Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)
Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)
Bài 27 trang 140 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 2,5cm. Sau đó đo mỗi góc của tam giác.
Lời giải:
Ta có: AB=AC=BC=2,5cm
Suy ra: ΔABC đều
Vậy:∠ A =∠B =∠C =60o
Bài 28 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hai tam giác ABC và ABD có AB = BC = CA = 3cm, AD = BD = 2cm (C và D nằm khác phía đối với AB)
Chứng minh rằng: ∠(CAD) =∠(CBD)
Lời giải:
Xét ΔCAD và ΔCBD, ta có:
AC = BC (= 3 cm)
AD = BD (= 2 cm)
CD cạnh chung
Suy ra: ΔCAD= ΔCBD(c.c.c)
Vậy ∠(CAD) =∠(CBD) ̂(hai góc tương ứng)
Bài 29 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho góc xOy. Trên tia Ox lấy điểm C, trên tia Oy lấy điểm D sao cho OD = OC. Vẽ các cung tròn tâm C và tâm D có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại E nằm trong xOy. Chứng minh rằng OE là tia phân giác của góc xOy
Lời giải:
Xét ΔCOE và ΔDOE. Ta có:
OE cạnh chung
OD = OC (giả thiết)
DE=CE ( bán kính 2 cung tròn có bán kính bằng nhau)
Suy ra: ΔCOE= ΔDOE(c.c.c)
Vậy : ∠(COE) =∠(DOE) (hai góc tương ứng)
Vì điểm E nằm trong góc xOy nên tia OE nằm giữa OC và OD (2)
Từ (1) và (2) suy ra: OE là tia phân giác của góc DOC hay OE là tia phân giác của góc xOy
Bài 30 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm chỗ sai trong bài làm sau đây của một học sinh (hình bên)
ΔABC=ΔDCB (c.c.c)
⇒∠(B1 ) = ∠B2 ) (cặp góc tương ứng)
⇒ BC là tia phân giác của góc ABD
Lời giải:
Bạn học sinh suy luận ΔABC = ΔDCB
⇒ ∠(B1) = ∠(B2) là sai vì ∠(B1 ) và ∠(B2 ) không phải là 2 góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau nói trên. Do đó không suy luận ra được BC là tia phân giác của góc ABD
Bài 31 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ tam giác ABC có AB = AC = 6cm; BC = 2cm. Sau đó đo góc A để kiểm tra rằng ∠A ≈20o
Lời giải:
Hình vẽ:
-) Dùng thước dựng đoạn thẳng BC = 2 cm.
-) Dùng compa dựng cung tròn tâm B, bán kính R = 6cm và dựng cung tròn tâm C, bán kính R = 6cm.
Hai cung tròn này cắt nhau tại A. Nối B với A, C với A.
Ta được tam giác ABC thỏa mãn đầu bài.
-) Dùng thước đo độ ta được: ∠A ≈ 20º
Bài 32 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tam giác ABC có AB = AC, M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng AM vuông góc với BC.
Lời giải:
Xét ΔAMB và ΔAMC, ta có:
AB = AC (gt)
BM = CM (vì M là trung điểm BC)
AM cạnh chung
Suy ra: ΔAMB= ΔAMC(c.c.c)
⇒ ∠(AMB) =∠(AMC) ̂(hai góc tương ứng)
Ta có: ∠(AMB) +∠(AMC) =180o (hai góc kề bù)
∠(AMB) =∠(AMC) =90o. Vậy AM ⏊ BC
Bài 33 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho đoạn thẳng AB. Vẽ cung tròn tâm A bán kính AB và cung tròn tâm B bán kính BA, chúng cắt nhau ở C và D. Chứng minh rằng:
a, ΔABC= ΔABD
b, ΔACD= ΔBCD
Lời giải:
a, Xét ΔABC và ΔABD, ta có:
AC = AD (bằng bán kính đường tròn (A))
Ab cạnh chung
BC = BD (bằng bán kính đường tròn (B))
Suy ra: ΔABC = ΔABD (c.c.c)
b, Xét ΔACD và ΔBCD, ta có:
AC = BC (= AB)
CD cạnh chung
AD = BD (= AB)
Suy ra: ΔACD = ΔBCD(c.c.c)
Bài 34 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC. Vẽ cung tròn tâm A bán kính BC, vẽ cung tròn tâm C bán kính BA, chúng cắt nhau tại D ( D và B nằm khác phía đối với AC). Chứng minh rằng AD // BC
Lời giải:
Xét ΔABC và ΔCDA, ta có:
AB = CD (theo cách vẽ)
AC cạnh chung
BC = AD (theo cách vẽ)
Suy ra: ΔABC = ΔCDA (c.c.c) ⇒ ∠(ACB) =∠(CAD) (hai góc tương ứng)
Vậy AD // BC ( vì có cặp góc so le trong bằng nhau)
Bài 35 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho đường thẳng xy, các điểm B và C nằm trên xy, điểm A nằm ngoài xy. Dựa vào bài 34, hãy nêu cách vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC.
Lời giải:
Nối AB, nửa mặt phẳng bờ BC có chứa A. Vẽ cung tròn tâm A bán kính bằng BC. Vẽ cung tròn tâm C bán kính bằng AB. Hai cung tròn cắt nhau tại D.
Kẻ đường thẳng AD ta có AD // xy
Bài 3.1 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hình bs 1. Điền vào chỗ trống:
∠(A1 ) = ….
∠(A2) = ….
∠B = …..
Lời giải:
Xét ∆ABC và ∆CDA có:
AB = DC ( giả thiết)
BC = DA( giả thiết)
AC chung
Suy ra: ∆ABC và ∆CDA (c.c.c)
Suy ra: các góc tương ứng bằng nhau:
∠A1 = ∠C2;
∠A2 = ∠C1;
∠B = ∠D.
Bài 3.2 trang 142 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ tam giác ABC có BC = 2cm, AB = AC = 3cm.
b) Gọi E là trung điểm của cạnh BC của tam giác ABC trong câu a). Chứng minh rằng AE là tia phân giác của BAC.
Lời giải:
a) Xem hình bs 10.
b) ΔBAE và ΔCAE có:
AB = AC (gt)
BE = EC (E là trung điểm BC)
AE chung.
⇒ ΔBAE = ΔCAE (c.c.c)
⇒ ∠BAE = ∠CAE (hai góc t.ư)
Hay AE là phân giác của góc BAC.
Bài 3.3 trang 142 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho bốn điểm A, B, C, D thuộc đường tròn (O) sao cho AB = CD. Chứng minh rằng ∠(AOB) = ∠(COD)
Lời giải:
Xét ΔAOB và ΔCOD có:
OA = OC (cùng bằng bán kính đường tròn)
OB = OD (cùng bằng bán kính đường tròn)
AB = CD (gt)
⇒ ΔAOB = ΔCOD (c.c.c)
⇒ ∠AOB = ∠COD (hai góc t.ư)
Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 7 chọn lọc, chi tiết khác:
- Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (c.g.c)
- Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc (g.c.g)
- Bài 6: Tam giác cân
- Bài 7: Định lí Pi-ta-go
- Bài 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung SBT Toán 7 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều