Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Tổng ba góc của một tam giác
Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Tổng ba góc của một tam giác
Bài 1 trang 137 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tính giá trị x ở hình dưới:
Lời giải:
- Trong ΔABC ta có:
∠A + ∠B + ∠C = 180o (tổng ba góc trong tam giác)
hay x + 30o + 110o = 180o
⇒ x = 180o – 30o – 110o = 40o.
- Trong ΔDEF có:
∠D + ∠E + ∠F = 180o (tổng ba góc trong tam giác)
hay x + x + 40o = 180o
Bài 2 trang 137 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC có ∠A =60o,∠C =50o. Tia phân giác của góc B cắt AC ở D. Tính ∠ADB ,∠CDB
Lời giải:
Trong ΔABC ta có:
∠A + ∠B + ∠C = 180o(tổng ba góc trong tam giác)
⇒∠B = 180o - (∠A +∠C )
⇒x = 180o - (60o + 50o) = 70o
(∠B1) =(∠B2 ) = (1/2 )∠B (vì BD là tia phân giác)
⇒ ∠B1 = ∠B2 = 70o : 2 = 35o
Trong ΔBCD ta có ∠(ADB) là góc ngoài tại đỉnh D
⇒ ∠(ADB) = ∠(B1 ) + ∠C (tính chất góc ngoài tam giác)
Nên ∠(ADB) = 35º + 50º = 85º
+) Do ∠(ADB) + ∠(BDC) = 180o(hai góc kề bù)
⇒∠(BDC) = 180o-∠(ADB) = 180o - 85o = 95o
Bài 3 trang 137 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC, điểm M nằm trong tam giác đó. Tia BM cắt AC ở K.
a) So sánh ∠(AMK) và ∠(ABK)
b) So sánh ∠(AMC) và ∠(ABC)
Lời giải:
Trong ΔAMB ta có góc AMK là góc ngoài tại đỉnh M.
⇒ ∠(AMK) > ∠(ABK) (tính chất góc ngoài tam giác) (1)
Trong ΔCBM ta có góc KMC là góc ngoài tại đỉnh M
⇒∠(KMC) > ∠(MBC) (tính chất góc ngoài tam giác) (2)
Cộng từng vế (1) và (2) ta có: ∠(AMK) +∠(KMC) > ∠(ABM) +∠(MBC)
Suy ra: ∠(AMC) > ∠(ABC)
Bài 4 trang 137 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Hãy chọn giá trị đúng của x trong các kết quả A, B, C, D (xem hình dưới , trong đó IK//EF)
A) 100o
B) 70o
C) 80o
D) 90o
Lời giải:
Ta có: IK //EF suy ra ∠IKF + ∠F = 180o(hai góc trong cùng phía)
Do đó ∠ F = 180o - ∠(IKF) =180o - 140o = 40o
Trong ΔOEF ta có góc ngoài tại đỉnh E bằng 130o nên: ∠ E = ∠ O + ∠ F
suy ra: ∠O = ∠ O + ∠F = 130o-∠F = 130o-40o = 90o
Vậy chọn đáp án D
Bài 5 trang 137 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác nhọn ABC. Kẻ BH vuông góc với AC ( H thuộc AC), kẻ CK vuông góc với AB ( K thuộc AB). Hãy so sánh ∠(ABH) và ∠(ACK.)
Lời giải:
Tam giác ABH vuông tại H
⇒ ∠(ABH) +∠A =90o (tính chất tam giác vuông)
⇒∠(ABH) =90o - ∠A (1)
Tam giác ACK vuông tại K
⇒∠(ACK) +∠A =90o(tính chất tam giác vuông)
⇒∠(ACK) =90o-∠A (2)
từ (1) và (2) suy ra: ∠(ACK) =∠(ABH)
Bài 6 trang 137 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC có ∠B =∠C =50o. Gọi Am là tia phân giác của góc ngoaì ở đỉnh A. Hãy chứng tỏ rằng Am // BC.
Lời giải:
Trong Δ ABC có ∠(CAD ) là góc ngoài đỉnh A
⇒∠(CAD ) =∠B +∠C =50o+50o=100o
(tính chất góc ngoài tam giác)
∠(A1 ) =∠(A2 ) =1/2 ∠(CAD) =50o (vì tia Am là tia phân giác của ∠(CAD)
Suy ra: ∠(A1) =∠C =50o
⇒ Am // BC (vì có cặp góc ở vị trí so le trong bằng nhau)
Bài 7 trang 137 sách bài tập Toán 7 Tập 1: a, Một góc nhọn của eke bằng 30o. Tính góc nhọn còn lại.
b, Một góc nhọn của eke bằng 45o. Tính góc nhọn còn lại
Lời giải:
Vì eke là một tam giác vuông , nên:
a) Một góc nhọn của eke bằng 30o thì góc nhọn còn lại bằng:
90o- 30o= 60o
b) Một góc nhọn của eke bằng 45o thì góc nhọn còn lại bằng:
90o - 45o= 45o
Bài 8 trang 138 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC có ∠A =100o,∠B -∠C =20o. Tính ∠B và∠ C
Lời giải:
Trong ΔABC, ta có:
∠A + ∠B + ∠C = 180o (tổng ba góc trong tam giác)
⇒ ∠B + ∠C = 180o - ∠A = 180o – 100o = 80o (1).
Theo giả thiết ta có: ∠B -∠C = 20o (2)
Từ (1) và (2) suy ra: 2∠B = 100o ⇒ ∠B = 50o
Vậy: ∠C = 80o - 50o = 30o
Bài 9 trang 138 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC (H thuộc BC). Tìm góc bằng góc B.
Lời giải:
Có thể tìm góc B bằng hai cách:
Cách 1
Ta có: ∠(A1 ) + ∠(A2 ) = ∠(BAC) = 90o(1)
Vì ΔAHB vuông tại H nên:
∠B + ∠(A1) = 90o(tính chất tam giác vuông) (2)
Từ (1) và (2) suy ra ∠B = ∠(A2 )
Cách 2
Vì ΔABC vuông tại A nên:
∠B +∠C = 90o (theo tính chất tam giác vuông) (1)
Vì ΔAHC vuông tại H nên:
∠(A2 ) + ∠C = 90o (tính chất tam giác vuông) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: ∠B = ∠(A2)
Bài 10 trang 138 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hình dưới:
a. Có bao nhiêu tam giác vuông trong hình?
b. Tính số đo các góc nhọn ở các đỉnh C,D,E
Lời giải:
Có 5 tam giác vuông trong hình:
ΔABC vuông tại B
Δ CDB vuông tại B
Δ EDA vuông tại D
Δ DCA vuông tại C
Δ DCE vuông tại C
ΔABC vuông tại B suy ra:
∠A +∠(ACB) =90o (theo tính chất tam giác vuông)
⇒ ∠(ACB) =90o-∠A =90o-40o=50o
∠(ACB) +∠(BCD) =∠(ACD) =90o
⇒∠(BCD) =90o-∠(ACB) =90o-50o=40o
ΔACD vuông tại C suy ra:
∠A +∠(CDA) =90o (theo tính chất tam giác vuông)
⇒ ∠(CDA) =90o-∠A =90o-40o=50o
∠(CDA) +∠(CDE) =∠(ADE) =90o
⇒∠(CDE) =90o-∠(CDA) =90o-50o=40o
ΔDAE vuông tại D suy ra:
∠A +∠E =90o (theo tính chất tam giác vuông)
⇒∠ E =90o-∠A =90o-40o=50o
Bài 11 trang 138 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC có ∠B =70o; ∠C =30o. Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Kẻ AH vuông góc vói BC (H thuộc BC)
a) Tính ∠(BAC)
b) Tính ∠(ADH)
c) Tính ∠(HAD)
Lời giải:
a) Trong ΔABC có:
∠(BAC) + ∠B + ∠C = 180o (tổng ba góc trong tam giác)
Mà ∠(BAC) + 70o + 30o = 180
Vậy ∠(BAC) = 180o-70o - 30o = 80o
b) Ta có: ∠(A1 ) =(1/2 )∠(BAC) = (1/2).80o = 40o
(vì AD tia phân giác của góc BAC)
Trong ΔADC ta có ∠(ADH) là góc ngoài tại đỉnh D
Do đó: ∠(ADH) = ∠(A1) + ∠C (tính chất góc ngoài của tam giác)
Vậy ∠(ADH ) = 40o + 30o = 70o
c) ΔADH vuông tại H nên:
∠(HAD) + ∠(ADH) = 90o (tính chất tam giác vuông)
⇒∠ (HAD) = 90o-∠(ADH)o = 90o - 70o = 20o
Bài 12 trang 138 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC. Các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau ở I. Tính ∠(BIC) biết rằng:
a) ∠B = 80o,∠C = 40o
b) ∠A = 80o
c) ∠A = mo
Lời giải:
a) ∠B = 80o, ∠C = 40o
Ta có:
∠(B1) = (1/2)∠(ABC) = (1/2).80o = 40o (vì BD là tia phân giác ∠(ABC))
∠(C1) = (1/2)∠(ACB) = (1/2).40o = 20o (vì CE là tia phân giác ∠(ACB))
Trong ΔIBC, ta có: ∠(BIC) + ∠(B1) + ∠(C1) = 180o(tổng 3 góc trong tam giác)
Vậy: ∠(BIC) = 180o - (∠(B1) + ∠(C1)) = 180o - (40o + 20o) = 120o
b) Ta có:
+ Trong ΔBIC có ∠BIC = 180o - (∠B1 + ∠C1) (1)
+ BI, CI là phân giác của ∠ABC và ∠BCA nên:
∠B1 = 1/2. ∠ABC; ∠C1 = 1/2. ∠ACB
⇒ ∠B1 + ∠C1 = 1/2. (∠ABC + ∠ACB) (2)
⇒ ∠ABC + ∠ACB = 180 - ∠A (3).
Từ (1), (2) và (3) suy ra ∠BIC = 180o - 1/2.(180 - ∠A) = 90o + 1/2.∠A
+) Nếu ∠A = 80o ⇒ ∠BIC = 90º + 1/2.80o = 130o.
+) Nếu ∠A = mo ⇒ ∠BIC = 90o + 1/2.mo.
Bài 13 trang 138 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Trên hình bên có Ax song sog với By, ∠(CAx) =50o,∠(CBy) =40o. Tính ∠(ACB) bằng cách xem nó là góc ngoài của một tam giác.
Lời giải:
Kéo dài AC cắt By tại D
Vì By // Ax suy ra ∠(D1) = ∠A (hai góc so le trong)
Mà ∠A = 50o(gt) nên ∠(D1) = 50o
TrongΔBCD ta có ∠(ACB) là góc ngoài tại đỉnh C
⇒∠(ACB) = ∠B + ∠(D1) (tính chất góc ngoài của tam giác)
⇒∠(ACB) = 40o + 50o = 90o
Bài 14 trang 138 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Chứng minh rằng tổng ba góc ngoài ở ba đỉnh của một tam giác thì bằng 360º
Lời giải:
Ta có: ∠(A1 ) +∠(A2 ) =180o(hai góc kề bù)
∠(B1 ) +∠(B2 ) =180o(hai góc kề bù)
∠(C1 ) +∠(C2 )=180o(hai góc kề bù)
Suy ra: ∠(A1 ) +∠(A2 ) +∠(B1) +∠(B2 ) +∠(C1 ) +∠(C2 ) = 180º + 180º + 180º =540o
⇒∠(A2 ) + ∠( B2 ) +∠(C2 ) =540o-(∠(A1 ) +∠(B1 ) +∠(C1 ) ) (1)
Trong ΔABC, ta có:
∠(A1 ) +∠(B1 ) +∠(C1 ) =180o (tổng ba góc trong tam giác) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: ∠(A2 ) +∠(B2 ) +∠(C2 ) =540o-180o=360o
Bài 15 trang 138 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC có ∠A =90o. Gọi E là điểm nằm trên tam giác đó. Chứng minh rằng góc BEC là góc tù.
Lời giải:
Kéo dài AE cắt BC tại D
Trong ∆ABE ta có ∠E1 là góc ngoài tại đỉnh E
Suy ra: ∠E1 > ∠A1 (tính chất góc ngoài tam giác)(1)
Trong ∆AEC ta có ∠E2 là góc ngoài tại đỉnh E
Suy ra: ∠E2 > ∠A2 (tính chất góc ngoài tam giác)(2)
Cộng từng vế (1) và (2) ta có:
∠E1 + ∠E2 > ∠A1 +∠A2
Hay ∠ (BEC) > ∠ (BAC) = 90º
Vậy góc (BEC) là góc tù.
Bài 16 trang 139 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC có ∠A=90o, kẻ AH vuông góc với BC (H thuộc BC). Các tia phân giác của ∠C và ∠BAH cắt nhau ở I. Chứng minh rằng: ∠(AIC)=90o
Lời giải:
Ta có: AH⊥BC (gt) ⇒ ΔAHB vuông tại H
Trong tam giác vuông AHB ta có: ∠BHA = 90o
⇒ ∠B + ∠BAH = 90o (1)
Trong tam giác vuông ABC ta có: ∠BAC = 90o
⇒ ∠B + ∠C = 90o (2)
Từ (1) và (2) suy ra: ∠BAH = ∠C (3)
+) Vì AI là tia phân giác của góc BAC nên:
∠(BAI) = ∠(IAH) = 1/2.∠BAH (4)
Do CI là tia phân giác của góc ACB nên:
∠(ACI) = ∠(ICB) = 1/2.∠C (5)
+) Từ (3); (4) và (5) suy ra:
∠(BAI) = ∠(IAH) = ∠(ACI) = ∠(ICB)
+) Lại có:
∠BAI + ∠IAC = 90º
Suy ra: ∠ICA + ∠IAC = 90º
Trong ΔAIC có: ∠ICA+ ∠IAC = 90º
Vậy: ∠AIC = 90º.
Bài 1.1 trang 139 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tam giác ABC có ∠A = 40o. Các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau ở I.
Góc BIC bằng:
(A) 40o;
(B) 70o;
(C) 110o;
(D) 140o.
Lời giải:
Ta có:
+ Trong ΔBIC có ∠BIC = 180º - (∠B1 + ∠C1) (1)
+ BI, CI là phân giác của ∠ABC và ∠BCA nên:
∠B1 = 1/2. ∠BAC; ∠C1 = 1/2. ∠ACB
⇒ ∠B1 + ∠C1 = 1/2. (∠BAC + ∠BCA) (2)
+ Trong ΔABC có: ∠BAC + ∠BCA = 180 - ∠A =140º (3).
Từ (1), (2) và (3) suy ra ∠BIC = 180º - 1/2.140º = 110º
Chọn đáp án C
Bài 1.2 trang 139 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tam giác ABC có ∠A= 75o. Tính ∠B và ∠C, biết :
a) ∠B= 2∠C ;
b) ∠B - ∠C= 25o.
Lời giải:
Bài 1.3 trang 139 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tam giác ABC có ∠B = 110o, ∠C = 30o. Gọi Ax là tia đối của tia AC. Tia phân giác của góc BAx cắt đường thẳng BC tại K. Chứng minh rằng tam giác KAB có hai góc bằng nhau.
Lời giải:
+) Hai góc ∠ABK và ∠ABC là hai góc kề bù nên:
∠ABK = 180° - ∠ABC = 180° - 110° = 70° (1)
+) Góc Bax là góc ngoài tam giác tại đỉnh A của tam giác ACK nên:
∠BAx = 110° + 30° = 140° ( tính chất góc ngoài tam giác).
+) Do AK là tia phân giác của góc BAx nên:
∠BAK = ∠BAx : 2 = 140° : 2 = 70°. (2)
Từ (1) và (2) suy ra tam giác KAB có hai góc bằng nhau.
Bài 1.4 trang 139 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi d là đường thẳng vuông góc với BC tại C. Tia phân giác của góc B cắt AC ở D và cắt d ở E. Chứng minh rằng tam giác CDE có hai góc bằng nhau.
Lời giải:
+) Ta có BD là tia phân giác của góc ABC nên: ∠(ABD) = ∠(DBC) (1)
+ Lại có: ∠(ADB)= ∠(CDE) ( hai góc đối đỉnh) (2)
+) Tam giác ABD vuông tại A nên:
∠ (ABD) + ∠(ADB) = 90° (tính chất tam giác vuông) (3)
Từ (1); (2) và (3) suy ra: ∠ (DBC) + ∠(CDE) = 90° (4)
+) Tam giác BCE vuông tại C nên:
∠ (DBC) + ∠(BEC) = 90° (tính chất tam giác vuông) (5)
Từ (4) và (5) suy ra : ∠ (CDE) = ∠(BEC)
Vậy tam giác CDE có hai góc bằng nhau.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 7 chọn lọc, chi tiết khác:
- Bài 2: Hai tam giác bằng nhau
- Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)
- Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (c.g.c)
- Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (g.c.g)
- Bài 6: Tam giác cân
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung SBT Toán 7 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều