3 Đề thi Học kì 2 KTPL 12 Kết nối tri thức (có đáp án, cấu trúc mới)
Với bộ 3 Đề thi Học kì 2 KTPL 12 Kết nối tri thức năm 2025 theo cấu trúc mới có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi KTPL 12 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 KTPL 12.
3 Đề thi Học kì 2 KTPL 12 Kết nối tri thức (có đáp án, cấu trúc mới)
Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 KTPL 12 Kết nối tri thức theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
năm 2025
Môn: Kinh tế Pháp luật 12
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân là
A. tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
B. tự nguyện, công bằng, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
C. công bằng, bình đẳng, một vợ một chồng, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau.
D. công bằng, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Câu 2. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ không được
A. phân biệt đối xử giữa các con.
B. nuôi dạy con thành công dân tốt.
C. bảo vệ quyền và lợi Ích hợp pháp của con.
D. yêu thương, bảo vệ và chăm sóc, giáo dục con.
Câu 3. Theo Luật Giáo dục năm 2019, phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được
A. thực hiện quyền học tập, nghiên cứu khoa học của mình theo quy định của pháp luật.
B. thực hiện quyền học tập, phát minh, sáng chế của mình theo quy định của pháp luật.
C. học tập và đạt đến trình độ chuyên môn nhất định theo quy định của pháp luật.
D. học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
Câu 4. Cơ sở giáo dục không được thực hiện hành vi nào sau đây theo Luật Giáo dục?
A. Tuyển sinh theo đúng quy định của pháp luật
B. Áp đặt học sinh phải theo ngành nghề không đúng sở thích
C. Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh
D. Hỗ trợ học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Câu 5. Trung là học sinh lớp 12 và có năng khiếu về bóng đá. Trong một buổi thi đấu giữa các trường, huấn luyện viên yêu cầu Trung phải bỏ một số môn học để tập trung luyện tập cho giải đấu. Nếu Trung không đồng ý, huấn luyện viên dọa sẽ loại em khỏi đội bóng. Trung rất yêu thích bóng đá nhưng cũng không muốn bỏ bê việc học.
Theo Luật Giáo dục, huấn luyện viên có quyền ép Trung bỏ môn học để luyện tập không?
A. Có quyền, vì Trung đã tham gia đội bóng thì phải tuân theo quy định của đội
B. Không có quyền, vì học sinh có quyền được học tập đầy đủ theo chương trình quy định
C. Có quyền, nếu Trung đồng ý và tự nguyện bỏ học
D. Không có quyền, nhưng Trung có thể tự cân nhắc lựa chọn theo mong muốn của mình
Câu 6. Nội dung nào phản ánh đúng nghĩa vụ được đảm bảo an sinh xã hội của công dân?
A. Bình đẳng trong đảm bảo an sinh xã hội.
B. Tuân thủ quy định về bảo hiểm xã hội.
C. Tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm.
D. Tiếp cận các thông tin về an sinh xã hội.
Câu 7. Theo quy định của pháp luật, người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi gì khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến?
A. Được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh.
B. Được miễn phí toàn bộ thuốc kê theo đơn.
C. Được thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh theo quy định.
D. Được tự do lựa chọn bác sĩ điều trị.
Câu 8. Tại sao pháp luật quy định mọi công dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mình?
A. Vì sức khỏe cá nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
B. Vì Nhà nước không thể hỗ trợ hoàn toàn cho tất cả công dân.
C. Vì chi phí chăm sóc sức khỏe rất cao.
D. Vì chỉ có cá nhân mới hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình.
Câu 9. Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Di sản hỗn hợp.
B. Di sản thiên nhiên.
C. Di sản văn hóa vật chất.
D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 10. Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. P có hành vi vứt rác tại khu di tích đền thờ.
B. Anh K tham gia lớp học để rèn luyện hát ca trù.
C. Chị M không nghe nhạc quan họ vì cho rằng cổ hủ.
D. N phát tán thông tin sai lệch về di sản văn hóa quê mình.
Câu 11. Nhóm bạn H đi tham quan một di tích lịch sử nổi tiếng. Trong quá trình tham quan, K lấy một viên gạch nhỏ từ di tích làm kỷ niệm. Nếu là bạn của K, em sẽ làm gì?
A. Khuyến khích K giữ lại để làm kỷ niệm.
B. Yêu cầu K đặt viên gạch lại chỗ cũ và giải thích hành vi này là sai.
C. Không quan tâm vì đó là việc của K.
D. Chỉ nhắc nhở K nhưng không yêu cầu trả lại.
Câu 12. Theo Điều 43 Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và
A. có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
B. tôn trọng quyền đó của người khác.
C. có nghĩa vụ tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường.
D. có quyền tố giác hành vi phá hoại môi trường.
Câu 13. Công dân có thể thực hiện quyền bảo vệ môi trường thông qua hành động nào dưới đây?
A. Không quan tâm đến các chính sách bảo vệ môi trường vì không ảnh hưởng đến bản thân.
B. Giữ im lặng khi phát hiện hành vi vi phạm môi trường để tránh rắc rối.
C. Góp ý, phản ánh, tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường.
D. Sử dụng hóa chất độc hại để khai thác thủy sản.
Câu 14. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
Trong một buổi học ngoại khóa về bảo vệ môi trường, cô giáo tổ chức cho lớp của Nam một chuyến đi thực tế tại bãi biển. Khi đến nơi, cả nhóm phát hiện có nhiều rác thải nhựa và túi nilon trôi dạt vào bờ, làm mất vẻ đẹp của bãi biển. Trong lúc đó, một số du khách xung quanh lại tiếp tục xả rác bừa bãi. Một số bạn trong nhóm nói: "Chúng ta chỉ đến tham quan thôi, không cần phải dọn rác đâu."
Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
A. Cùng một số bạn nhặt rác và tuyên truyền cho mọi người về việc giữ gìn môi trường.
B. Phớt lờ vì nghĩ rằng đây là trách nhiệm của nhân viên vệ sinh môi trường.
C. Quay video lại và đăng lên mạng xã hội để kêu gọi mọi người hành động.
D. Nhắc nhở những du khách xả rác, nhưng nếu họ không nghe thì cũng không quan tâm nữa.
Câu 15. Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
A. Do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên.
B. Do các quốc gia và các chủ thể pháp luật thoả thuận xây dựng nên.
C. Do các chủ thể của các ngành luật thoả thuận xây dựng nên.
D. Do các quốc gia cùng nhau quy định áp dụng.
các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ các điều ước quốc tế mà mình đã kí khoặc tham gia bằng cách
A. Ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật mới trong mọi lĩnh vực.
B. Sửa đổi tất cả văn bản quy phạm pháp luật của ngành luật liên quan.
C. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới phù hợp với điều ước quốc tế mà mình là thành viên.
D. Sửa đổi mọi nội dung của văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 16. các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ các điều ước quốc tế mà mình đã kí khoặc tham gia bằng cách
A. Ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật mới trong mọi lĩnh vực.
B. Sửa đổi tất cả văn bản quy phạm pháp luật của ngành luật liên quan.
C. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới phù hợp với điều ước quốc tế mà mình là thành viên.
D. Sửa đổi mọi nội dung của văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 17. Đoạn trường hợp dưới đây đề cập đến nguyên tắc cơ bản nào trong pháp luật quốc tế?
Thông tin. Tháng 3 năm 2018, Việt Nam cùng 10 quốc gia khác chính thức kí kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thực hiện các cam kết về lao động khi gia nhập CPTPP, Việt Nam đã ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, bổ sung các vấn đề mới liên quan đến các quyền lao động cơ bản (quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể thực chất, chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc, loại bỏ lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, chấm dứt phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp); điều kiện lao động (lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn, sức khỏe nghề nghiệp); bảo đảm quyền trong giải quyết tranh chấp lao động ;...
Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật – bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 106
A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
B. Tận tâm, thiện chí trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Câu 18. Quốc gia là người chủ duy nhất sở hữu toàn bộ tài nguyên trong lãnh thổ của mình, bao gồm đất, nước, không gian, rừng, khoáng sản, tài nguyên trong lòng đất,... – nội dung này thể hiện chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ trên phương diện nào?
A. Quyền lực.
B. Vật chất.
C. Tinh thần.
D. Trực tiếp.
Câu 19. Theo công pháp quốc tế, dân cư được chia thành mấy bộ phận?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
Câu 20. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về lãnh thổ quốc gia?
A. Lãnh thổ quốc gia là yếu tố quy nhất cấu thành nên quốc gia.
B. Gồm: vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất của quốc gia.
C. Lãnh thổ quốc gia được xác định dựa trên đường biên giới của quốc gia.
D. Toàn vẹn, bất khả xâm phạm; tại đó, quốc gia xác lập chủ quyền của mình.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (2 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau:
Trường hợp: Anh H và chị K kết hôn vào năm 2020. Sau khi kết hôn, chị K muốn tập trung vào sự nghiệp cá nhân và không muốn có con. Anh H rất mong muốn có con và cảm thấy không được tôn trọng.
a. Việc chị K không muốn có con là vi phạm quyền của anh H trong hôn nhân.
b. Anh H có quyền yêu cầu chị K phải sinh con để duy trì hạnh phúc gia đình.
c. Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng ý kiến và quyết định của nhau về vấn đề sinh con.
d. Trong trường hợp không thể thống nhất, anh H có quyền đơn phương quyết định về việc sinh con.
Câu 22. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau:
Trường hợp: Quốc gia X và quốc gia Y có tranh chấp về một hòn đảo nhỏ nằm giữa vùng biển của họ. Quốc gia X cho rằng hòn đảo này thuộc lãnh thổ của mình dựa trên các bản đồ cổ, trong khi quốc gia Y khẳng định chủ quyền dựa trên sự hiện diện liên tục của ngư dân và hoạt động kinh tế trên đảo.
a. Quốc gia X có quyền sử dụng vũ lực để chiếm giữ hòn đảo nếu quốc gia Y không đồng ý đàm phán.
b. Theo Luật Biển quốc tế, hòn đảo này có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế cho quốc gia nào có chủ quyền.
c. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều có quyền tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển tranh chấp.
d. Nếu hòn đảo không thể duy trì đời sống con người hoặc hoạt động kinh tế riêng, nó không được coi là lãnh thổ có chủ quyền.
Phần III. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 23. Anh/chị hãy nêu quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo pháp luật Việt Nam quy định.
Câu 24. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Vì muốn tiết kiệm tiền cho con trai đi học đại học nên bố của N đã bắt N là con gái nghỉ học đi làm phụ giúp gia đình nuôi em. Sau khi em trai tốt nghiệp đại học, để thực hiện ước mơ của mình, N đã tích cực ôn tập và thi đỗ vào một trường đại học, nhưng bố vẫn ngăn cản với lí do phải đi làm để tiết kiệm tiền cho gia đình.
a) Em hãy nhận xét hành vi của bố N.
b) Theo em, N nên làm gì để thực hiện quyền học tập của bản thân?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm
1-A |
2-A |
3-D |
4-B |
5-B |
6-B |
7-C |
8-A |
9-D |
10-B |
11-B |
12-A |
13-C |
14-A |
15-A |
16-C |
17-A |
18-B |
19-B |
20-A |
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai
|
Nội dung A |
Nội dung B |
Nội dung C |
Nội dung D |
Câu 21 |
Sai |
Sai |
Đúng |
Sai |
Câu 22 |
Sai |
Đúng |
Đúng |
Đúng |
Phần III. Tự luận (3 điểm)
Câu 23
STT |
Nội dung |
Biểu điểm |
|
Học sinh nêu được quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo pháp luật Việt Nam quy định. |
1,0 |
- Pháp luật nước ta quy định, trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên công dân có quyền: + Được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm; + Khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật; + Tìm hiểu, tiếp cận các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật, + Tham gia các hoạt động và giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định; + Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. |
0,5 |
|
|
- Pháp luật nước ta quy định, trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên công dân có nghĩa vụ: + Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. + Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. + Đóng góp nghĩa vụ tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. + Tố cáo các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và chịu trách nhiệm pháp lí đối với những hành vi vi phạm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. |
0,5 |
Câu 24
STT |
Nội dung |
Biểu điểm |
|
|
2,0 |
|
a) Nhận xét hành vi của bố N Hành vi của bố N vi phạm quyền học tập của con gái: Theo quy định tại Điều 39 của Hiến pháp Việt Nam 2013 và Điều 16 của Luật Trẻ em 2016, mọi trẻ em có quyền được học tập và phát triển. Việc bắt con gái nghỉ học để đi làm, ngay cả khi mục đích là để tiết kiệm tiền cho con trai đi học đại học, là vi phạm quyền học tập của con gái. |
1,0 |
|
b) Điều N cần làm để thực hiện quyền học tập của bản thân: - Bước 1: Thuyết phục bố: Nên trò chuyện với bố, giải thích về tầm quan trọng của việc học đối với tương lai của mình và gia đình. Có thể đưa ra các ví dụ về lợi ích của việc học đại học, bao gồm cơ hội việc làm tốt hơn và thu nhập cao hơn trong tương lai. - Bước 2: Tìm sự hỗ trợ: Nếu bố vẫn không đồng ý, N có thể nhờ sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, thầy cô giáo hoặc chính quyền địa phương để giúp thuyết phục bố. - Bước 3: Tìm kiếm học bổng và hỗ trợ tài chính: Nên tìm kiếm các chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính từ nhà nước, tổ chức phi chính phủ hoặc các quỹ học bổng để giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình. |
1,0 |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi KTPL 12 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi KTPL 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Để học tốt lớp 12 các môn học sách mới:
- Giải bài tập Lớp 12 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 12 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12