Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

Bài 24 trang 12 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm x ∈ Q, biết:

a. |x| = 2,1

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

d. |x| = 0,35 và x > 0

Lời giải:

a. |x| = 2,1 => x = 2,1 hoặc x = -2,1

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

d. |x| = 0,35 và x > 0 => x = 0,35

Bài 25 trang 12 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tính :

a. 3,26 – 1,549

b. 0,167 – 2,396

c. -3,29 – 0,867

d. -5,09 + 2,65

Lời giải:

a. 3,26 – 1,549 = 1,711

b) 0,167 – 2,396 = 0,167 + (- 2,396)

= - (2,396 – 0,167) = -2,229

c) - 3,29 - 0,867 = (-3,29) + (-0,867)

= - (3,29+ 0,867) = -4,157

d) – 5,09 + 2,65 = - (5,09 – 2,65) = -2,44

Bài 26 trang 12 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Với bài tập: tính tổng S = (-7,8 ) + (-5,3) + (+7,8) + (+1,3), hai bạn cường và Mai đã làm như sau:

Bài làm của cườngBài làm của Mai

S = (-7,8 ) + (-5,3) + (+7,8) + (+1,3)

= (-13,1) + (+7,8) + ( +1,3)

= (-5,3) + (+ 1,3)

= -4

S = (-7,8 ) + (-5,3) + (+7,8) + (+1,3)

= [(-7,8) + (+7,8)] + [(-5,3) + ( +1,3)]

= 0 + (-4)

= -4

a. Hãy giải thích cách làm của mỗi bạn

b. Theo em, nên làm cách nào?

Lời giải:

Tổng S = (-7,8 ) + (-5,3) + (+7,8) + (+1,3)

Bài làm của cườngBài làm của Mai

S = (-7,8 ) + (-5,3) + (+7,8) + (+1,3)

= (-13,1) + (+7,8) + ( +1,3)

= (-5,3) + (+ 1,3)

= -4

S = (-7,8 ) + (-5,3) + (+7,8) + (+1,3)

= [(-7,8) + (+7,8)] + [(-5,3) + ( +1,3)]

= 0 + (-4)

= -4

a. Bạn Cường thực hiện phép tính bình thường ( thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải).

Bạn Mai sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để thực hiện phép tính hợp lý.

b. Theo em nên chọn cách làm của bạn Mai

Bài 27 trang 12 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tính bằng cách hợp lý giá trị của các biểu thức sau:

a. (-3,8) + [(-5,7) + ( +3,8)]

b. (+31,4) + [(+6,4) + (-18)]

c. [(-9,6) + (+4,5)] + [(+9,6) + (-1,5)]

d. [(-4,9) + (-37,8)] + [(+1,9) + (+2,8)]

Lời giải:

a. (-3,8) + [(-5,7) + ( +3,8)] = [(-3,8) + (+3,8)] + (-5,7)

= 0 + (-5,7) = -5,7

b. (+31,4) + [(+6,4) + (-18)] = [(+31,4) + (-18)] + (+6,4)

= (+13,4) + ( +6,4) =19,8

c. [(-9,6) + (+4,5)] + [(+9,6) + (-1,5)] = [(-9,6) + (+9,6)] + [(+4,5) + (-1,5)]

= 0 + 3 = 3

d. [(-4,9) + (-37,8)] + [(+1,9) + (+2,8)] = [(-4,9) + (+1,9)] + [( -37,8) + ( + 2,8)]

= (-3) + ( -35) = -38

Bài 28 trang 12 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tính giá trị của các biểu thức sau khi bỏ dấu ngoặc:

A = (3,1 – 2,5) – (-2,5 + 3,1)

B = (5,3 – 2,8) – (4 + 5,3)

C = - (251.3 + 281) + 3.251 – (1- 281)

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

Lời giải:

A = (3,1 – 2,5) – (-2,5 + 3,1)

= 3,1 – 2,5 + 2,5 -3,1

= ( 3,1 - 3,1) +(2,5 – 2,5)

= 0 + 0 = 0

B = (5,3 – 2,8) – (4 + 5,3)

= 5,3 – 2,8 -4 -5,3

= (5,3 – 5,3 ) – (2,8 + 4)

= 0 – 6,8 = -6,8

C = - (251.3 + 281) + 3.251 – (1- 281)

= -251.3 -281 + 251.3 -1 + 281

= (-251.3 + 251.3 )+ ( -281 + 281) -1

= 0 + 0 - 1 = -1.

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

Bài 29 trang 13 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tính giá trị của các biểu thức sau với |a| = 1,5; b = -0,75

M = a + 2ab – b

N = a : 2 – 2 : b

P = (-2) : a2 - b.(2/3)

Lời giải:

Vì |a| = 1,5 nên a = 1,5 hoặc a = -1,5

Với a = 1,5; b = -0,75. Ta có:

M = 1,5 + 2.1,5( - 0,75) – (-0,75)

= 1,5 + ( -2,25) + 0,75

= (1,5 + 0,75) + (-2,25)

= 2,25 + (-2,25) = 0

N = 1,5 : 2 -2 : ( -0,75)

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

P = (-2) : (1,5)2 - (-0,75).(2/3)

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

Với a = -1,5; b = -0,75 ta có:

M = - 1,5 + 2.(-1,5) ( - 0,75) – (-0,75)

= - 1,5 + ( 2,25) + 0,75

= (2,25+ 0,75) - 1,5

= 3 – 1,5 = 1,5

N = - 1,5 : 2 - 2 : ( -0,75)

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

P = (-2) : (-1,5)2 — (-0,75).(2/3)

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

Bài 30 trang 13 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tính theo hai cách giá trị của các biểu thức sau

E = 5,5.(2 – 3,6)

F = - 3,1.(3 – 5,7)

Lời giải:

E = 5,5.(2 – 3,6) = 5,5.(-1,6) = -8,8

E = 5,5.(2 – 3,6) = 5,5.2 – 5,5.3,6 = 11 – 19,8 = -8,8

F = - 3,1.(3 – 5,7) = -3,1.(-2,7) = 8,37

F = - 3,1.(3 – 5,7) = -3,1.3 + 3,1. 5,7= -9,3 + 17,67 = 8,37

Bài 31 trang 13 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm x ∈ Q, biết

a. |2,5 – x| = 1,3

b. 1,6 - | x – 0,2| = 0

c. |x – 1,5 | + | 2,5 – x | = 0

Lời giải:

a. Vì |2,5 – x| = 1,3 nên 2,5 – x =1,3 hoặc 2,5 – x = - 1,3

+) Trường hợp 1: Nếu 2,5 – x = 1,3

     x = 2,5 – 1,3

     x = 1,2

+) Trường hợp 2: Nếu 2,5 – x = -1,3

     x = 2,5 – ( -1,3)

     x = 2,5 + 1,3

     x = 3,8

Vậy x = 1,2 hoặc x = 3,8

b. 1,6 - | x – 0,2| = 0 => |x – 0,2 | =1,6

Suy ra: x – 0,2 = 1,6 hoặc x- 0,2 = - 1,6.

+) Trường hợp 1: x – 0,2 = 1,6

     x = 1,6 + 0,2

     x = 1,8

+) Trường hợp 2: x – 0,2 = -1,6

     x = – 1,6 + 0,2

     x = -1,4

Vậy x = 1,8 hoặc x = -1,4

c. |x – 1,5 | + | 2,5 – x | = 0

Với mọi x ta có:

Suy ra:

Do đó, khi x – 1,5 = 0 và 2,5 – x = 0

⇒ x= 1,5 và x = 2,5 (điều này không đồng thời xảy ra).

Vậy không có giá trị nào của x thoả mãn bài toán.

Bài 32 trang 13 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm giá trị lớn nhất của:

A = 0,5 - |x – 3,5|

B = -|1,4 – x| -2

Lời giải:

A = 0,5 - | x- 3,5|

Vì |x – 3,5| ≥ 0 nên 0,5 - |x -3,5| ≤ 0,5

Suy ra: A = 0,5 - |x -3,5| ≤ 0,5

A có giá trị lớn nhất là 3,5 khi |x -3,5| = 0 ⇒ x = 3,5

Vậy A có giá trị lớn nhất bằng 0,5 khi x = 3,5

B = -| 1,4 – x| -2

Vì |1,4 – x| ≥ 0 ⇒ -|1,4 – x| ≤ 0 nên -|1,4 – x| - 2 ≤ -2

B có giá trị lớn nhất là -2 khi |1,4 – x| =0 ⇒ x = 1,4

Vậy B có giá trị lớn nhất bằng -2 khi x = 1,4

Bài 33 trang 13 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm giá trị nhỏ nhất của:

C = 1,7 + |3,4 –x|

D = |x + 2,8| -3,5

Lời giải:

C = 1,7 + |3,4 –x|

Vì |3,4 – x| ≥ 0 ⇒ 1,7 + | 3,4 – x| ≥ 1,7

Suy ra C = 1,7 + |3,4 – x| ≥ 1,7

C có giá trị nhỏ nhất là 1,7 khi | 3,4 – x | = 0 ⇒ x = 3,4

Vậy C có giá trị nhỏ nhất bằng 1,7 khi x = 3,4

D = |x + 2,8| -3,5

Vì |x + 2,8| ≥ 0 ⇒ |x + 2,8| - 3,5 ≥ -3,5

Suy ra” D = |x + 2,8 | - 3,5 ≥ -3,5

D có giá trị nhỏ nhất là -3,5 khi | x + 2,8| = 0 ⇒ x = -2,8

Vậy D có giá trị nhỏ nhất bằng -3,5 khi x = -2,8

Bài 34 trang 13 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Đặt một cặp dấu () vào biểu thức ở vế trái để được kết quả đúng bằng vế phải:

a. 2,2 – 3,3 + 4,4 – 5,5 + 6,6 = -8,8

b. 2,2 – 3,3 + 4,4 -5,5 + 6,6 = -4,4

c. 2,2 – 3,3 + 4,4 – 5,5 + 6,6 = 6,6

d. 2,2 – 3,3 + 4,4 – 5,5 + 6,6 = -6,6

Lời giải:

a. 2,2 – 3,3 + 4,4 – (5,5 + 6,6) = -8,8

Vì 2,2 – 3,3 + 4,4 – ( 5,5 + 6,6)

= 2,2 – 3,3 + 4,4 – 5,5 – 6,6

= (2,2 + 4,4 – 6,6) – (3,3 + 5,5)

= 0 – 8,8 = - 8,8

b. 2,2 – (3,3 + 4,4) - 5,5 + 6,6 = -4,4

Vì 2,2 – (3,3 + 4,4) – 5,5+ 6,6

= (2,2 + 6,6) – (3,3 + 4,4 + 5,5)

= 8,8 – 13,2

= - (13,2 – 8,8) = - 4,4

c. 2,2 – (3,3 + 4,4 – 5,5) + 6,6 = 6,6

Vì 2,2 – (3,3 + 4,4 – 5,5) + 6,6

= 2,2 – 3,3 – 4,4+ 5,5 + 6,6

= ( 2,2+ 5,5) – ( 3,3 + 4,4) + 6,6

= 7,7 – 7,7 + 6,6 = 6,6

d. 2,2 – ( 3,3 + 4,4 – 5,5 + 6,6) = -6,6

vì 2,2 – ( 3,3 + 4,4 – 5,5 + 6,6)

= 2,2 – 3,3 – 4,4 + 5,5 – 6,6

= (2,2 + 5,5) – (3,3 + 4,4) – 6,6

= 7,7 – 7,7 – 6,6

= 0- 6,6 = - 6,6

Bài 35 trang 13 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tính: 12345,4321.2468,91011+ 12345,4321.(-2468,91011)

Lời giải:

12345,4321.2468,91011+ 12345,4321.(-2468,91011)

= 12345,4321(2468,91011 – 2468,91011) = 12345,4321.0 = 0

Bài 36 trang 13 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Đúng hay sai?

5,7.(7,865.31,41)= (5,7.7,865).(5,7.31,41)

Lời giải:

5,7.(7,865.31,41)= (5,7.7,865).(5,7.31,41)

Sai vì không có tính chất phân phối giữa phép nhân và phép nhân

Bài 37 trang 13 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Giả sử x ∈ Q. Kí hiệu [x], đọc là phần nguyên của x, là số nguyên lớn nhất không vượt quá x, nghĩa là [x] là số nguyên sao cho:

[x] ≤ x < [x] + 1

Tìm [2,3], [1/2], [-4], [-5,16]

Lời giải:

Ta có: 2 < 2,3 < 3 ⇒ [2,3] = 2

0 < 1/2 < 1 ⇒ [1/2]=0

-4 ≤ -4 < -3 ⇒ [-4] = -4

-6 < -5,16 < -5 ⇒ [-5,16] = -6

Bài 38 trang 14 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Giả sử x ∈ Q. Kí hiệu {x} đọc là phần lẻ của x, là kí hiệu x – {x}, ngĩa là: {x} = x – [x]

Tìm {x} biết: x = 0,5; x = -3,15

Lời giải:

* x = 0,5

Ta có: 0 < 0,5 < 1 nên [x] = 0 ⇒ {x} = 0,5 – 0 = 0,5

* x = -3,15

Ta có: - 4 < -3,15 < -3 nên [x] = -4

⇒ {x} = -3.15 – (-4)

= - 3,15 + 4 = 0,85.

Bài 4.1 trang 14 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khẳng định đúng với x là số hữu tỉ:

A) Nếu x > 0 thì1. |x| < x
B) Nếu x = 0 thì2. |x| = x
C) Nếu x < 0 thì3. |x| = 3,14
D) Nếu x = 3,14 thì 4. |x| = -x
5. |x| = 0

Lời giải:

A) - 2);    B) - 5);    C) - 4);    D) - 3)

(Lưu ý: B có thể nối với 2) hoặc với 4).

Bài 4.2 trang 14 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho A = -12,7.32,6 + 2,7.12,8 + 12,7.2,6 + 2,7.17,2. Giá trị của biểu thức A là:

(A) - 300;     (B) -200;

(C) 300;     (D) 200.

Hãy chọn đáp án đúng.

Lời giải:

Ta có: A = -12,7.32,6 + 2,7.12,8 + 12,7.2,6 + 2,7.17,2

A = ( -12,7. 32,6 + 12,7. 2,6) + ( 2,7.12,8 + 2,7. 17,2)

A = 12,7. ( - 32,6 + 2,6) + 2,7. ( 12,8 + 17,2)

A = 12,7. (-30) + 2,7. 30

A = 30. ( - 12, 7 + 2,7)

A = 30. (-10) = -300

Chọn (A) - 300.

Bài 4.3 trang 14 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho a = -6, b = 3, c = -2.

Tính: |a + b − c|; |a – b + c|; |a – b − c|.

Lời giải:

|a + b − c| = |−6 + 3 − (−2)| = |−6 + 3 + 2 | = |−1| = 1;

|a – b + c| = |−6 – 3 + (−2)| = |−6 – 3 − 2| = |−11| = 11;

|a – b – c| = |−6 – 3 − (−2)| = |−6 – 3 + 2| = |−7| = 7.

Bài 4.4 trang 14 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm x, biết:

|x − 1| + |x − 4| = 3x.

Lời giải:

* Xét x < 1 thì x - 1 < 0 và x – 4 < 0 nên:

|x - 1| = 1 - x; |x - 4| = 4 - x

Ta có: 1 - x + 4 - x = 3x

1 + 4 = 3x + x+ x

       5 = 5x

       5x = 5

         x = 1 (không thỏa mãn điều kiện x < 1).

* Xét 1 ≤ x < 4 thì x – 1 ≥ 0 và x – 4 < 0 nên:

|x - 1| = x - 1; |x - 4| = 4 - x

Ta có: x – 1 + 4 – x = 3x

       3 = 3x

       3x = 3

         x = 3: 3

          x = 1( thỏa mãn điều kiện)

* Nếu x ≥ 4 thì x – 1 > 0 và x – 4 ≥ 0 nên:

|x - 1| = x - 1; |x - 4| = x - 4

Ta có: x - 1 + x - 4 = 3x

   2x – 5 = 3x

       - 5 = 3x – 2x

       - 5 = x

          x = - 5 ( không thỏa mãn điều kiện)

Vậy x = 1

Bài 4.5 trang 14 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm x, biết:

|x + 1| + |x + 4| = 3x.

Lời giải:

Với |x + 1| ≥ 0, |x + 4| ≥ 0 với mọi x nên |x + 1| + |x + 4|

Suy ra: 3x ≥ 0 hay x ≥ 0.

Với x ≥ 0 ta có: x+ 1 > 0 và x + 4 > 0 nên |x + 1| = x + 1 và |x + 4| = x + 4

Ta có: x + 1 + x + 4 = 3x

     2x + 5 = 3x

             5 = 3x – 2x

             5 = x hay x= 5

Vậy x = 5.

Bài 4.6 trang 14 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm x, biết: |x(x − 4)| = x.

Lời giải:

Vì vế trái |x(x − 4)| ≥ 0 với mọi x nên vế phải x ≥ 0.

Ta có: x|x − 4| = x (vì x ≥ 0).

Nếu x = 0 thì 0|0 − 4| = 0 (đúng)

Nếu x ≠ 0 từ x. | x - 4| = x suy ra:

|x − 4| = 1 (chia cả hai vế cho)

⇔ x – 4 = 1 hoặc x – 4 = -1

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

Vậy x = 0, x = 5, x = 3.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 7 chọn lọc, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung SBT Toán 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên