3 Đề thi Học kì 2 KTPL 12 Cánh diều (có đáp án, cấu trúc mới)
Với bộ 3 Đề thi Học kì 2 KTPL 12 Cánh diều năm 2025 theo cấu trúc mới có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi KTPL 12 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 KTPL 12.
3 Đề thi Học kì 2 KTPL 12 Cánh diều (có đáp án, cấu trúc mới)
Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 KTPL 12 Cánh diều theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
năm 2025
Môn: Kinh tế Pháp luật 12
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân là
A. việc hai người khác giới đi đăng kí kết hôn.
B. việc hai người cùng giới hoặc khác giới đi đăng kí kết hôn.
C. quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
D. quan hệ giữa vợ và chồng sau khi tổ chức đám cưới.
Câu 2. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về người con hiếu thảo?
A. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.
B. Ông sống ăn những cá thèn/ Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.
C. Công cha, nghĩa mẹ nặng triều/ Ra công báo đáp ít nhiều phận con.
D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.
Câu 3. Theo quy định của pháp luật, Nhà nước có chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số vào học các trường đại học là thể hiện quyền bình đẳng
A. văn hóa.
B. chính trị.
C. an ninh.
D. giáo dục.
Câu 4. Luật Giáo dục quy định gì về trách nhiệm của cha mẹ đối với việc học tập của con em?
A. Có trách nhiệm tạo điều kiện cho con học tập
B. Không cần quan tâm đến việc học của con vì đó là trách nhiệm của nhà trường
C. Chỉ hỗ trợ tài chính, không cần quan tâm đến học tập
D. Không có trách nhiệm gì, con có quyền tự quyết định
Câu 5. Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục?
Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A và anh V xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, người thân của chị A và anh V đã khuyên: không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Khuyên nhủ nhẹ nhàng không được, người thân của anh V và chị A đã dùng nhiều lời lẽ có tính xúc phạm về sự lựa chọn của hai người; đồng thời tỏ thái độ khinh miệt đồng bào dân tộc thiểu số. Bất chấp sự phản đối từ phía gia đình, chị A và anh V vẫn kiên định với lựa chọn của mình, vì: anh, chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.
A. Anh V và chị A.
B. Chị A và người thân.
C. Anh V và người thân.
D. Người thân của anh V, chị A.
Câu 6. Pháp luật quy định về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thể hiện ở việc công dân
A. yêu cầu được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
B. tố cáo hành vi trái pháp luật trong khám, chữa bệnh.
C. chủ động tiếp cận với thông tin y tế về chăm sóc sức khỏe.
D. tôn trọng người làm việc trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
Câu 7. Hành vi nào dưới đây thể hiện quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?
A. Anh N là cán bộ ý tế đã hướng dẫn đầy đủ các thủ tục nhập viện cho bệnh nhân.
B. Chị T đã bán chiếc xe máy thuộc sở hữu của mình cho một người khác.
C. Bà P đã có những góp ý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh viện.
D. Ban C là sinh viên được tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây là sai:
A. Người bệnh phải khám bệnh theo cơ sở khám bệnh được chỉ định.
B. Người bệnh không cung cấp bệnh sử cho bác sĩ điều trị là vi phạm nghĩa vụ công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
C. Chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh là biểu hiện của nghĩa vụ công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
D. Cơ sở khám bệnh có nghĩa vụ bảo mật thông tin đời tư mà người bệnh đã cung cấp trong quá trình khám, chữa bệnh.
Câu 9. Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Cổ vật quốc gia.
B. Di sản văn hóa.
C. Truyền thống dân tộc.
D. Di sản thiên nhiên thế giới.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa?
A. Bà C mở câu lạc bộ để truyền bá kĩ thuật hát Xoan cho trẻ em.
B. Bạn B giới thiệu di sản văn hóa của quê hương trên mạng xã hội.
C. Anh P phát tán thông tin sai lệch về giá trị của lễ hội truyền thống.
D. Anh X tỏ thái độ phê phán các bạn có hành vi vứt rác tại khu di tích.
Câu 11. Nhóm bạn H đi tham quan một di tích lịch sử nổi tiếng. Trong quá trình tham quan, K lấy một viên gạch nhỏ từ di tích làm kỷ niệm. Nếu là bạn của K, em sẽ làm gì?
A. Khuyến khích K giữ lại để làm kỷ niệm.
B. Yêu cầu K đặt viên gạch lại chỗ cũ và giải thích hành vi này là sai.
C. Không quan tâm vì đó là việc của K.
D. Chỉ nhắc nhở K nhưng không yêu cầu trả lại.
Câu 12. “Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khóang sản, dầu khí, động vật,…)” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tài nguyên du lịch.
B. Môi trường tự nhiên.
C. Môi trường sinh thái.
D. Tài nguyên thiên nhiên.
Câu 13. Hành vi nào dưới đây không thể hiện về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Hưởng úng Giờ Trái Đất, gia đình nhà anh D đã tắt đèn điện trong một giờ.
B. Bạn H đã cùng lớp mình tham gia dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường học.
C. Ông Q thường xử dụng xung điện trong đánh bắt cá.
D. Anh V đã xây dựng khu chứa nước thải của trang trại.
Câu 14. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
Trong khu phố nơi M sinh sống, có một nhà máy sản xuất thường xuyên xả nước thải chưa qua xử lý ra con kênh gần đó, làm nước bị đục và bốc mùi hôi thối. Người dân trong khu phố đã nhiều lần phàn nàn nhưng tình trạng này vẫn không thay đổi. Một số người lớn tuổi khuyên M và các bạn không nên can thiệp vì "người ta có quyền kinh doanh". Tuy nhiên, M biết rằng việc xả thải không kiểm soát sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống.
Trong tình huống này, M nên làm gì?
A. Thu thập thông tin, hình ảnh về tình trạng ô nhiễm và báo lên chính quyền địa phương hoặc cơ quan bảo vệ môi trường.
B. Rủ bạn bè viết đơn khiếu nại gửi lên các cấp chính quyền để có biện pháp xử lý.
C. Phớt lờ vì nghĩ rằng mình chỉ là học sinh, không thể làm gì thay đổi.
D. Đến gặp trực tiếp chủ nhà máy để yêu cầu họ dừng ngay hành vi xả thải trái phép.
Câu 15. Pháp luật quốc tế góp phần giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và các chủ thể khác bằng phương pháp
A. Dùng vũ lực.
B. Hoà bình.
C. Cưỡng ép.
D. Can thiệp.
Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về luật quốc tế?
A. Luật quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên.
B. Luật quốc tế được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các quốc gia.
C. Luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau.
D. Các thoả thuận kí kết bằng văn bản giữa các chủ thể pháp luật quốc tế thì được gọi là điều ước quốc tế.
Câu 17. Tình huống sau đây phản ánh về vai trò nào của pháp luật quốc tế?
Tình huống. Do mâu thuẫn, tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa quốc gia A và quốc gia B trong nhiều năm mà chưa được giải quyết, quốc gia A đã dùng vũ lực tấn công vào lãnh thổ của quốc gia B, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế. Quốc gia B đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc can thiệp. Căn cứ vào pháp luật quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an đã ra nghị quyết yêu cầu quốc gia A tôn trọng pháp luật quốc tế, rút quân đội, lập lại hoà bình, an ninh ở quốc gia B. Quốc gia A buộc phải thực hiện nghị quyết của Liên hợp quốc, rút quân đội ra khỏi lãnh thổ quốc gia B.
Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật – bộ sách Cánh diều, trang 107
A. Là cơ sở để thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.
B. Duy trì và phát huy mối quan hệ liên minh giữa các tổ chức quốc tế phi chính phủ.
C. Là cơ sở duy nhất để xây dựng mối quan hệ liên minh giữa các quốc gia/ chủ thể khác.
D. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia/ chủ thể khác của pháp luật quốc tế.
Câu 18. Theo chế độ đối xử quốc gia, người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, kinh tế, văn hóa cơ bản như công dân nước sở tại, nhưng bị hạn chế các quyền về chính trị như:
A. quyền bầu cử, ứng cử,...
B. quyền tự do ngôn luận.
C. quyền tự do kinh doanh.
D. quyền tiếp cận thông tin.
Câu 19. Trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia khác đều đường hưởng quyền tự do cơ bản là:
A. Tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm
B. Tự do khai thác tài nguyên thiên nhiên
C. Tự do đánh bắt cá mà không cần tuân thủ luật pháp của quốc gia ven biển
D. Tự do xây dựng căn cứ quân sự, tự do đi lại
Câu 20. Một quốc gia A viện dẫn quyền “tự vệ chính đáng” theo Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc để sử dụng vũ lực tấn công một nhóm vũ trang trong lãnh thổ quốc gia B, mà không có sự đồng ý của quốc gia B. Trong trường hợp này, hành động của quốc gia A có thể bị coi là vi phạm luật quốc tế nếu:
A. Quốc gia B chưa từng tham gia vào bất kỳ hành động tấn công nào chống lại quốc gia A.
B. Quốc gia A đã đưa vụ việc ra Hội đồng Bảo an nhưng chưa được phê duyệt.
C. Quốc gia A và quốc gia B không có tranh chấp lãnh thổ từ trước.
D. Quốc gia A sử dụng vũ khí không sát thương trong chiến dịch.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (2 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau:
a. Người bệnh được tự do lựa chọn nơi khám, chữa bệnh.
b. Tham gia nghiên cứu y sinh về khám bệnh, chữa bệnh là nghĩa vụ của mọi công dân.
c. Chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh là biểu hiện của nghĩa vụ công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
d. Người bệnh không cung cấp thông tin bệnh sử cho bác sĩ điều trị là vi phạm nghĩa vụ công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
Câu 22. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau:
a. Trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân có quyền sống trong môi trường trong lành.
b. Để bảo vệ môi trường, hành vi chôn lấp chất độc, chất phóng xạ bị nghiêm cấm.
c. Trong bảo vệ môi trường, hoạt động của người dân ở làng nghề cần phải đảm bảo nộp thuế bảo vệ môi trường.
d. Đốt chất thải rắn ở nơi công cộng không thể hiện quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Phần III. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 23. Anh/chị hiểu thế nào là pháp luật quốc tế? Hãy nêu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
Câu 24. Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp: Nước A và nước B kí kết với nhau “Hiệp ước biên giới trên bộ", trong đó quy định các nội dung chi tiết, cụ thể về việc sử dụng chung nguồn nước trên sông, hồ biên giới và khai thác tài nguyên ở khu vực biên giới. Năm nay, do hạn hán kéo dài nên nguồn nước trên sông biên giới không đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ven sông của hai nước. Trước tình trạng này, chính quyền nước A đã gây khó khăn, cản trở cư dân nước B sử dụng nguồn nước chung của sông biên giới bằng cách sử dụng lực lượng vũ trang đe doạ, ngăn chặn cư dân nước B lấy nước sản xuất.
a) Hiệp định biên giới quốc gia giữa hai nước A và B gồm những nội dung gì?
b) Hành vi của nước Á trong tình huống trên có phù hợp với pháp luật quốc tế hay không? Giải thích vì sao.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (5 điểm)
- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm
1-C |
2C |
3-D |
4-A |
5-D |
6-D |
7-C |
8-A |
9-B |
10-C |
11-B |
12-D |
13-C |
14-A |
15-B |
16-C |
17-D |
18-A |
19-A |
20-A |
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai (2 điểm)
|
Nội dung A |
Nội dung B |
Nội dung C |
Nội dung D |
Câu 21 |
Sai |
Đúng |
Đúng |
Đúng |
Câu 22 |
Đúng |
Đúng |
Đúng |
Đúng |
Phần III. Tự luận (3 điểm)
Câu 23
STT |
Nội dung |
Biểu điểm |
|
Học sinh nêu được khái niệm và vai trò của pháp luật quốc tế. |
1,0 |
- Khái niệm: Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế. |
0,5 |
|
|
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế: - Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. - Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. - Nguyên tắc hoà bình, giải quyết các tranh chấp quốc tế. - Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. - Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác. - Nguyên tắc dân tộc tự quyết. - Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế. |
0,5 |
Câu 24
STT |
Nội dung |
Biểu điểm |
|
a) - Quy định về đường biên giới trên bộ giữa hai nước. - Quy định về việc sử dụng chung nguồn nước trên sông, hồ biên giới. - Quy định về khai thác tài nguyên ở khu vực biên giới. |
1,0 |
|
b) Hành vi của nước A không phù hợp với pháp luật quốc tế vì: - Vi phạm nguyên tắc về sử dụng hòa bình các nguồn tài nguyên chung. - Vi phạm cam kết trong hiệp ước biên giới đã ký kết với nước B. - Sử dụng vũ lực để đe dọa và ngăn chặn cư dân nước B là vi phạm nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. |
1,0 |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi KTPL 12 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi KTPL 12 Cánh diều có đáp án hay khác:
Để học tốt lớp 12 các môn học sách mới:
- Giải bài tập Lớp 12 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 12 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12