Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Học kì 2 có đáp án (Bài số 2) (8 đề)
Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Học kì 2 có đáp án (Bài số 2) (8 đề)
Dưới đây là danh sách Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Học kì 2 có đáp án (Bài số 2) (8 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 11.
Đề kiểm tra 15 phút - Trắc nghiệm
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16, H = 1, C = 12, Ag = 108.I. Phần câu hỏi
Câu 1: Công thức chung của dãy đồng đẳng benzen là:
A. CnH2n + 1C6H5, n ≥ 1
B. CnH2n – 6, n ≥ 6
C. CxHy, x ≥ 6
D. CnH2n + 6, n ≥ 6
Câu 2: Số đồng phân của C4H10O là:
A. 7. B. 4.
C. 5. D. 6.
Câu 3: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là
A. C3H5OH và C4H7OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH.
D. CH3OH và C2H5OH.
Câu 4: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là:
A. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.
B. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
C. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
D. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng: Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây?
A. CH3COONa. B. C2H5OH.
C. HCOOCH3. D. CH3CHO.
Câu 6: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 6. B. 4.
C. 5. D. 3.
Câu 7: Cho 0,1 mol HCHO tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là:
A. 21,6 gam. B. 10,8 gam.
C. 43,2 gam. D. 64,8 gam.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là:
A. HOOC - CH2 - CH2 - COOH.
B. C2H5 - COOH.
C. CH3 - COOH.
D. HOOC - COOH.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 8,96. B. 6,72.
C. 4,48. D. 11,2.
Câu 10: Để phân biệt các chất lỏng: stiren; phenol; benzen đựng riêng biệt trong các lọ không dán nhãn có thể dùng hóa chất là:
A. Na. B. dd Br2.
C. NaOH. D. dd KMnO4.
II.Đáp án & Thang điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
---|---|---|---|---|---|
Đ/A | B | A | B | D | D |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ/A | D | C | D | B | B |
Câu 1:
- Công thức chung của dãy đồng đẳng benzen là:
CnH2n – 6, n ≥ 6
- Chọn đáp án B.
Câu 2:
C4H10O có 7 đồng phân.
- Trong đó có 4 đồng phân là ancol:
(CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – OH,
(CH3)2 CH – CH2 – OH,
CH3 – CH2 – CH(OH) – CH3,
(CH3)3C – OH),
- Có 3 đồng phân là ete:
(CH3 – O – CH2 – CH2 – CH3,
CH3 – O – CH(CH3)2,
C2H5 – O – C2H5).
- Chọn đáp án A.
Câu 3:
- Đặt 2 ancol tương đương với 1 ancol là:
- Ta có PTHH:
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
→ mH2 = 15,6 + 9,2 – 24,5 = 0,3 gam
→ nH2 = 0,15 mol.
- Có nancol = 2.nH2 = 0,3
- Vậy 2 ancol là C2H5OH và C3H7OH.
- Chọn đáp án B.
Câu 4:
- Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.
- Chọn đáp án D.
Câu 5:
- Chọn đáp án D.
Câu 6:
- Các chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là HCHO, HCOOH, HCOOCH3.
- Chọn đáp án D.
Câu 7:
nAg = 4nHCHO = 0,4 (mol)
→ mAg = 0,4.108 = 43,2 gam.
- Chọn đáp án C.
Câu 8:
- Chọn đáp án D. HOOC – COOH: (C2H2O4)
Câu 9:
- Bảo toàn nguyên tố O có:
→ V = 0,3.22,4 = 6,72 lít.
- Chọn đáp án B.
Câu 10:
- Có thể dùng dd Br2 để phân biệt các chất lỏng: stiren; phenol; benzen.
+ Stiren: làm mất màu dung dịch Br2.
+ Phenol: làm mất màu dung dịch Br2 và xuất hiện kết tủa trắng sau phản ứng.
+ Benzen: không hiện tượng.
- Chọn đáp án B.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16, H = 1, C = 12, Ag = 108.I. Phần câu hỏi
Câu 1: Ứng với CTPT C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm?
A. 3. B. 4.
C. 6. D. 5.
Câu 2: Số đồng phân ancol ứng với CTPT C4H10O là:
A. 7. B. 4.
C. 5. D. 6.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 5,42. B. 7,42.
C. 5,72. D. 4,72.
Câu 4: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(b) Phenol có tính axít rất yếu, dd phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
- Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 2.
C. 3. D. 4
Câu 5: Cho sơ đồ: Biết A1 có khả năng pứ với dd, AgNO3/ NH3 công thức phân tử của A2 là:
A. C4H4. B. CH3COOH.
C. CH3COONH4. D. C4H6.
Câu 6: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là:
A. 21,6 gam. B. 10,8 gam.
C. 43,2 gam. D. 64,8 gam.
Câu 7: Có 3 dung dịch: CH3CHO, CH3COOH, HCOOH đựng trong 3 lọ mất nhãn. Hoá chất có thể dùng để phân biệt ba dung dịch trên là:
A. quỳ tím, CuO.
B. quỳ tím, Na.
C. quỳ tím, dung dịch AgNO3/ NH3.
D. dung dịch AgNO3/ NH3, Cu.
Câu 8: Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 (Ni, t°). Qua hai phản ứng này chứng tỏ anđehit.
A. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
B. chỉ thể hiện tính oxi hoá.
C. chỉ thể hiện tính khử.
D. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá.
Câu 9: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:
A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH.
B. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH.
C. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
D. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
Câu 10: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là:
A. CH3COOH. B. HCOOH.
C. C3H7COOH. D. C2H5COOH.
II.Đáp án & Thang điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
---|---|---|---|---|---|
Đ/A | B | B | D | D | B |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ/A | D | C | D | D | A |
Câu 1:
- Ứng với CTPT C8H10 có 4 đồng phân hiđrocacbon thơm.
- Chọn đáp án B.
Câu 2:
- Ứng với CTPT C4H10O có 4 đồng phân là ancol:
(CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – OH,
(CH3)2CH – CH2 – OH,
CH3 – CH2 – CH(OH) – CH3,
(CH3)3C – OH).
- Chọn đáp án B.
Câu 3:
- Có nH2O = 0,3 > nCO2 = 0,17.
- Vậy 3 ancol no, đơn chức, mạch hở.
- Đặt 3 ancol tương ứng với 1 ancol là:
- Ta có nancol = nH2O - nCO2 = 0,3 – 0,17 = 0,13 mol = nO (ancol)
m = mC + mH + mO (ancol)
= 0,17.12 + 0,6.1 + 0,13.16 = 4,72 gam.
Chọn đáp án D.
Câu 4:
- Phát biểu đúng là:
(b) Phenol có tính axít rất yếu, dd phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
- Chọn đáp án D.
Câu 5:
- A1 có khả năng pứ với dd AgNO3/ NH3 nên có CTPT là CH3CHO. Ta có sơ đồ:
- Chọn đáp án B.
Câu 6:
nAg = 4nHCHO + 2nHCOOH = 4.0,1 + 2.0,1 = 0,6 mol.
→ mAg = 0,6.108 = 64,8 gam.
- Chọn đáp án D.
Câu 7:
- Dùng quỳ tím phận biệt được CH3CHO (không làm quỳ mất màu) và nhóm I (HCOOH, CH3COOH – làm quỳ tím hóa đỏ).
- Phân biệt nhóm I dùng AgNO3/ NH3, HCOOH có phản ứng tráng bạc còn CH3COOH không có phản ứng này.
- Chọn đáp án C.
Câu 8:
- Trong phản ứng với H2 anđehit thể hiện tính oxi hóa, trong phản ứng tráng bạc anđehit thể hiện tính khử.
- Chọn đáp án D.
Câu 9:
- Với các chất có cùng số nguyên tử C, nhiệt độ sôi:
hiđrocacbon < anđehit < ancol < axit
→ thứ thự đúng: C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
- Chọn đáp án D.
Câu 10:
RCOOH + MOH → RCOOM + H2O
- Bảo toàn khối lượng:
→ mH2O = 3,6 + 3,36 + 2,4 – 8,28 = 1,08 gam.
nRCOOH = nH2O = 0,06 mol → MRCOOH = 60 → R = 15.
- Vậy axit là CH3COOH. Chọn đáp án A.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16, H = 1, C = 12, Ag = 108.I. Phần câu hỏi
Câu 1: Stiren có CTPT C8H8. Câu nào đúng khi nói về stiren?
A. Stiren là đồng đẳng của benzen.
B. Stiren là đồng đẳng của etilen.
C. Stiren là hiđrocacbon thơm.
D. Stiren là hiđrocacbon no.
Câu 2: CTTQ của ancol bậc 1 no, đơn chức là:
A. CnH2n+1OH (n ≥ 1).
B. R-CH2OH (R là H hoặc gốc HC).
C. CnH2n+1CH2OH (n ≥ 0).
D. CnH2nCH2OH ( n ≥ 0).
Câu 3: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là:
A. anilin. B. phenol.
C. axit acrylic. D. metyl axetat.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm - OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là:
A. 11,20. B. 14,56.
C. 4,48. D. 15,68.
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng:
- Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X không thể là:
A. CH3COOCH=CH2.
B. C2H5OH.
C. C2H4.
D. C2H4Cl2.
Câu 6: Hợp chất. có tên gọi là gì?
A. đimetyl xeton. B. vinyletyl xeton.
C. etylvinyl xeton. D. penten – 3 - ol.
Câu 7: Cho 2,9 gam một anđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit là:
A. HCHO. B. CH3CHO.
C. CH2 = CH - CHO. D. OHC - CHO.
Câu 8: Để phân biệt CH3CHO và CH3 –CO – CH3, có thể dùng hóa chất là:
A. dd AgNO3/ NH3.
B. H2 (Ni, t°).
C. Na.
D. CuO.
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ.
(g) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen.
- Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3.
C. 5. D. 2.
Câu 10: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là:
A. 4,90 gam. B. 6,84 gam.
C. 8,64 gam. D. 6,80 gam.
II.Đáp án & Thang điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
---|---|---|---|---|---|
Đ/A | C | C | B | B | B |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ/A | C | D | A | A | D |
Câu 1:
- Nhận định đúng là: Stiren là hiđrocacbon thơm.
- Chọn đáp án C.
Câu 2:
- CTTQ của ancol bậc 1 no, đơn chức là CnH2n+1CH2OH (n ≥ 0).
- Chọn đáp án C.
Câu 3:
- Chất X là phenol.
- Chọn đáp án B.
Câu 4:
- Ta có nancol = nH2O = 0,7 – 0,5 = 0,2 mol.
- Đặt CT chung của 2 ancol là:
- Ta có:
- Vậy 2 ancol 2 chức → nO (ancol) = 2nancol = 0,4 mol.
- Áp dụng định luật bảo toàn cho nguyên tố oxi có:
→ V = 0,65.22,4 = 14,56 lít. Chọn đáp án B.
Câu 5:
- X không thế là C2H5OH.
- Chọn đáp án B.
Câu 6:
- Theo quy tắc gọi tên xeton tên thỏa mãn là etylvinylxeton.
- Chọn đáp án C.
Câu 7:
- Trường hợp 1:
nAg = 2.nanđehit → nanđehit = 0,1 → Manđehit = 29 (loại).
- Trường hợp 2:
nAg = 4.nanđehit → nanđehit = 0,05 → Manđehit = 58.
- Vậy anđehit là OHC – CHO.
- Chọn đáp án D.
Câu 8:
- Khác với anđehit, xeton không tham gia phản ứng tráng bạc.
- Chọn đáp án A.
Câu 9:
- Phát biểu đúng là:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
(g) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen.
- Chọn đáp án A.
Câu 10:
- Bảo toàn khối lượng:
mchất rắn = 5,48 + 0,6.0,1.40 – 0,6.0,1.18 = 6,8 gam.
- Chọn đáp án D.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 4)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16, H = 1, C = 12, Ag = 108.I. Phần câu hỏi
Câu 1: Cho các chất C6H5CH3 (1), p - CH3C6H4C2H5 (2), C6H5C2H3 (3), o - CH3C6H4CH3 (4). Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:
A. (1); (2) và (3). B. (2); (3) và (4).
C. (1); (3) và (4). D.(1); (2) và (4).
Câu 2: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau:
HOCH2 - CH2OH (X);
HOCH2 - CH2 - CH2OH (Y);
HOCH2 – CHOH - CH2OH (Z);
CH3 - CH2 – O - CH2 - CH3 (R);
CH3 – CHOH - CH2OH (T).
- Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là:
A. X, Y, R, T. B. Z, R, T.
C. X, Z, T. D. X, Y, Z, T.
Câu 3: Đun nóng một ancol no, đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là:
A. C2H4. B. CH3 – O – CH3.
B. C2H5 – O – C2H5. C. C3H6.
Câu 4: Cho các chất:
(1) axit picric; (2) cumen; (3) xiclohexanol;
(4) 1,2 – đihiđroxi – 4 – metylbenzen; (5) 4 – metylphenol; (6) α – naphtol.
- Các chất thuộc loại phenol là:
A. (1), (3), (5), (6). B. (1), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (4), (5). D. (1), (2), (4), (6).
Câu 5: Cho sơ đồ chuyến hóa: X và Y có thể lần lượt là:
A. CH3COONa, CH3CHO.
B. CH3COOH, CH3CHO.
C. CH3CHO, HCOOCH3.
D. CH3CHO, CH3COOH.
Câu 6: Anđehit là hợp chất có chứa nhóm chức:
A. (- COOH). B. (-NH2).
C. (- CHO). D. (- OH).
Câu 7: Có 3 dung dịch: CH3CHO, C2H5OH, HCOOH đựng trong 3 lọ mất nhãn. Hoá chất có thể dùng để phân biệt ba dung dịch trên là:
A. Quì tím, Cu.
B. quỳ tím, NaOH.
C. Quì tím, dung dịch AgNO3/NH3.
D. dung dịch AgNO3/NH3, Cu.
Câu 8: Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH3CHO. B. HCHO.
C. CH3CH2CHO. D. CH2 = CHCHO.
Câu 9: Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°), tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Na là:
A. C2H3CHO, CH3COOC2H3, C6H5COOH.
B. C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH.
C. CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH.
D. C2H3CH2OH, C2H3CHO, CH3COOCH3.
Câu 10: Để trung hòa hoàn toàn 2,36g một axit hữu cơ X cần 80ml dung dịch NaOH 0,5 M. X là:
A. CH3COOH. B. C2H5COOH.
C. C2H3COOH. D. C2H4(COOH)2.
II.Đáp án & Thang điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
---|---|---|---|---|---|
Đ/A | D | C | A | B | D |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ/A | C | C | A | B | D |
Câu 1:
- Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:
C6H5CH3 (1),
p - CH3C6H4C2H5 (2),
o - CH3C6H4CH3 (4).
- Chọn đáp án D.
Câu 2:
- Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là:
HOCH2 - CH2OH (X);
HOCH2 – CHOH - CH2OH (Z);
CH3 – CHOH - CH2OH (T).
- Chọn đáp án C.
Câu 3:
- Theo bài ra có MX > MY → Y là anken.
- Đặt X: CnH2n + 1OH → Y là CnH2n.
- Có:
⇒ n = 2
- Vậy Y là C2H4. Chọn đáp án A.
Câu 4:
- Các chất thuộc loại phenol là:
(1) axit picric;
(4) 1,2 – đihiđroxi – 4 – metylbenzen;
(5) 4 – metylphenol;
(6) α – naphtol.
- Chọn đáp án B.
Câu 5:
- Chọn đáp án D.
Câu 6:
- Anđehit là hợp chất có chứa nhóm chức – CHO.
- Chọn đáp án C.
Câu 7:
+ Dùng quỳ tím nhận ra được HCOOH (làm quỳ tím hóa đỏ) và nhóm I (CH3CHO và C2H5OH – không làm quỳ tím đổi màu).
+ Phân biệt nhóm I dùng AgNO3/ NH3, CH3CHO có phản ứng tráng Ag còn C2H5OH không có phản ứng này.
- Chọn đáp án C.
Câu 8:
- Bảo toàn e có: nAg = 3.nNO = 0,3 mol.
- Trường hợp 1:
nAg = 2nanđehit → nanđehit = 0,15 mol → Manđehit = 44.
+ Vậy anđehit là CH3CHO.
+ Chọn đáp án A. (trường hợp 1 thỏa mãn không cần xét TH2)
- Trường hợp 2:
nAg = 4nanđehit → nanđehit = 0,075 mol → Manđehit = 88 (loại).
Câu 9:
- Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°), tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Na là:
C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH.
- Chọn đáp án B.
Câu 10:
- Giả sử X là axit hữu cơ đơn chức, đặt X là RCOOH.
→ MX = 59 (loại). Vậy đáp án D thoả mãn.
Đề kiểm tra 15 phút - Trắc nghiệm + Tự luận
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16, H = 1, C = 12, Ag = 108.I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Tính chất nào không phải của benzen?
A. Tác dụng với Br2 (xt: bột Fe).
B. Tác dụng với HNO3/ H2SO4(đ).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4 (đun nóng).
D. Tác dụng với Cl2 (as).
Câu 2: Cho các hợp chất sau:
(a) HOCH2 - CH2OH.
(b) HOCH2 - CH2 - CH2OH.
(c) HOCH2 - CH(OH) - CH2OH.
(d) CH3 - CH(OH) - CH2OH.
(e) CH3 - CH2OH.
(f) CH3 – O - CH2CH3.
- Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là:
A. (a), (c), (d). B. (c), (d), (f).
C. (a), (b), (c). D. (c), (d), (e).
Câu 3: Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử tổng quát là:
A. CnH2nO2 (n ≥ 1).
B. CnH2nO (n ≥ 1).
C. CnH2n - 2O (n ≥ 3).
D. CnH2n + 2O (n ≥ 1).
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về anđehit và xeton là sai?
A. Axetanđehit phản ứng được với nước brom.
B. Hiđro xianua cộng vào nhóm cacbonyl tạo thành sản phẩm không bền.
C. Axeton không phản ứng được với nước brom.
D. Anđehit fomic tác dụng với H2O tạo thành sản phẩm không bền.
Câu 5: Axit acrylic (CH2 = CH − COOH) không tham gia phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaNO3. B. H2, xt Ni.
C. dung dịch Br2. D. Na2CO3.
Câu 6: Chiều giảm dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất: CH3CHO, C2H5OH, H2O là:
A. H2O, C2H5OH, CH3CHO.
B. CH3CHO, H2O, C2H5OH.
C. H2O, CH3CHO, C2H5OH.
D. CH3CHO, C2H5OH, H2O.
II. Phần tự luận
Câu 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau:
a/ Cho benzen + Br2 (1:1, bột Fe, t°)
b/ Cho stiren + nước brom
c/ Cho phenol + dd NaOH
d/ Cho ancol etylic + Na
e/ CuO nung nóng đỏ vào dung dich metanol
f/ Cho CH3CHO + H2 (xt: Ni).
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol: no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp cần vừa đủ 5,88 lít khí O2 (ở đktc) thu được 4,5 gam H2O. Xác định CTPT mỗi ancol.
Câu 3: Cho 0,44 gam CH3CHO tác dụng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Viết PTHH xảy ra và tính giá trị của m.
Đáp án & Thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
---|---|---|---|---|---|---|
Đ/A | C | A | B | B | A | A |
Câu 1:
- Benzen không tác dụng với dung dịch KMnO4 (đun nóng).
- Chọn đáp án C.
Câu 2:
- Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là:
(a) HOCH2 - CH2OH.
(c) HOCH2 - CH(OH) - CH2OH.
(d) CH3 - CH(OH) - CH2OH.
- Chọn đáp án A.
Câu 3:
- Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử tổng quát là:
CnH2nO (n ≥ 1).
- Chọn đáp án B.
Câu 4:
- Hiđro xianua cộng vào nhóm cacbonyl tạo thành sản phẩm bền gọi là xianohiđrin.
- Chọn đáp án B.
Câu 5:
- Axit acrylic (CH2 = CH − COOH) không tham gia phản ứng với NaNO3.
- Chọn đáp án A.
Câu 6:
- Chiều giảm dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải):
H2O (100°C) , C2H5OH (78°C), CH3CHO (21°C).
- Chọn đáp án A.
II. Phần tự luận
Câu 1:
- HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm, không cân bằng PT trừ ½ số điểm mỗi PT.
a/
b/
c/
d/
e/
f/
Câu 2:
- Đặt 2 ancol tương đương với 1 ancol là:
- Tính được:
số mol O2 = 0,2625 (mol);
số mol H2O = 0,25 (mol).
- Viết đúng PTHH đốt cháy:
- Từ tỉ lệ số mol:
- Vậy 2 ancol C2H5OH và C3H7OH.
Câu 3:
- Viết đúng PTHH:
- Tính được:
số mol: CH3CHO = 0,01 mol → nAg = 0,02 mol
mAg = 0,02.108 = 2,16 gam.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Tính chất nào không phải của toluen?
A. Tác dụng với Br2 (xt: bột Fe).
B. Tác dụng với Cl2 (as).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4, t°.
D. Tác dụng với dung dịch Br2.
Câu 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là:
A. HBr (t°), Na, CuO (t°), CH3COOH (xúc tác).
B. Ca, CuO (t°), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).
D. Na2CO3, CuO (t°), CH3COOH (xúc tác), (CH3CO)2O.
Câu 3: Anđehit benzoic có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. C6H5CHO.
B. C6H5CH2 = CH – CHO.
C. (CHO)2.
D. C6H4(CHO)2.
Câu 4: Oxi hoá ancol đơn chức X bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y (tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 29). Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3 – CHOH – CH3.
B. CH3 – CH2 – CH2 – OH.
C. CH3 – CH2 – CHOH – CH3.
D. CH3 – CO – CH3.
Câu 5: Cho phenol (C6H5OH) lần lượt tác dụng với các dung dịch: NaOH, HCl, Br2, HNO3, CH3COOH. Số trường hợp xảy ra phản ứng là:
A. 3. B. 2.
C. 1. D. 4.
Câu 6: Chất nào sau đây không tác dụng với dd Br2?
A. CH3CHO.
B. C2H4.
C. CH2 = CH - CH2OH.
D. CH3 – CO – CH3.
II. Phần tự luận
Câu 1: Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt 3 bình mất nhãn chứa một trong các chất lỏng không màu sau: phenol, benzen, metanol.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm 2 ancol: no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp thu được 3,584 lít CO2 (ở đktc) và 5,04 gam H2O.
a/ Xác định công thức phân tử 2 ancol trong X.
b/ Tính % khối lượng mỗi ancol trong X.
Câu 3: Viết CTCT của chất có khả năng trùng hợp tạo polime trong các chất sau: propilen, phenyl axetilen, isopren, vinyl benzen, ancol anlylic.
Đáp án & Thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
---|---|---|---|---|---|---|
Đ/A | D | A | A | A | C | D |
Câu 1:
- Toluen tác dụng với Br2 khi có thêm xúc tác là bột Fe.
- Chọn đáp án D.
Câu 2:
- Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là :
HBr (t°), Na, CuO (t°), CH3COOH (xúc tác).
- Chọn đáp án A.
Câu 3:
- Anđehit benzoic có công thức cấu tạo thu gọn là C6H5CHO.
- Chọn đáp án A.
Câu 4:
MY = 29.2 = 58.
- Vậy Y là CH3 – CO – CH3 → X là ancol bậc 2 có CTCT CH3 – CHOH – CH3.
- Chọn đáp án A.
Câu 5:
- Phenol có thể tác dụng với các dung dịch: NaOH, Br2, HNO3.
- Chọn đáp án C.
Câu 6:
CH3 – CO – CH3 không tác dụng với dd Br2
- Chọn đáp án D.
II. Phần tự luận
Câu 1:
- Đánh số thứ tự từng lọ, trích mẫu thử
-Dùng dd Br2 nhận ra phenol: mất màu nước brom và tạo kết tủa trắng, benzen và metanol: không hiện tượng
- -Dùng kim loại Na nhận ra metanol: mẩu kim loại Na tan dần, sủi bọt khí:
2CH3OH + 2Na 2CH3ONa + H2
- Còn lại không hiện tượng là benzen.
Câu 2:
a/ Đặt 2 ancol tương đương với 1 ancol là:
- Viết đúng PTHH đốt cháy:
- Ta có:
⇒CTPT của 2 ancol là CH4O (x mol) và C2H6O (y mol)
b/
- Bảo toàn nguyên tố C: x + 2y =0,16
- Bảo toàn nguyên tố H: 2x + 3y=0,28
- Giải hệ: x = 0,08, y = 0,04 và tính được:
Câu 3:
- Chất có khả năng trùng hợp tạo polime là:
- Propilen, isopren, vinyl benzen, ancol anlylic.
(Xác định đúng mỗi chất 0,25 điểm. Xác định thừa hoặc thiếu 1 chất trở lên trừ nửa số điểm tương ứng)
- Viết đúng 4 CTCT:
Propilen (CH2 = CH - CH3),
isopren (CH2 = C(CH3) – CH = CH2),
vinyl benzen (C6H5 – CH = CH2),
ancol anlylic (CH2 = CH - CH2OH).
(Viết đúng mỗi CTCT 0,25 điểm. Viết sai 1 CTCT trở lên trừ nửa số điểm tương ứng.)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Isopropyl benzen còn gọi là:
A. toluen. B. stiren.
C. cumen. D. xilen.
Câu 2: Cho các phản ứng :
- Số phản ứng tạo ra C2H5Br là:
A. 4. B. 3.
C. 2. D. 1.
Câu 3: Tên gọi của CH3 - CH(C2H5)CH2 - CHO là:
A. 3 – etylbutanal. B. 3 – metylpentanal.
C. 2 – etylbutanal. D. 3 – metylpentannal.
Câu 4: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 là:
A. anđehit axetic, but – 1 – in, etilen.
B. anđehit axetic, axetilen, but – 2 – in.
C. axit fomic, vinylaxetilen, propin.
D. anđehit fomic, axetilen, etilen.
Câu 5: Chất nào sau đây là ancol bậc II?
A. CH3 - CH2 - OH.
B. CH3 – CH(OH) – CH3.
C. CH3 – O – CH3.
D. (CH3)3C - OH
Câu 6: Chất nào sau đây là axeton?
A. CH3 – CO – CH3.
B. CH3CHO.
C. CH3 – O – CH3.
D. CH3 – CO – C6H5.
II. Phần tự luận
Câu 1: Viết phương trình hóa học điều chế etanal (CH3CHO) từ ancol etylic; điều chế poli stiren từ stiren (các chất vô cơ và điều kiện cần thiết khác có đủ).
Câu 2: Cho 0,44 gam một anđehit đơn chức, mạch hở X tác dụng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thấy thu được 2,16 gam Ag. Xác định công thức cấu tạo thu gọn của X.
Câu 3: Viết CTCT của chất có khả năng trùng hợp tạo polime trong các chất sau: eten, phenyl axetilen, buta - 1,3 - đien, stiren, ancol anlylic.
Đáp án & Thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
---|---|---|---|---|---|---|
Đ/A | C | B | B | C | B | A |
Câu 1:
- Isopropyl benzen còn gọi là cumen.
- Chọn đáp án C.
Câu 2:
- Chọn đáp án B.
Câu 3:
- Tên gọi của CH3 - CH(C2H5)CH2 - CHO là 3 – metylpentanal.
- Chọn đáp án B.
Câu 4:
- Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 là axit fomic, vinylaxetilen, propin.
- Chọn đáp án C.
Câu 5:
- Ancol bậc II là CH3 – CH(OH) – CH3.
- Chọn đáp án B.
Câu 6:
- Axeton là CH3 – CO – CH3.
- Chọn đáp án A.
II. Phần tự luận
Câu 1:
- HS viết đúng mỗi PTHH điều chế 1 điểm, sai điều kiện hoặc không cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PT.
Câu 2:
- Tính được nAg = 0,02 mol.
- Trường hợp 1: Anđehit là HCHO
→ nHCHO = 0,005 mol → mHCHO
= 0,15 gam ≠ 0,44 gam
→ X không là HCHO.
- Trường hợp 2: X là RCHO (R ≠ H)
MRCHO = 0,44 : 0,01 = 44 → R = 15 (thỏa mãn)
- Vậy anđehit là CH3CHO.
Câu 3:
- Xác định đúng 4 chất: eten, buta -1,3 – đien, stiren, ancol anlylic
+ Xác định đúng mỗi chất 0,25 điểm
+ Xác định thừa hoặc thiếu 1 chất trở lên trừ nửa số điểm tương ứng.
- Viết đúng 4 CTCT:
eten (CH2 = CH2),
buta - 1,3 - đien (CH2 = CH – CH = CH2),
stiren (C6H5 – CH = CH2),
ancol anlylic (CH2 = CH - CH2OH).
+ Viết đúng mỗi CTCT 0,25 điểm
+ Viết sai 1 CTCT trở lên trừ nửa số điểm tương ứng
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 4)
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:
A. C6H5Cl. B. p - C6H4Cl2.
C. C6H6Cl6. D. m - C6H4Cl2.
Câu 2: Chất không phản ứng với NaOH là:
A. rượu etylic. B. axit clohidric.
C. phenol. D. axit axetic.
Câu 3: Chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. ancol etylic. B. axit axetic.
C. anđehit axetic. D. axetilen.
Câu 4: Trong công nghiệp, anđehit fomic được điều chế trực tiếp từ:
A. axit fomic. B. ancol etylic.
C. metan. D. etilen.
Câu 5: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Ancol no, mạch hở, đơn chức có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm chức.
B. Ancol etylic là ancol bậc II.
C. Ancol tan nhiều trong nước.
D. Ancol bậc II bị oxi hóa không hoàn toàn thành xeton.
Câu 6: Chất nào sau đây là toluen?
A. C6H5CH3.
B. C6H5OH.
C. C6H5NO2.
D. C6H5 – CH = CH2.
II. Phần tự luận
Câu 1: Từ ancol etylic (các chất vô cơ và điều kiện cần thiết khác có đủ) hãy viết PTHH điều chế đietyl ete và etanal.
Câu 2: Oxi hoá 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, được 12,96 gam Ag. Tính hiệu suất của phản ứng oxi hoá CH3OH.
Câu 3: Cho 7,8 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na thu được 12,25 gam chất rắn. Xác định CTPT hai ancol.
Đáp án & Thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
---|---|---|---|---|---|---|
Đ/A | C | A | C | C | B | A |
Câu 1:
- A là hexacloran (C6H6Cl6).
- Chọn đáp án C.
Câu 2:
- Chất không phản ứng với NaOH là rượu etylic.
- Chọn đáp án A.
Câu 3:
- Chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là anđehit axetic.
- Chọn đáp án C.
Câu 4:
- Trong công nghiệp, người ta oxi hóa metan có xúc tác để thu được anđehit fomic.
- Chọn đáp án C.
Câu 5:
- Ancol etylic là ancol bậc I.
- Chọn đáp án B.
Câu 6:
- Toluen là C6H5CH3.
- Chọn đáp án A.
II. Phần tự luận
Câu 1:
- HS viết đúng mỗi PTHH 1 điểm, thiếu điều kiện hoặc không cân bằng PT trừ ½ số điểm tương ứng của mỗi PT.
Câu 2:
- Tính được nancol = 0,0375 mol, nAg = 0,12 mol
- Theo bài ra ta có PT:
- Theo PTHH có nancol pư = 0,03.
Câu 3:
- Đặt 2 ancol tương đương với 1 ancol là
- Ta có PTHH:
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
→ mH2 = 7,8 + 4,6 – 12,25 = 0,15 gam
→ nH2 = 0,075 mol.
- Có nancol = 2.nH2 = 0,15
→ Mancol = 7,8 : 0,15 = 52.
- Vậy 2 ancol là C2H5OH và C3H7OH.
Xem thêm các đề thi Hóa học 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Đề thi Hóa học 11 Học kì 1 có đáp án (9 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 Học kì 2 có đáp án (Bài số 1) (8 đề)
- Đề kiểm tra Hóa học 11 Giữa kì 2 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Hóa học 11 Giữa kì 2 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Hóa học 11 Học kì 2 có đáp án (5 đề)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)