Công thức Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh góc cạnh lớp 7 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh góc cạnh trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh góc cạnh từ đó học tốt môn Toán.

Công thức Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh góc cạnh lớp 7 (hay, chi tiết)

Quảng cáo

1. Công thức

Cho hai tam giác ABC và A'B'C' có AB = A'B', , BC = B'C'.

Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh góc cạnh lớp 7 (hay, chi tiết)

Khi đó: ∆ABC = ∆A'B'C' (c.g.c).

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1. Cho hình thang cân ABCD như hình vẽ. Biết E là trung điểm của đoạn CD.

Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh góc cạnh lớp 7 (hay, chi tiết)

a) Chứng minh ∆ADE = ∆BCE.

b) Tính ADE^+DAE^.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải:

GT

ABCD là hình thang cân

E là trung điểm của đoạn CD

AEB^=80°

KL

a) ∆ADE = ∆BCE

b) ADE^+DAE^=?

a) Xét ∆ADE và ∆BCE, ta có:

AD = BC (tính chất hình thang)

ADE^=BCE^ (tính chất hình thang)

DE = EC (E là trung điểm đoạn CD)

Vậy ∆ADE = ∆BCE (c.g.c)

b) Ta có: AED^+AEB^+BEC^=180° (1)

Từ câu a: ∆ADE = ∆BCE nên suy ra AED^=BEC^ (hai góc tương ứng) (2)

Quảng cáo

Từ (1) và (2) suy ra 2AED^+AEB^=180°

Do đó ADE^=180°80°2=50°

Áp dụng định lý tổng ba góc của tam giác vào ∆ADE, ta có:

ADE^+DAE^+AED^=180°

Suy ra DAE^+AED^=180°ADE^

DAE^+AED^=180°50°=130°

Vậy DAE^+AED^=130°.

Ví dụ 2. Cho tam giác MNP. Gọi I là trung điểm của MP. Trên tia đối của tia IN lấy điểm K sao cho IN = IK. Chứng minh rằng:

a) MK = PN;

b) MK // PN.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải:

GT

∆MNP, I là trung điểm của đoạn MP

IN = IK

KL

a) MK = PN

b) MK // PN

Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh góc cạnh lớp 7 (hay, chi tiết)

a) Xét ∆MIK và ∆PIN, có:

IN = IK (giả thiết)

MIK^=PIN^ (hai góc đối đỉnh)

IM = IP (I là trung điểm của MP)

Do đó ∆MIK = ∆PIN (c.g.c).

Suy ra MK = PN (hai cạnh tương ứng).

b) Từ câu a: ∆MIK = ∆PIN suy ra IMK^=IPN^ (hai góc tương ứng)

Mà hai góc IMK^IPN^ nằm ở vị trí so le trong nên suy ra MK // PN.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hình vẽ bên dưới. Biết rằng I trung điểm BC và IK = IA

Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh góc cạnh lớp 7 (hay, chi tiết)

a) Chứng minh ∆ABI = ∆KCI.

b) Tính số đo góc ABK.

Bài 2. Cho tam giác ABC có I là trung điểm của BC. Trên tia đối IA lấy điểm K sao cho IK = IA. Về phía ngoài của tam giác ABC vẽ các đoạn thẳng AD vuông góc và bằng AB, AE vuông góc và bằng AC.

a) Chứng minh ∆ABK = ∆DAE.

b) Chứng minh IA ⊥ DE.

Bài 3. Cho tam giác ABC, kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BC). Trên tia đối của tia HA, lấy điểm K sao cho HK = HA. Nối KB, KC. Tìm các cặp tam giác bằng nhau.

Bài 4. Cho góc xOy. Trên cạnh Ox lấy các điểm M và N, trên cạnh Oy lấy các điểm P và Q sao cho OM = OP, ON = OQ.

a) Chứng minh rằng MQ = NP.

b) Chứng minh MQ // NP.

Bài 5. Cho hình thoi ABCD như hình vẽ.

Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh góc cạnh lớp 7 (hay, chi tiết)

a) Chứng minh ∆ABO = ∆CDO

b) Tính số đo góc CDA.

Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên