Giáo án Toán lớp 7 Chương 4: Biểu thức đại số mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Toán dễ dàng biên soạn Giáo án Toán lớp 7, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Toán lớp 7 Chương 4: Biểu thức đại số phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Toán chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Toán 7 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Mục lục Giáo án Toán lớp 7 Chương 4: Biểu thức đại số

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Giáo án Toán 7 Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số

I. MỤC TIÊU:    

1. Kiến thức: Học sinh hiểu khái niệm về biểu thức đại số.

2. Kĩ năng: Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, khoa học.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Biết khái niệm về biểu thức đại số. Tìm ví dụ về biểu thức đại số.

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ toán học, sử dụng các công thức tổng quát, giải quyết các bài toán thực tế, tư duy lô gic.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Giáo viên: Sgk, Bảng phụ, thước.

2. Học sinh:  Sgk, Thước thẳng, MTBT.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.

Nội dung

Nhận biết (MĐ1)

Thông hiểu (MĐ2)

Vận dụng (MĐ3)

Vận dụng cao (MĐ4)

1. Biểu thức đại số

Biết nhận ra biểu thức đại số.

Tìm được vdụ về biểu thức đại số.

Viết được biểu thức đại số

III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY:

* Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra chương III  (3').

A. KHỞI ĐỘNG

*Hoạt động 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)  (1’)

(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, Sgk.

(5) Sản phẩm: Không

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

GV: Trong chương này ta sẽ nghiên cứu một số nội dung sau.

- Khái niệm về biểu thức đại số.

- Giá trị của một biểu thức đại số.

- Đơn thức.

- Đa thức.

- Các phép tính cộng, trừ, đơn thức, đa thức, nhân đơn thức.

- Nghiệm của đa thức.

HS lắng nghe

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

NL hình thành

Hoạt động 2: Nhắc lại về biểu thức. (8')

(1) Mục tiêu: Học sinh nhớ lại kiến thức về biểu thức.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

GV: Cho các số 5; 7; 3; 9 đặt các dấu của các phép toán thì ta được các biểu thức số, hãy lấy ví dụ về biểu thức.

GV: Yêu cầu học sinh làm ví dụ Sgk/24.

GV: Yêu cầu học sinh làm ?1

HS: 3 học sinh đứng tại chỗ lấy ví dụ.

HS: 1 học sinh đọc ví dụ.

Học sinh cả lớp làm bài.

HS: Lên bảng làm.

1. Nhắc lại về biểu thức

8 - 4 + 2;    3 . 2 : 7

25 . 72 : 3;   2 . (3 + 2) : 4

Là những biểu thức số.

Ví dụ: Biểu thức biểu thị chu vi hình chữ nhật là:

 2.(5 + 8) (cm)

?1.   3.(3 + 2)  (cm2)

Năng lực tự học, tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học.

Hoạt động 3: Khái niệm về biểu thức đại số.  (22')

(1) Mục tiêu: Học sinh hiểu khái niệm về biểu thức đại số.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:  Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, Sgk

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

GV: Nêu bài toán, yêu cầu HS đọc đề bài  sgk.

GV: ở b.toán trên người ta dùng chữ a để viết thay cho một số nào đó.

H: Bằng cách làm tương tự hãy viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật ở bài toán trên.

GV: Yêu cầu học sinh làm ?2

GV: Giới thiệu những biểu thức a + 2; a(a + 2) là những b.thức đại số.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ trong Sgk/25

H: Hãy cho các ví dụ về biểu thức đại số?

GV: Gọi học sinh làm ?3

GV: Người ta gọi các chữ đại diện cho các số là biến số (biến)

H: Tìm các biến trong các biểu thức trên?

GV: Yêu cầu học sinh đọc chú ý Sgk/25.

HS: Đọc bài toán và làm bài.

HS: Cả lớp thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm lên trình bày.

HS: 2 học sinh lên bảng viết, mỗi học sinh viết 2 ví dụ về biểu thức đại số.

HS: Cả lớp nhận xét bài làm của các bạn.

HS: 2 học sinh lên bảng làm bài.

HS: Đứng tại chỗ trả lời.

HS: Đọc chú ý Sgk

2. K/niệm về biểu thức đại số   

Bài toán: (Sgk/24)

Chu vi hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là 5 và a là: 

              2.(5 + a)

?2

Gọi a là chiều rộng của HCN

→ Chiều dài của HCN là:  a + 2 (cm)

Biểu thức biểu thị diện tích:  a(a + 2) (cm2)

?3

a) Quãng đường đi được sau x (h) của một ô tô đi với vận tốc 30 km/h là: 30.x (km)

b) Tổng quãng đường đi được của người đó là:        5x + 35y (km)

Chú ý: (Sgk/25)

Năng lực tự học và tính toán.

C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (10')

(1) Mục tiêu: Biết biểu diễn một biểu thức đại số qua bài toán bằng lời.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, Sgk

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL hình thành

GV: Hệ thống lại bài, cho HS nhắc lại BTĐS: Những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các ký hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa còn có cả chữ đại diện là các biểu thức đại số

GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 1; 2

2 HS lên bảng làm bài tập 1 và bài tập 2 Sgk/26

Bài 1. Sgk/26

a)  x + y

b) x.y

c) (x + y)(x – y)

Bài 2. Sgk/26       

Diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao h là: Giáo án Toán 7 Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số mới nhất

Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, giao tiếp, hợp tác.

D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1’)

- Nắm được khái niệm thế nào là biểu thức đại số

- Làm bài tập 4; 5 sgk/26; 1; 2; 3; 4 SBT/9

- Xem trước bài mới "Giá trị của một biểu thức đại số".

* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Câu 1: Làm bài tập 1  (MĐ1).

Câu 2: Làm bài tập 2  (MĐ2, 3).

Giáo án Toán 7 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số

I. MỤC TIÊU:    

1. Kiến thức: Học sinh biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số.

2. Kĩ năng: Biết cách trình bày lời giải của loại toán này.

3. Thái độ: Cẩn thận, khoa học, nghiêm túc trong học tập.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số.

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, hoạt động nhóm, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ toán học, sử dụng các công thức tổng quát, giải quyết các bài toán thực tế, tư duy lô gic.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Giáo viên: Sgk, Bảng phụ, thước.

2. Học sinh:  Sgk, Thước thẳng, MTBT.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.

Nội dung

Nhận biết (MĐ1)

Thông hiểu (MĐ2)

Vận dụng (MĐ3)

Vận dụng cao (MĐ4)

1. Giá trị của một biểu thức đại số.

Biết tính giả trị của một biểu thức đại số.

Tính giá trị một BTĐS tại một giá trị của biến.

III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY:

* Kiểm tra bài cũ:            (5').

HS: Nêu khái niệm về BTĐS? Cho VD.

Trong các biểu thức đó hãy chỉ rõ đâu là biến?

Đáp án:  Nêu khái niệm, lấy ví dụ đúng ...........7đ

               Chỉ đúng biến trong biểu thức ...........3đ

- GV nhận xét, cho điểm.

A. KHỞI ĐỘNG

*Hoạt động 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)  (1’)

(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, Sgk

(5) Sản phẩm: Không

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

GV: Trong tiết học trước các em đã hiểu như thế nào là một biểu thức đại số. Trong tiết học ngày hôm nay các em sẽ được học cách tính giá trị của một biểu thức đại số như thế nào.

HS lắng nghe

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL hình thành

Hoạt động 2: Giá trị của một biểu thức đại số. (16')

(1) Mục tiêu: Học sinh biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, Tính toán.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cả lớp.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

GV: Cho học sinh tự đọc ví dụ 1 Sgk/27.

GV: Giới thiệu 18,5 là giá trị của biểu thức

2m + n tại m = 9; n = 0,5

GV: Yêu cầu học sinh tự làm ví dụ 2 Sgk/27.

H: Tại x = -1 ta tính được giá trị bằng bao nhiêu?

Giá trị của biểu thức tại x = 1/2 là bao nhiêu?

H: Muốn tính giá trị của BTĐS khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm như  thế nào?

HS: Tự nghiên cứu ví dụ trong Sgk và nêu cách thực hiện.

HS: Thảo luận theo nhóm đọc và làm ví dụ 2.

Hai HS lên trình bày ví dụ 2.

HS: Phát biểu.

1. Giá trị của một BTĐS

Ví dụ 1: (Sgk/27)

Giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9; n = 0,5 là:

 2.9 + 0,5 = 18,5

 Ví dụ 2: (Sgk/27)

* Thay x = -1 vào biểu thức trên ta có: 3.(-1)2 - 5.(-1) + 1 = 9

Vậy g.trị của bthức tại x = -1 là 9

* Thay x = 1/2 vào bt trên ta có:

Giáo án Toán 7 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số mới nhất

Vậy g.trị của bt tại x = 1/2 là: (-3)/4

*Cách làm:  (Sgk/28)

Năng lực tự học, tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học, sáng tạo, hoạt động nhóm.

Hoạt động 3: Áp dụng.  (10')

(1) Mục tiêu: Biết cách trình bày lời giải của loại toán này

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm học sinh

GV: Yêu cầu học sinh làm ?1.

GV: Thu chấm bài một số vở của HS

GV: Yêu cầu học sinh làm ?2

HS: 2 học sinh lên bảng làm bài.

HS: Cả lớp làm theo nhóm.

HS: Lên bảng làm.

2. Áp dụng:

?1. Tính giá trị biểu thức 3x2 - 9 tại x = 1 và x = 1/3

* Thay x = 1 vào biểu thức trên ta có:

Vậy giá trị của bt tại x = 1 là -6

* Thay x = 1/3 vào biểu thức trên ta có:

Giáo án Toán 7 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số mới nhất

Vậy giá trị của bt tại x = 1/3 là (-8)/9

?2. Giá trị của biểu thức x2y tại

x = -4; y = 3 là:  (-4)2. 3 =  48

Năng lực tự học, tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học, sáng tạo, hoạt động nhóm.

C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL hình thành

Hoạt động 4: Củng cố.  (7')

(1) Mục tiêu: Học sinh thực hiện tính giá trị biểu thức thành thạo

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thực hành tính toán.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động:  Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm học sinh

Giáo viên hệ thống lại bài và tổ chức trò chơi.

GV: Treo sẵn đề trên 2 bảng phụ, yêu cầu HS làm bài trên vở nháp lần lượt tính các giá trị của biểu thức trên và điền vào bảng để biết tên nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam.

- Mỗi đội 9 bạn xếp hàng lần lượt ở hai bên – Mỗi đội làm ở một bảng

- Các đội tham gia thực hiện tính trực tiếp trên bảng.

- Mỗi HS tính giá trị một biểu thức rồi điền vào các ô với chữ tương ứng.

- Đội nào tính nhanh – đúng là đội thắng cuộc

Giáo án Toán 7 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số mới nhất Giáo án Toán 7 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số mới nhất Giáo án Toán 7 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số mới nhất

Giáo án Toán 7 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số mới nhất

GV: Giới thiệu về thầy Lê Văn Thiêm: (1918 - 1991) quê ở làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, một miền quê rất hiếu học. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ quốc gia về toán của nước Pháp (1948) và cũng là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán học tại một trường đại học ở Châu Âu. Ông là người thầy của nhiều nhà toán học Việt Nam. “Giải thưởng Toán học Lê Văn Thiêm” là giải thưởng Toán học quốc gia của nước ta giành cho GV & HS phổ thông.

Năng lực tự học, tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học, sáng tạo, hoạt động nhóm, giao tiếp, hợp tác.

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5’)

(1) Mục tiêu: Tính được giá trị của biểu thức trong dạng bài tập nâng cao

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cả lớp, hoạt động cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

GV: Đưa ra bài tập: Cho x – y = 9. Hãy tính giá trị của biểu thức:

Giáo án Toán 7 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số mới nhất

GV: Hướng dẫn: Vì không có giá trị cụ thể của x, y nhưng trong đề bài cho x – y = 9 mà trong A lại có số 9 nên ta thay 9 cho x – y.

HS: Thay 9 = x – y vào biểu thức ta có:

Giáo án Toán 7 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số mới nhất

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1’)

- Về học bài – xem các ví dụ đã giải.

- Đọc phần ''Có thể em chưa biết''; ''Toán học với sức khoẻ mọi người'' Sgk/29

- Làm bài 7; 8; 9/Sgk và xem trước bài mới "Đơn thức".

* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1: Làm bài tập 6  (MĐ 2, 3).

Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát theo mẫu Giáo án môn Toán lớp 7 chuẩn của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên