Với 30 bài tập trắc nghiệm tổng hợp Toán 10 Chương 8: Đại số tổ hợp có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ
các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 10.
30 Bài tập trắc nghiệm tổng hợp Toán 10 Chương 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Câu 1. Cho các số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên lẻ gồm 4 chữ số đôi một khác nhau
Quảng cáo
A. 300;
B. 261;
C. 235;
D. 679.
Đáp án đúng là: A
Gọi số cần lập , a ≠ 0.
Công đoạn 1, chọn số d có 3 cách chọn (Vì là số lẻ nên d chỉ có thể chọn một trong 3 số 1; 3; 5).
Công đoạn 2, chọn số a có 5 cách chọn (Vì a ≠ 0; a ≠ d nên a không được chọn số 0 và số d đã chọn).
Công đoạn 3, chọn số b có 5 cách chọn (Vì b ≠ a; b ≠ d nên b không được chọn lại số a, d đã chọn).
Công đoạn 4, chọn số c có 4 cách chọn (Vì c ≠ a; c ≠ b; c ≠ d nên c không được chọn lại số a, b, d đã chọn).
Tổng kết, áp dụng quy tắc nhân ta có số các số tự nhiên lẻ gồm 4 chữ số đôi một khác nhau là: 3.5.5.4 = 300.
Câu 2. Cho các số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên lẻ gồm 5 chữ số đôi một khác nhau sao các số này lẻ không chia hết cho 5.
A. 5120;
B. 3523;
C. 2520;
D. 3145.
Đáp án đúng là: C
Gọi số cần lập , a ≠ 0; a, b, c, d, e ∈ {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8}.
Công đoạn 1, chọn số e có 3 cách chọn (Vì là số lẻ và không chia hết cho 5 nên e chỉ có thể chọn một trong 3 số 1; 3; 7).
Công đoạn 2, chọn số a có 7 cách chọn (Vì a ≠ 0;a ≠ e nên a không được chọn số e đã chọn).
Công đoạn 3, chọn số b có 6 cách chọn (Vì b ≠ a; b ≠ e nên b không được chọn lại số a, e đã chọn).
Công đoạn 4, chọn số c có 5 cách chọn (Vì c ≠ a; c ≠ b; c ≠ e nên c không được chọn lại số a, b, e đã chọn).
Công đoạn 5, chọn số d có 4 cách chọn (Vì d ≠ a; d ≠ b; d ≠ c; d ≠ e nên d không được chọn lại số a, b, c, e đã chọn).
Vậy áp dụng quy tắc nhân ta có số các số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau sao các số này lẻ không chia hết cho 5 là: 3.7.6.5.4 = 2520 (số).
Quảng cáo
Câu 3. Có 10 quả cầu đỏ được đánh số từ 1 đến 10, 7 quả cầu xanh được đánh số từ 1 đến 7 và 8 quả cầu vàng được đánh số từ 1 đến 8. Hỏi có bao nhiêu cách lấy ra 3 quả cầu khác màu và khác số.
A. 392;
B. 1023;
C. 3014;
D. 391.
Đáp án đúng là: A
Ta chọn các quả cầu theo trình tự sau:
Công đoạn 1. Chọn quả cầu xanh: 7 cách chọn (Vì cầu xanh được chọn tuỳ ý từ 1 đến 7).
Công đoạn 2, Chọn quả cầu vàng: có 7 cách chọn (Vì số đánh trên cầu vàng không được chọn lại số đã đánh trên quả cầu xanh đã chọn).
Công đoạn 3, Chọn quả cầu đỏ: có 8 cách chọn (Vì số trên quả cầu đỏ chọn không được chọn lại các số mà quả cầu xanh và quả cầu vàng đã chọn).
Vậy số cách lấy ra 3 quả cầu khác màu và khác số là 7.7.8 = 392 cách chọn.
Câu 4. Với n là số tự nhiên thỏa mãn , hệ số của số hạng chứa x4 trong khai triển nhị thức ( với x ≠ 0) bằng
A. 1972;
B. 786;
C. 1692;
D. – 1792.
Đáp án đúng là: D
Điều kiện n ≥ 6 và nℕ
2n3 – n2 – 9n – 888 = 0
Khi đó ta có khai triển:
Ta có số hạng tổng quát trong khai triển nhị thức (a + b)n là an - kbk
Hệ số của số hạng chứa x4 là (- 1)328 - 3 = - 1792.
Câu 5. Lớp 10A có 20 học sinh nam và 25 học sinh nữ. Thầy giáo có bao nhiêu cách chọn ra hai học sinh để thi đấu cầu lông đôi nam nữ.
Quảng cáo
A. 20;
B. 25;
C. 45;
D. 500.
Đáp án đúng là: D
Vì thi đấu cầu lông đôi nam, nữ nên thầy giáo phải chọn 1 nam và 1 nữ
Công đoạn 1, chọn học sinh nam có 20 cách
Công đoạn 2, chọn học sinh nữ có 25 cách
Vậy áp dụng quy tắc nhân có 20.25 = 500 (cách chọn)
Câu 6. Trong khai triển nhị thức (x + 2y)5 có bao nhiêu số hạng
A. 4;
B. 5;
C. 6;
D. 7.
Đáp án đúng là: C
Trong khai triển nhị thức (a + b)n có n + 1 số hạng
Vậy trong khai triển nhị thức (x + 2y)5 có 5 + 1 = 6 số hạng
Câu 7. Lớp 10A có 20 học sinh nữ và 15 học sinh nam. Thầy giáo có bao nhiêu cách chọn ra một học sinh tham gia đội xung kích của trường
A. 20;
B. 15;
C. 35;
D. 300.
Đáp án đúng là: C
Vì chọn ra một học sinh bất kỳ nên thầy giáo có thể chọn học sinh nam hoặc học sinh nữ.
Công đoạn 1, chọn học sinh nữ có 20 cách
Công đoạn 2, chọn học sinh nam có 15 cách
Tổng kết, áp dụng quy tắc cộng có 20 + 15 = 35 (cách chọn)
Quảng cáo
Câu 8. Có bao nhiêu cách xếp 8 người ngồi vào một bàn tròn
A. 8!;
B. 88;
C. 7!;
D. 87.
Đáp án đúng là: C
Vì xếp 8 người ngồi vào bàn tròn nên vị trí xếp người đầu tiên là như nhau có 1 cách xếp.
Xếp 7 người còn lại vào 7 vị trí nên có 7! cách xếp.
Tổng kết, xếp 8 người ngồi vào một bàn tròn có 1.7! = 7! (cách xếp)
Câu 9. Trong một hộp có 7 viên bi đỏ, 5 viên bi trắng và 6 viên bi xanh. Chọn ngẫu nhiên ra 4 viên bi. Có bao nhiêu cách để chọn được số bi có đủ 3 màu và chọn được 2 viên bi xanh.
A. 210;
B. 525;
C. 420;
D. 24.
Đáp án đúng là: B
Vì chọn ngẫu nhiên 4 viên bi có đủ ba màu và có 2 bi xanh nên số bi phải chọn là: 2 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ và 1 viên bi trắng.
Công đoạn 1, chọn 2 viên bi xanh trong 6 viên bi xanh có = 15 (cách chọn)
Công đoạn 2, chọn 1 viên bi đỏ trong 7 viên bi đỏ có 7 (cách chọn)
Công đoạn 3, chọn 1 viên bi trắng trong 5 viên bi trắng có 5 (cách chọn)
Vậy áp dụng quy tắc nhân số cách chọn ra 4 viên bi có đủ ba màu và có 2 bi xanh là: 15.7.5 = 525 (cách chọn).
Câu 10. Một nhóm có 6 học sinh gồm 4 nam và 2 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra 3 học sinh trong đó có cả nam và nữ.
A. 32;
B. 20;
C. 6;
D. 16.
Đáp án đúng là:D
Vì chọn ra 3 học sinh có cả nam và nữ nên xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp 1, chọn 1 nam và 2 nữ
Công đoạn 1, chọn 1 nam trong 4 nam có 4 cách chọn;
Công đoạn 2, chọn 2 nữ trong 2 nữ có = 1 cách chọn;
Áp dụng quy tắc nhân trường hợp 1 có 4.1 = 4 cách chọn.
Trường hợp 2, chọn 2 nam và nữ có:
Công đoạn 1, chọn 2 nam trong 4 nam có = 6 cách chọn;
Công đoạn 2, chọn 1 nữ trong 2 nữ có 2 cách chọn;
Áp dụng quy tắc nhân trường hợp 2 có 6.2 = 12 cách chọn.
Áp dụng quy tắc cộng cả hai trường hợp có 4 + 12 = 16 (cách chọn).
Vậy có 16 cách chọn để 3 học sinh được chọn có cả nam và nữ.
Câu 11. Nếu thì giá trị của n bằng
A. n = 11;
B. n = 12;
C. n = 13;
D. n = 14.
Đáp án đúng là: B
Điều kiện: n ≥ 5, n ℕ.
Ta có:
2n = 3(n – 4)
n = 12 (thoả mãn).
Vậy n = 12.
Câu 12. Giá trị của n thoả mãn là
A. n = 6;
B. n = 5;
C. n = 7;
D. n = 8.
Đáp án đúng là: A
Điều kiện n ≥ 3, n ∈ ℕ.
n(n – 1)(n – 2) = 20n
n2 – 3n – 18 = 0
Kết hợp với điều kiện n = 6 thoả mãn bài toán.
Câu 13. Trong các số nguyên từ 100 đến 999, số các số mà các chữ số của nó tăng dần hoặc giảm dần (kể từ trái qua phải) bằng:
A. 204;
B. 120;
C. 168;
D. 240.
Đáp án đúng là: A
Vì các số tăng dần hoặc giảm dần nên số nguyên cần lập có 3 chữ số đôi một khác nhau. Xét hai trường hợp:
Trường hợp 1, Các chữ số tăng dần từ trái qua phải.
Khi đó 3 chữ số được chọn từ các số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.
Với một cách chọn 3 chữ số từ tập này ta có duy nhất một cách xếp chúng theo thứ tự tăng dần. Do đó số các số lập được trong trường hợp này là: = 84 (số).
Trường hợp 2, Các chữ số giảm dần từ trái qua phải.
Khi đó 3 chữ số được chọn từ các số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.
Với một cách chọn 3 chữ số từ tập này ta có duy nhất một cách xếp chúng theo thứ tự giảm dần. Do đó số các số lập được trong trường hợp này là: = 120 (số)
Tổng hợp, áp dụng quy tắc cộng số các số có thể lập là: 84 + 120 = 204 (số).
Câu 14. Trong khai triển (x + 3)n+2 có 15 số hạng. Giá trị của n bằng
A. 10;
B. 11;
C. 12;
D. 13.
Đáp án đúng là: C
Trong khai triển (a + b)n có n + 1 số hạng
Vì khai triển có 15 số hạng nên ta có n + 2 = 14. Vậy n = 12
Câu 15. Từ 2 chữ số 1 và 8 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 8 chữ số sao cho không có 2 chữ số 1 đứng cạnh nhau?
A. 54;
B. 110;
C. 55;
D. 108.
Đáp án đúng là: C
Vì lập số có 8 chữ số từ 2 số 1 và 8 sao cho không có 2 chữ số 1 đứng cạnh nhau nên ta có các trường hợp sau
+) Trường hợp 1. Có 8 chữ số 8 và không có chữ số 1. Do đó có 1 số.
+) Trường hợp 2. Có 1 chữ số 1 và 7 chữ số 8
Vì có 7 chữ số 8 nên tạo ra 8 khoảng trống nên có 8 cách xếp số 1. Do đó có 8 số.
+) Trường hợp 3. Có 2 chữ số 1 và 6 chữ số 8.
Xếp 6 số 8 ta có 1 cách. Từ 6 số 8 ta có có 7 chỗ trống để xếp 2 số 1 nên ta có: = 21 số.
+) Trường hợp 4. Có 3 chữ số 1 và 5 chữ số 8.
Tương tự trường hợp 3 từ 5 chữ số 8 ta có 6 chỗ trống để xếp 3 chữ số 1 nên ta có: = 20 số.
+) Trường hợp 5, Có 4 chữ số 1 và 4 chữ số 8.
Từ 4 chữ số 8 ta có 5 chỗ trống để xếp 4 chữ số 1 nên ta có: = 5 số.
Các trường hợp khác chắc chắn sẽ có hai chữ số 1 đứng cạnh nhau.
Tổng kết áp dụng quy tắc cộng ta có số các số có thể lập là : 1 + 8 + 21 + 20 + 5 = 55 số.
Câu 16. Bạn An muốn mua một cây bút mực và một cây bút chì. Các cây bút mực có 8 màu khác nhau, các cây bút chì cũng có 8 màu khác nhau. Như vậy bạn An có bao nhiêu cách chọn.
A. 64;
B. 16;
C. 32;
D. 20.
Đáp án đúng là: A
Việc bạn An mua một cây bút mực và một cây bút chì được chia làm hai công đoạn như sau:
Công đoạn 1, chọn cây bút mực: có 8 cách;
Công đoạn 2, chọn cây bút chì: có 8 cách.
Theo quy tắc nhân, số cách mua một cây bút mực và một cây bút chì là: 8.8 = 64 (cách ).
Câu 17. Bạn Dũng có 8 quyển truyện tranh khác nhau và 7 quyển tiểu thuyết khác nhau. Bạn Dũng có bao nhiêu cách chọn ra một quyển sách để đọc vào cuối tuần.
A. 8;
B. 7;
C. 56;
D. 15.
Đáp án đúng là: D
Để bạn Dũng chọn một quyển sách để đọc vào cuối tuần có hai phương án sau:
Phương án 1. Quyển sách được chọn là truyện tranh, có 8 cách chọn.
Phương án 2. Quyển sách được chọn là tiểu thuyết, có 7 cách chọn.
Vậy theo quy tắc cộng, số cách bạn Dũng chọn một quyển sách để đọc vào cuối tuần là 8 + 7 = 15 (cách).
Câu 18. Giả sử ta dùng 5 màu để tô cho 3 nước khác nhau trên bản đồ và không có màu nào được dùng hai lần. Số các cách để chọn những màu cần dùng là:
A. 60;
B. 8;
C. 15;
D. 53.
Đáp án đúng là: A
Mỗi cách chọn lần lượt 3 trong 5 màu để tô 3 nước khác nhau là một chỉnh hợp chập 3 của 5 phần tử.
Vậy số cách chọn là = 60 (cách).
Câu 19. Cho các số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số lấy từ 7 chữ số trên sao cho chữ số đầu tiên bằng chữ số 3
A. 75;
B. 5040;
C. 240;
D. 2401.
Đáp án đúng là: D
Gọi số cần tìm có dạng: , a ≠ 0; a, b, c ∈ {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}.
Công đoạn 1. Chọn số a có 1 cách chọn ( vì chữ số bắt đầu bằng 3 nên a chỉ có 1 cách chọn là số 3).
Công đoạn 2. Chọn số b có 7 cách chọn (vì b chọn tuỳ ý nên b có thể chọn một trong 7 số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7).
Công đoạn 3. Chọn số c có 7 cách chọn (vì c chọn tuỳ ý nên c có thể chọn một trong 7 số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7).
Công đoạn 4. Chọn chữ số d có 7 cách chọn (vì d chọn tuỳ ý nên d có thể chọn một trong 7 số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7).
Công đoạn 5. Chọn chữ số e có 7 cách chọn (vì e chọn tuỳ ý nên e có thể chọn một trong 7 số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7).
Vậy số các số tự nhiên gồm 5 chữ số lấy từ 7 chữ số trên sao cho chữ số đầu tiên bằng 3 là: 1.7.7.7.7 = 2401 (số).
Câu 20. Có bao nhiêu đoạn thẳng được tạo thành từ 10 điểm phân biệt khác nhau
A. 45;
B. 90;
C. 35;
D. 55.
Đáp án đúng là: A
Giả sử ta có 2 điểm A, B phân biệt thì có một đoạn thẳng AB (đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BA là một)
Vì cứ chọn 2 điểm bất kỳ trong 10 điểm ta được một đoạn thẳng nên mỗi cách chọn ra 2 điểm trong 10 điểm là một tổ hợp chập 2 của 10 phần tử. Vậy số đoạn thẳng được tạo thành từ 10 điểm phân biệt khác nhau là = 45 (đoạn thẳng)
Câu 21. Có bao nhiêu cách sắp xếp 3 nữ sinh và 3 nam sinh thành một hàng dọc sao cho các bạn nam và nữ đứng xen kẽ:
A. 6;
B. 72;
C. 720;
D. 144.
Đáp án đúng là: B
Trường hợp 1: nữ đứng trước
Có 6 vị trí để xếp, vì nam nữ đứng xen kẽ nên nữ sẽ đứng vị trí số 1, 3, 5 còn nam đứng vị trí số 2, 4, 6.
Sắp xếp học sinh nữ vào vị trí 1, 3, 5
Vị trí số 1 có 3 cách chọn (vì có thể chọn một bạn bất kỳ trong 3 bạn nữ).
Vị trí số 3 có 2 cách chọn (vì chỉ có thể chọn một trong hai bạn nữ còn lại).
Vị trí số 5 có 1 cách chọn (vì chỉ còn 1 bạn nữ để chọn).
Sắp xếp học sinh nam vào vị trí 2, 4, 6
Vị trí số 2 có 3 cách chọn (vì có thể chọn một bạn bất kỳ trong 3 bạn nam).
Vị trí số 4 có 2 cách chọn (vì chỉ có thể chọn một trong hai bạn nam còn lại).
Vị trí số 6 có 1 cách chọn (vì chỉ còn 1 bạn nam để chọn).
Suy ra , trường hợp 1 có 3.2.1.3.2.1 = 36 (cách xếp)
Trường hợp 2, nam đứng trước
Tương tự như trường hợp 1, trường hợp 2 có 36 (cách xếp)
Vậy áp dụng quy tắc cộng ta có cả hai trường hợp có 36 + 36 = 72 (cách xếp).
Câu 22. Một hội đồng gồm 2 giáo viên và 3 học sinh được chọn từ một nhóm 5 giáo viên và 6 học sinh. Hỏi có bao nhiêu cách chọn?
A. 200;
B. 150;
C. 160;
D. 180.
Đáp án đúng là: A
Công đoạn 1, chọn giáo viên
Mỗi cách chọn 2 giáo viên trong 5 giáo viên là một tổ hợp chập 2 của 5 phần tử. Vậy số cách chọn ra 2 giáo viên là: = 10.
Công đoạn 2, chọn học sinh
Mỗi cách chọn 3 học sinh trong 6 học sinh là một tổ hợp chập 3 của 6 phần tử. Vậy số cách chọn ra 3 học sinh là: = 20
Tổng kết, áp dụng quy tắc nhân số cách chọn một hội đồng gồm 2 giáo viên và 3 học sinh là: 10.20 = 200 (cách)
Câu 23. Có bao nhiêu cách xếp 5 người thành một hàng dọc
A. 120;
B. 5;
C. 20;
D. 25.
Đáp án đúng là: A
Mỗi cách xếp 5 người thành một hàng dọc là một hoán vị của 5 người đó. Vậy số cách xếp 5 người thành một hàng dọc là: 5! = 120.
Câu 24. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số chia hết cho 10
A. 3260;
B. 3168;
C. 9000;
D. 12070.
Đáp án đúng là: C
Gọi số cần tìm có dạng : , a ≠ 0
Công đoạn 1, chọn số e có 1 cách chọn (vì số chia hết cho 10 nên e chỉ có thể chọn là số 0)
Công đoạn 2, chọn số a có 9 cách chọn (vì a ≠ 0 nên a chỉ được chọn một trong 9 số 1; 2; 3 ; 4; 5; 6; 7; 8; 9)
Công đoạn 3, chọn số b có 10 cách chọn (vì b chọn tuỳ ý nên b có thể chọn 1 trong 10 số 0; 1; 2; 3 ; 4; 5; 6; 7; 8; 9)
Công đoạn 4, chọn số c có 10 cách chọn (vì c chọn tuỳ ý nên c có thể chọn 1 trong 10 số 0; 1; 2; 3 ; 4; 5; 6; 7; 8; 9)
Công đoạn 5, chọn số d có 10 cách chọn (vì d chọn tuỳ ý nên d có thể chọn 1 trong 10 số 0; 1; 2; 3 ; 4; 5; 6; 7; 8; 9)
Tổng kết, theo quy tắc nhân ta có Số các số tự nhiên gồm 5 chữ số chia hết cho 10 là: 1.9.10.10.10 = 9000 (số).
Câu 25. Tên 15 học sinh được ghi vào 15 tờ giấy để vào trong hộp. Có bao nhiêu cách chọn tên 4 học sinh để cho đi du lịch
A. 4!;
B. 15!;
C. 1365;
D. 32760.
Đáp án đúng là: C
Mỗi cách chọn ra 4 học sinh trong 15 học sinh là một tổ hợp chập 4 của 15 phần tử. Vậy số cách chọn ra 4 học sinh là: = 1365 (cách).
Câu 26. Có bao nhiêu cách xếp 5 sách Văn khác nhau và 7 sách Toán khác nhau trên một kệ sách dài sao cho sách Văn phải xếp kề nhau và sách Toán xếp kề nhau?
A. 5!.7!;
B. 2.5!.7!;
C. 5!.8!;
D. 12!.
Đáp án đúng là: B
Ta có số cách xếp sách văn là 5! cách xếp
Số cách xếp sách Toán là 7! cách xếp
Trường hợp 1, sách Văn đứng trước sách Toán ta có số cách xếp là 5!.7! cách xếp
Trường hợp 2, sách Toán đứng trước sách Văn ta có số cách xếp là 7!.5! cách xếp
Tổng kết, áp dụng quy tắc cộng ta có số cách xếp 5 sách Văn khác nhau và 7 sách Toán khác nhau trên một kệ sách dài sao cho sách Văn phải xếp kề nhau và sách Toán xếp kề nhau là 5!.7! + 7!.5! = 2.5!.7!
Câu 27. Khai triển nhị thức (2x + y)5 ta được kết quả là: