Giáo án GDCD 11 Bài 9: Nhà nước Xã hội chủ nghĩa (tiết 1)

Giáo án GDCD 11 Bài 9: Nhà nước Xã hội chủ nghĩa (tiết 1)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

- Biết được nguồn gốc, bản chất của Nhà nước.

- Nêu được thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bản chất, chức năng và vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hiểu được trách nhiệm của mỗicông dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

2. Về kĩ năng

- Biết tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với lứa tuổi và điều kiện bản thân.

3. Về thái độ

- Tôn trọng, tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền XHCN VN.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1.Chuẩn bị của GV

* Tài liệu:

- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.

- Tài liệu tham khảo khác:

 + Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11, NXB. Hà Nội, 2007.

 + Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân 11, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.

* Phương tiện:

- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ (Sơ đồ về các thành phần kinh tế), biểu bảng,…

2. Chuẩn bị của HS:

- Sách giáo khoa GDCD lớp 11

- Sách bài tập GDCD 11

- Sơ đồ, biểu đồ

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (5 phút)

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ:GVgiới thiệu cấu trúc bài học trong chương trình học kì II.

3. Tiến trình bài học

Cho đến nay, trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại bốn kiểu Nhà nước: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước XHCN. Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, khác về chất so với các nhà nước trước đó

Vậy Nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì? Bản chất của Nhà nước XHCN có gì khác với Nhà nước trước đó.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Nguồn gốc của nhà nước(12 phút)

- GV sử dụng phương pháp thuyết trình, hỏi

- đáp,sơ đồ

- Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân.

Bước 1:

- Thảo luận nhóm

- GV: Mục “a” yêu cầu một h/s đọc, sau đó h/s thảo luận theo nhóm:

Bước 2: GV đặt câu hỏi thảo luận

* Tại sao trong xã hội CSNT chưa có nhà nước?

* Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xuất hiện khi nào? Nêu ví dụ?

- HS: Đại diện trả lời.

- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.

KL: Nhà nước chỉ ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về TLSX, xh phân hoá thành các g/c, mâu thuẫn g/c gay gắt không thể điều hoà. Lê-nin: “Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào, mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn g/c không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện”

1) Nguồn gốc và bản chất của nhà nước.

a) Nguồn gốc của nhà nước.

- XH cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước vì:

 + Trình độ của LLSX còn thấp kém, khối lượng sản phẩm chỉ đủ nhu cầu tối thiểu của các thành viên trong xh.

 + Không có dư thừa làm của riêng, chưa có tư hữu về tài sản, chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có sự bóc lột, do đó chưa có nhà nước.

- Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xuất hiện:

 + Thời kì cuối của xh CSNT LLSX phát triển, sự phân công lao động xh được mở rộng làm cho NSLĐ tăng lên, sản phẩm ngày càng nhiều, xuất hiện điều kiện chiếm đoạt của cải dư thừa làm tài sản riêng, người có địa vị (tù trưởng, thủ lĩnh quân sự) chiếm đoạt tài sản.

Hoạt động 2: Bản chất của nhà nước (12 phút)

- GV sử dụng phương pháp thuyết trình, hỏi

- đáp,sơ đồ

- Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân.

* Bước 1:

- GV:Hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu

* Bước 2:

GV đưa ra câu hỏi thảo luận chung.

- GV: * Một số nhà tư tưởng cho rằng: Nhà nước là cơ quan điều hoà các lợi ích, giai cấp, không phải là công cụ thống trị giai cấp. Quan niệm trên đúng hay sai vì sao? Vậy, theo em bản chất của nhà nước là gì? Nêu ví dụ nhà nước trong lịch sử mà em biết?

- HS: Đại diện trả lời.

- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.

KL: như vậy, nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị.

b) Bản chất của nhà nước

Theo Mác - Lênin, Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, do đó nhà nước bao giờ cũng mang bản chất giai cấp của một giai cấp nhất định – giai cấp thống trị. Bản chất g/c của nhà nước thể hiện:

- Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của g/c này đối với g/c khác.

Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước để duy trì quyền lực về kinh tế, chính trị và tư tưởng đối với xã hội. Thông qua nhà nước g/c thống trị về KT, trở thành g/c thống trị về chính trị và tư tưởng; ý chí của g/c thống trị thể hiện thành ý chí của nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo.

- Nhà nước là bộ máy trán áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác.

Lực lượng như quân đội , nhà tù, cảnh sát...để bảo vệ địa vị thống trị và lợi ích của mình và để đàn áp các giai cấp bị thống trị.

Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập: Tìm hiểu các kiểu nhà nước trong lịch sử (11 phút)

- GV sử dụng phương pháp thuyết trình, hỏi - đáp,sơ đồ

- Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân.

- Bước 1: GV hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu

- Bước 2: GV dẫn lời và giảng giải

Mỗi kiểu nhà nước đều có những đặc điểm riêng về bản chất. Song nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản đều có đặc điểm chung là kiểu nhà nước bóc lột.

Chúng xuất hiện và tồn tại trên cơ sở tư hữu về TLSX, là công cụ duy trì và bảo vệ nền thống trị bóc lột.

Riêng nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới được xây dựng trên cơ sở công hữu về TLSX là t/c quyền lực của nhân dân LĐ, xứ mệnh của nó là lật đổ chế độ bóc lột, XD CNXH.

c) Các kiểu nhà nước.

Lịch sử XH loài người đang trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội, trong đó có 4 hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp. Tương ứng với nó là 4 kiểu nhà nước.

- Nhà nước chủ nô: Xuất hiện đầu tiên trong lịch sử.

 + Cơ sở kinh tế:CĐSH của GC chủ nô đối với TLSX và người nô lệ.

 + Bản chất:GC Chủ nô

- Nhà nước phong kiến: Ra đời khi nhà nước CHNL bị tan rã.

 + Cơ sở kinh tế: Là chế độ sở hữu của giai cấp địa chủ đối với TLSX mà chủ yếu là ruộng đất.

 + Bản chất:GCĐCPK

- Nhà nước tư sản: Ra đời là kết quả của cuộc CMTS.

 + Cơ sở kinh tế:CĐTHTBCN về TLSX

 + Bản chất:GCTS

- Nhà nước XHCN: Là nhà nước cuối cùng trong lịch sử.

 + Cơ sở kinh tế:CĐ công hữu về TLSX

 + Bản chất:GCCN

4. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5 phút)

4.1. Tổng kết:

- Yêu cầu HS làm bài tập số 1

- Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới.

4.2. Hướng dẫn học tập:

- Làm bài tập.

- Làm bài tập trong SGK.

- Soạn trước phần tiếp theo của bài 10.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 11 chuẩn khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên