNI bình quân đầu người của thời kì này so với thời kì trước.
C. mức tăng GDP bình quân đầu người của thời kì này so với thời kì trước.
D. mức tăng GDP hoặc GNI của thời kì này so với thời kì trước.
Câu 4. Chi tiêu nào dưới đây phản ánh tăng trưởng kinh tế?
A. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.
B. Các chỉ số phát triển con người như sức khỏe, giáo dục.
C. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.
D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng khi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?
A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt lượng của một nền kinh tế.
B. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của một nền kinh tế.
C. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế.
D. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi cả về chất và lượng của một nền kinh tế.
Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng khi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?
A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt chất của một nền kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của một nền kinh tế.
C. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế.
D. Phát triển kinh tế có phạm vi hẹp hơn và đơn điệu hơn so với tăng trưởng kinh tế.
Câu 7. Phát triển kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu nào sau đây?
A. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.
B. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người có sự sụt giảm.
C. Tổng sản phẩm quốc nội có sự sụt giảm mạnh mẽ, nhanh chóng.
D. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp; giảm tỉ trọng ngành công nghiệp.
Câu 8. Yếu tố nào sau đây phản ánh sự phát triển kinh tế của một quốc gia?
A. Tiến bộ xã hội.
B. Tăng quy mô dân số.
C. Loại bỏ ngành nông nghiệp.
D. Tăng khoảng cách giàu - nghèo.
Câu 9. Quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới được hiểu là
A. tăng trưởng kinh tế.
B. phát triển kinh tế.
C. hội nhập kinh tế.
D. nhiệm vụ kinh tế.
Câu 10. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia phải dựa trên cơ sở
A. lợi ích cá nhân và áp đặt rào cản thương mại.
B. lợi ích cá nhân và tuân thủ các nguyên tắc riêng.
C. cùng có lợi và tuân thủ các quy định riêng.
D. cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chính sách nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?
A. Đẩy mạnh bảo hộ sản xuất trong nước.
B. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính.
C. Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài.
D. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 12
Thông tin. Năm 2023 đã chứng kiến nhiều cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ngoài việc thực hiện 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam còn kí kết FTA song phương với Israel (VIFTA) và hoàn tất đàm phán với UAE mở ra cánh cửa thị trường Trung Đông, với quy mô GDP khoảng 2 000 tỉ USD.
(Theo: Báo Mới, “Dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế năm 2023”, ngày 02/01/2024)
Câu 12. Việc Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế quốc tế với Israel (VIFTA) thể hiện cấp độ nào của hội nhập kinh tế quốc tế?
A. Cấp độ song phương.
B. Cấp độ đa phương.
C. Cấp độ khu vực.
D. Cấp độ toàn cầu.
Câu 13. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác song phương là hợp tác được kí kết giữa
A. 2 quốc gia.
B. 3 quốc gia.
C. 4 quốc gia.
D. 5 quốc gia.
Câu 14. Xác định hình thức hội nhập kinh tế trong đoạn thông tin sau?
Thông tin. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới và ngày càng có nhiều thành viên tham gia. Tính đến năm 2020, WTO có 164 quốc gia thành viên. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ năm 2007. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những bước tiến dài trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu. Sau hơn 15 năm Việt Nam gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 6 lần. Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Cánh diều, trang 20 |
A. Hội nhập kinh tế song phương.
B. Hội nhập kinh tế khu vực.
C. Hội nhập kinh tế toàn cầu.
D. Hội nhập kinh tế đa phương.
Câu 15. Đầu tư quốc tế được chia thành hai hình thức chủ yếu là
A. thanh toán và tín dụng quốc tế.
B. xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
C. đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
D. đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam?
A. Siết chặt hàng rào thuế quan để bảo hộ thị trường nội địa.
B. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính.
C. Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.
D. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.
Câu 17. Khái niệm nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau:
Thông tin. …. là một dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm sẽ đóng phí bảo hiểm cho bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm để được hưởng bồi thường, chi trả bảo hiểm cho những thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm hoặc người thứ ba phải gánh chịu khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra. |
A. Bảo hiểm.
B. Quản trị rủi ro.
C. Chứng khoán.
D. Đầu tư tài chính.
Câu 18. Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội có 2 loại hình là
A. bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
B. bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội thương mại.
C. bảo hiểm xã hội thương mại và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
D. bảo hiểm xã hội đơn phương và bảo hiểm xã hội toàn diện.
Câu 19. Loại hình bảo hiểm nào sau đây không thuộc bảo hiểm thương mại?
A. Bảo hiểm tài sản.
B. Bảo hiểm nhân thọ.
C. Bảo hiểm xã hội.
D. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Câu 20. Với loại hình bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ nhận được quyền lợi bảo hiểm dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Tổng tài sản khi tham gia.
B. Mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
C. Địa vị xã hội khi tham gia.
D. Nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội.
Câu 21. Hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động - đó là nội dung của chính sách an sinh xã hội nào dưới đây?
A. Chính sách trợ giúp xã hội.
B. Chính sách bảo hiểm xã hội.
C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
D. Chính sách việc làm.
Câu 22. Hỗ trợ người lao động nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia thị trường lao động để có thu nhập, từng bước bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân… - đó là một trong những nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?
A. Chính sách trợ giúp xã hội.
B. Chính sách bảo hiểm xã hội.
C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
D. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
Câu 23. Chính sách an sinh xã hội nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau?
Thông tin. Theo Niên giám thống kê 2022, chính sách việc làm của Việt Nam đã hỗ trợ người lao động có việc làm và thu nhập, chất lượng cuộc sống nâng lên. Năm 2022, lao động có việc làm trong các ngành kinh tế đạt 50,6 triệu người. Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2022 là 2,21%. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 55 961 000 đồng. Công tác giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo từ gần 60% vào năm 1986 đã giảm xuống còn dưới 3%. Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 33 |
A. Chính sách trợ giúp xã hội.
B. Chính sách bảo hiểm xã hội.
C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.
D. Chính sách việc làm, bảo đảm thu nhập và giảm nghèo.
Câu 24. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Thông tin. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 28 tỉnh, thành phố hỗ trợ cho trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do COVID-19 (mức 05 triệu đồng/trẻ em) và 124 triệu đồng cho 124 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 (mức 01 triệu đồng/trẻ em). |
Thông tin trên đề cập đến nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?
A. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.
B. Chính sách bảo hiểm xã hội.
C. Chính sách trợ giúp xã hội.
D. Chính sách về dịch vụ xã hội cơ bản.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)
(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)
Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:
Thông tin. Phát triển bền vững là mục tiêu cuối cùng của các chính sách kinh tế xã hội ở Việt Nam. Mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững không chỉ dựa vào sự gia tăng sản lượng mà còn yêu cầu bảo đảm cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Việc thúc đẩy tăng trưởng xanh, tức là kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đã trở thành một chiến lược quốc gia. Phát triển bền vững cũng yêu cầu các ngành kinh tế phải được cải thiện về hiệu suất sử dụng tài nguyên và hạn chế phát thải khí nhà kính. (Theo: Tạp chí Kinh tế và Phát triển, “Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”, ngày 5/12/2022) |
A. Tăng trưởng kinh tế bền vững chỉ dựa vào sự gia tăng sản lượng của nền kinh tế.
B. Phát triển bền vững đòi hỏi sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
C. Tăng trưởng xanh là sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
D. Các ngành kinh tế phải cải thiện hiệu suất sử dụng tài nguyên và hạn chế phát thải khí nhà kính để đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Câu 2: Đọc đoạn thông tin sau:
Thông tin. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn và công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Nhờ hội nhập, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt trên 800 tỉ USD. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức về cạnh tranh, bảo vệ lợi ích quốc gia và doanh nghiệp nội địa. |
A. Hội nhập kinh tế giúp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn và công nghệ từ nước ngoài.
B. Hội nhập không ảnh hưởng nhiều đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa.
C. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 đạt trên 800 tỉ USD.
D. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải có chiến lược bảo vệ lợi ích quốc gia.
Câu 3. Đọc trường hợp sau:
Trường hợp. Ông X là chủ một xưởng sản xuất cơ khí và tham gia bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng với một công ty bảo hiểm được 2 năm. Một thời gian ngắn sau đó, nhà xưởng của ông chẳng may gặp hoả hoạn. Sau khi hoàn thành các thủ tục, hồ sơ cần thiết theo quy định, ông X được công ty bảo hiểm bồi thường theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Số tiền bồi thường mà ông X nhận được lớn hơn nhiều so với phí bảo hiểm đã đóng, giúp ông khắc phục hậu quả và tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với công ty bảo hiểm, số tiền thu được từ phi đóng của ông X và các khách hàng khác tạo thành số vốn dài hạn để đầu tư và chi trả cho các trường hợp gặp rủi ro như ông X. |
A. Loại hình mà ông X tham gia là bảo hiểm thương mại.
B. Việc ông X nhận được số tiền bồi thường lớn hơn số phí đã đóng không khiến công ty bảo hiểm bị thiệt vì bảo hiểm thương mại hoạt động theo nguyên tắc “số đông bù số ít”.
C. Bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm hoạt động vì mục đích nhân đạo.
D. Hình thức phân phối của bảo hiểm thương mại có tính đồng đều cho tất cả các khách hàng tham gia.
Câu 4. Đọc thông tin sau:
Thông tin: Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của người lao động và các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Theo báo cáo năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn dưới 2% nhờ vào các chương trình hỗ trợ như trợ cấp xã hội, đào tạo nghề và cho vay ưu đãi. Trong đó, hơn 1 triệu người đã tham gia các khóa đào tạo nghề miễn phí, giúp họ có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, chương trình bảo vệ quyền lợi người lao động cũng đã được triển khai, bảo đảm các quyền lợi về lương và chế độ phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp. Chính phủ cũng cam kết tiếp tục đầu tư cho các chương trình an sinh xã hội trong những năm tới. |
A. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống dưới 2% nhờ vào các chương trình hỗ trợ của Chính phủ.
B. Chương trình đào tạo nghề miễn phí chỉ phục vụ cho những người có thu nhập cao.
C. Hơn 1 triệu người đã tham gia các khóa đào tạo nghề miễn phí trong năm 2023.
D. Chính phủ không có kế hoạch đầu tư cho các chương trình an sinh xã hội trong tương lai.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm
1-A |
2-C |
3-D |
4-D |
5-D |
6-C |
7-A |
8-A |
9-C |
10-D |
11-A |
12-A |
13-A |
14-C |
15-C |
16-A |
17-A |
18-A |
19-C |
20-B |
21-B |
22-D |
23-D |
24-C |
|
|
|
|
|
|
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai
Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.
- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.
- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.
|
Nội dung A |
Nội dung B |
Nội dung C |
Nội dung D |
Câu 1 |
Sai |
Đúng |
Đúng |
Đúng |
Câu 2 |
Đúng |
Sai |
Đúng |
Đúng |
Câu 3 |
Đúng |
Đúng |
Sai |
Sai |
Câu 4 |
Đúng |
Sai |
Đúng |
Sai |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi KTPL 12 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi KTPL 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12