Sách bài tập Toán 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ
Sách bài tập Toán 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ
Bài 44 trang 74 sách bài tập Toán 7 Tập 1: a. Viết toạ độ các điểm M, N , P , Q trong hình dưới
b. Em có nhận xét gì về toạ độ của các cặp điểm M và N; P và Q
Lời giải:
a. Ta có:
M(2;3), N(3;2), P(0;-3), Q(-3;0)
b. Hoành độ của điểm M là tung độ của điểm N, tung độ của điểm M là hoành độ của điểm N.
Hoành độ của điểm P là tung độ của điểm Q, tung độ của điểm P là hoành độ của điểm Q.
Bài 45 trang 74 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ một hệ trục toạ độ và đánh dấu vị trí các điểm:
A(2;-1,5); B (-3;3/2) C(2,5;0)
Lời giải:
Bài 46 trang 74 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Xem hình dưới hãy cho biết:
a. Tung độ của các điểm A, B
b. Hoành độ của các điểm C, D
c. Tung độ của một điểm bất kì trên trục hoành và hoành độ của một điểm bất kì trên trục tung
Lời giải:
a. Tung độ của điểm A, B bằng 0
b. Hoành độ của điểm C, D bằng 0
c. Tung độ của một điểm bất kì trên trục hoành bằng 0 và hoành độ của một điểm bất kì trên trục tung bằng 0
Bài 47 trang 75 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm toạ độ các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ và của tam giác ABC trong hình dưới
Lời giải:
Toạ độ đỉnh của hình chữ nhật MNPQ là:
M(2;3); N(5;3);P(5;1);Q(2;1)
Toạ độ các đỉnh tam giác ABC là:
A(-3;3);B(-1;2);C(-5;0)
Bài 48 trang 75 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ một hệ trục Oxy và đánh dấu các điểm
G(-2;-0,5); H(-1;-0,5); I(-1;-1,5); K(-2;-1,5). Tứ giác GHIK là hình gì?
Lời giải:
Hình vẽ:
Tứ giác GHIK là hình vuông
Bài 49 trang 75 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cân nặng và tuổi của 4 bạn được biểu diễn trên mặt phẳng toạ độ (hình dưới) (mỗi đơn vị trên trục hoành biểu thị 1 năm, mỗi đơn vị trên trục tung biểu thị 2,5kg). Hỏi:
a. Ai là người nặng nhất và nặng bao nhiêu cân?
b. Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?
c. Giữa Hương và Liên ai nặng hơn và ai nhiều tuổi hơn?
Lời giải:
a. Bạn Hùng nặng nhất và nặng 16 đơn vị = 16. 2,5 = 40kg.
b. Bạn Dũng ít tuổi nhất và có 11 tuổi
c. Bạn Liên nặng 14.2,5 = 35 kg và 12 tuổi
Bạn Hương nặng 12. 2,5 = 30 kg và 13 tuổi
Bài 50 trang 76 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ một hệ trục toạ độ và đường phân giác của các góc phần tư thư I, III
a. Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ là 2. Điểm A có tung độ là bao nhiêu?
b. Em có dự đoán gì về mối liên hệ giữa tung độ và hoành độ của điểm M nằm trên đường phân giác đó?
Lời giải:
Hình vẽ:
a. Điểm A có hoành độ bằng 2 thì điểm A có tung độ bằng 2.
b. Điểm M nằm trên đường phân giác của các góc phần tư thứ I, III thì có tung độ và hoành độ bằng nhau.
Bài 51 trang 76 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Làm tương tự như bài 50 đối với đường phân giác của các góc phần tư thứ II; IV.
Tức là:
Vẽ một hệ trục toạ độ và đường phân giác của các góc phần tư thứ II,IV.
a. Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ là 2. Điểm A có tung độ là bao nhiêu?
b. Em có dự đoán gì về mối liên hệ giữa tung độ và hoành độ của điểm M nằm trên đường phân giác đó?
Lời giải:
Hình vẽ:
a. Điểm A có hoành độ bằng 2 thì điểm A có tung độ bằng - 2.
b. Điểm M nằm trên đường phân giác của các góc phần tư thứ II, IV thì có tung độ và hoành độ đối nhau
Bài 52 trang 76 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm toạ độ của đỉnh thứ tư của hình vuông trong mỗi trường hợp dưới đây(hình dưới).
Lời giải:
a.
Dựa vào hình vẽ thấy tọa độ đỉnh còn lại là D(4; -3).
b.
Dựa vào hình vẽ thấy tọa độ đỉnh còn lại là Q(6; 2).
Bài 6.1 trang 76 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Điền vào chỗ trống các từ thích hợp.
Trên mặt phẳng tọa độ:
a) Mỗi điểm M xác định…….(x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0)……điểm M.
b) Cặp số (x0; y0) là tọa độ của điểm M, x0 là…………….và y0 là…………của điểm M
c) Điểm M có tọa độ……………….. được kí hiệu là M(x0; y0).
Lời giải:
a) … một cặp số … xác định một…
b) … hoành độ… tung độ…
c) … (x0; y0) …
Bài 6.2 trang 77 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Xem hình bs1 và điền Đ, S vào ô trống trong bảng sau:
Tọa độ của điểm | Đáp số |
1) M(2; -3) | |
2) M(-3; 2) | |
3) N(2; -3) | |
4) N(3; -2) | |
5) P(-1; -2) | |
6) Q(0; -2) | |
7) Q(-2; 0) |
Lời giải:
1) S; 2) Đ; 3) Đ; 4) S; 5) Đ; 6) S; 7) Đ.
Bài 6.3 trang 77 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ một hệ trục tọa độ
a)Vẽ một đường thẳng m song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm (0; 3). Em có nhận xét gì về tung độ của các điểm trên đường thẳng m.
b) Vẽ một đường thẳng n vuông góc với trục hoành tại điểm (2; 0). Em có nhận xét gì về hoành độ của các điểm trên đường thẳng n.
Lời giải:
a) Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng m đều có tung độ bằng 3.
b) Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng n đều có hoành độ bằng 2.
Bài 6.4 trang 77 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Trong mặt phẳng tọa độ cho các điểm : M(2; 3); N(-2; 3); P(2; -3); Q(-2; -3). Các đoạn thẳng song song với trục hoành là:
(A) MP và QP;
(B) MP;
(C) PQ;
(D) NP và MQ.
Lời giải:
Nhận thấy các đường thẳng song song với trục hoành là MN và PQ.
Vậy chọn đáp án C.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 7 chọn lọc, chi tiết khác:
- Bài 7: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0)
- Ôn tập chương 2
- Bài 1: Hai góc đối đỉnh
- Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc
- Bài 3: Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung SBT Toán 7 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều