Giáo án GDCD 11 Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (tiết 2)

Giáo án GDCD 11 Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (tiết 2)

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (5 phút)

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

 1) Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ XHCN là gì?

 2) Hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực KT, CT, VH? Biểu hiện của nó?

3. Tiến trình bài học:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Hoạt động 1:Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội (15 phút)

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân .

* Bước 1: GV chia các nhóm, hướng dẫn các nhóm hãy kể tên các quyền dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực xã hội?

* Bước 2: GV đặt câu hỏi

- GV: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội là gì?

- HS: trả lời

- GV: kết luận

- GV: Trong xã hội quyền dân chủ của nhân dân được thể hiện qua những quyền nào?

- HS: trả lời

- GV: Kết Luận

+ Thứ nhất: quyền lao động thể hiện dân chủ chỗ nào? Ví dụ con người có quyền được làm việc và được trả lương thích đáng cho công việc mình làm, được lao động tự do, trong môi trường làm việc an toàn và làm việc khi sức khỏe và tinh thần cho phép.

* Ví dụ: Quyền lao động của công dân được ghi nhận tại điều 55

- HP 1992: 'Lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch ngày càng tạo nhiều việc làm cho người lao động"

* Ví dụ: Người lao động được mua bảo hiểm y tế; bảo hiểm thân thể

+ Thứ hai: quyền bình đẳng nam nữ thì được thể hiện khá rõ ràng và trên tất cả mọi lĩnh vực. Ví dụ như mọi người đều có quyền được đi học không phân biệt nam nữ, mọi công dân đủ 18 tuổi đều có quyền đi bỏ phiếu bầu cử không phân biệt nam nữ, việc ứng cử vào các cơ quan quyền lực về KT, CT hay VH, XH cũng đều không phân biệt nam nữ…

+ Thứ ba: quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội. Ví dụ mọi công dân đều có quyền mua bảo hiểm xã hội, quyền được hưởng an toàn trong lao động khi tham gia làm việc ở các công ty, các cơ quan đặc biệt là môi trường làm việc nguy hiểm thì mỗi người lao động đều phải được mua bảo hiểm tai nạn lao động và đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất, nếu gây ảnh hưởng tới sức khỏe như môi trường làm việc quá ồn gây ảnh hưởng đến thính giác, môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều khí độc hại… thì người lao động đều được hưởng mức lương phù hợp bù vào việc gây hại đến sức khỏe của họ…

+ Thứ tư: Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. Ở các công trường hay các công ty làm việc thường xuyên có đoàn đến kiểm tra về môi trường làm việc xem có đảm bảo cho công nhân hay không – thể hiện sự quan tâm của Nhà nước. Hay trong thời gian vừa qua có những đoàn kiểm tra đến các cơ sở sản xuất nước mắm, nước tương, sữa, bột ngọt… kiểm tra thấy chất lượng không đảm bảo nên đã có hình thức xử lý kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Hoặc một ví dụ gần gũi hơn nữa đó là phụ nữ làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, công ty…trong thời gian mang thai, nuôi con nhỏ đều được miễn đi làm theo một thời gian quy định…

+ Thứ năm: quyền được bảo đảm về vật chất, tinh thần khi không còn khả năng lao động. Điều này được thể hiện qua các chế độ phụ cấp, lương hưu hay hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt là những gia đình có công với Cách mạng được sự quan tâm ưu đãi, trợ cấp khá nhiều v.v…

+ Thứ sáu: quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội. Ví dụ: mọi học trẻ em đều có quyền được đến trường, mọi công đan đều có nghĩa vụ sống phải tuân theo pháp luật…

- GV: Bên cạnh những quyền của mình, công dân còn có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương, cơ quan, trường học. Như vậy tóm lại để các quyền lực chúng ta vừa tìm hiểu trong 2 tiết vừa qua thực sự hoàn toàn thuộc về nhân dân thì Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm đến những yêu cầu nào?

- HS: trả lời

- GV: kết luận, bổ xung

d) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội

- Nội dung: Là đảm bảo những quyền xã hội của công dân.

- Biểu hiện của quyền làm chủ về xã hội:

 + Quyền lao động.

 + Quyền bình đẳng nam, nữ.(Phụ nữ được quyền bàn bạc, tham gia, quyết định những vấn đề của gia đình và xã hội) )

 + Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.

 + Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.

 + Quyền được bảo đảm về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động.

 + Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội. Tham gia các phong trào ở địa phương và trường học.

* Hoạt động 2: Những hình thức cơ bản của dân chủ của công dân.(18 phút)

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân .

* Bước 1: Nghiên cứu tài liệu SGK và đàm thoại.

* Bước 2: GV nêu câu hỏi đàm thoại.

- GV: Có mấy hình thức dân chủ cơ bản? đó là những hình thức nào?

- GV: Nêu khái niệm dân chủ trực tiếp và lấy vd minh hoạ.

- HS: Trả lời

- GV: Kết luận

Ví dụ: Trong một chi đoàn thì tất cả các Đoàn viên đều có quyền tham gia đóng góp ý kiến về các kế hoạch hoạt động của chi đoàn. Hoặc việc các đoàn viên trực tiếp bầu ra bí thư chi đoàn. Bầu cử trưởng ấp trưởng thôn, đại biểu quốc hội.

- GV: Những hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp ngày nay là gì?

- HS: Trả lời

- GV: Kết luận

- GV: Nêu khái niệm dân chủ gián tiếp và lấy vd minh hoạ.

- Ví dụ: Trong lĩnh vực chính trị, đại biểu Quốc hội là người đại diện cho nhân dân được sự uỷ thác của nhân dân, thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật để quản lí xã hội.

GV: Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp mà em biết ?

- HS: trả lời

- GV: Rút ý kiến và đánh giá.

- GV: So sánh sự giống và khác nhau của hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Khắc sâu vào những điểm tích cực và hạn chế của mỗi hình thức. Lấy ví dụ minh họa. Trong thực tế ta nên vận dụng kết hợp hai hình thức dân chủ trên một cách hài hòa sẽ mang lại hiệu quả cao.

- GV: Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng.Mọi đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều là lợi ích của nhân dân, có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân.

3. Những hình thức cơ bản của dân chủ

Dân chủ được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản sau:

a. Dân chủ trực tiếp

- Là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước.

- Hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp:

 + Trưng cầu dân ý

 + Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

 + Thức hiện sáng kiến pháp luật

 + Làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước phù hợp với pháp luật

b. Dân chủ gián tiếp

- Là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện, cơ quan đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.

* Lập bảng so sánh hai hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.

- Giống nhau: đều là hình thức của dân chủ. Thể hiện quyền lực thuộc về tay nhân dân.

- Khác nhau:

 + Dân chủ trực tiếp: người dân trực tiếp đóng góp ý kiến và thảo luận các vấn đề của cộng đồng, xã hội.

Mặt hạn chế là tốn nhiều thời gian, tiền của, công sức, và trình độ nhận thức về các vấn đề của mọi người dân không như nhau.

 + Dân chủ gián tiếp: người dân phải thông qua người đại diện để đóng góp ý kiến và thảo luận các vấn đề của cộng đồng, xã hội.

Mặt hạn chế là phụ thuộc nhiều vào năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức của người đại diện.

- Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, cần phải kết hợp sử dụng tốt cả hai hình thức dân chủ trên để phát huy tối đa hiệu quả của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Không nên tuyệt đối hoá một hình thức dân chủ vì như thế sẽ dẫn đến độc đoán, độc quyền hoặc vô tổ chức, vô chính phủ

4. Tổng kết và hướng dẫn học tập (7 phút)

4.1.Tổng kết

Cần nắm:

 - Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội.

 - Những hình thức cơ bản của dân chủ.

4.2. Hướng dẫn học tập

Học bài cũ, trả lời câu hỏi sgk.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 11 chuẩn khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên