50 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2 (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2
Tổng hợp 110 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2 chọn lọc, có đáp án ba bộ sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.
50 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2 (có đáp án)
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 18 - Kết nối tri thức
I. Đọc thầm văn bản sau:
ĐỒ ĐẠC TRONG NHÀ
(Trích)
Em yêu đồ đạc trong nhà
Cùng em trò chuyện như là bạn thân.
Cái bàn kể chuyện rừng xanh
Quạt nan mang đến gió lành trời xa.
Đồng hồ giọng nói thiết tha
Nhắc em ngày tháng thường là trôi mau.
Ngọn đèn sáng giữa trời khuya
Như ngôi sao nhỏ gọi về niềm vui.
Tủ sách im lặng thế thôi
Kể bao chuyện lạ trên đời cho em.
Phan Thị Thanh Nhàn
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Trong đoạn thơ trên, đồ đạc trong nhà đã cùng bạn nhỏ làm gì?
A. Cùng chơi như bạn thân.
C. Cùng dọn dẹp ngôi nhà.
B. Cùng học như bạn thân.
D. Cùng trò chuyện như bạn thân.
Câu 2: Chiếc quạn nan trong đoạn thơ đã mang gì đến cho bạn nhỏ?
A. Mang đến gió lành.
B. Mang đến một vùng trời xa.
C. Mang đến niềm vui.
Câu 3. Trong đoạn thơ trên tác giả đã so sánh ngọn đèn với:
A. bầu trời
B. niềm vui
C. ngôi sao nhỏ
Câu 4: Theo em, vì sao tủ sách lại có thể “kể bao chuyện lạ trên đời” cho bạn nhỏ nghe?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
III. Luyện tập:
Câu 5: Tìm và ghi lại ít nhất 05 từ chỉ sự vật có trong bài thơ “Đồ đạc trong nhà”
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Câu 6: Tìm và ghi lại 05 từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài thơ “Đồ đạc trong nhà”
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Câu 7. Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm của người và vật trong những câu sau:
a) Đàn trâu bước đi lững thững trên đường quê yên ả.
b) Những thửa ruộng nhỏ, những bãi ngô lúp xúp màu xanh thẫm.
c) Những cánh có trắng muốt còn đọng lại trong lời ru êm ái của mẹ.
Câu 8: Cặp từ nào sau đây là cặp từ trái nghĩa?
a. giàu có – nghèo đói
b. khó khăn – khổ cực
c. giàu có – sung túc
Câu 9: Câu nào dưới đây thuộc câu nêu đặc điểm?
a. Đồ đạc trong nhà em rất hữu dụng
b. Gia đình em rất quý trọng đồ đạc.
c. Bố em đang sửa quạt.
Câu 10. Nối:
Câu giới thiệu |
Hoa rủ em đi học mỗi ngày |
|
Câu nêu đặc điểm |
Đứa trẻ rất nhanh nhẹn, thông minh. |
|
Câu nêu hoạt động |
Nhà là nơi có tình yêu thương |
Câu 11. Viết
ĐỒ ĐẠC TRONG NHÀ
Em yêu đồ đạc trong nhà
Cùng em trò chuyện như là bạn thân.
Cái bàn kể chuyện rừng xanh
Quạt nan mang đến gió lành trời xa.
Câu 12. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm với người thân mà em rất yêu quý.
Gợi ý:
- Em đã làm việc gì? Khi nào?
- Em làm việc đó như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì khi làm việc đó?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 18 - Chân trời sáng tạo
I. Đọc thầm văn bản sau:
EM MANG VỀ YÊU THƯƠNG
Mẹ, mẹ ơi! em bé
Từ đâu đến nhà ta
Nụ cười như tia nắng
Bàn tay như nụ hoa
Bước chân đi lẫm chẫm
Tiếng cười vang sân nhà?
Hay bé từ sao xuống
Hay từ biển bước lên
Hay bé trong quả nhãn
Ông trồng cạnh hàng hiên?
Hay bé theo cơn gió
Nằm cuộn tròn trong mây
Rồi biến thành giọt nưước
Rơi xuống nhà mình đây?
Mỗi sáng em thức giấc
Là như thể mây, hoa
Cùng nắng vàng biển rộng
Mang yêu thương vào nhà.
(Minh Đăng)
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Bạn nhỏ đã hỏi mẹ điều gì ?
A. Mẹ từ đâu đến B. Em bé từ đâu đến C.Ông từ đâu đến
2. Trong khổ thơ đầu, bạn nhỏ tả nụ cười em bé giống như gì ?
A. Bông hoa. B. Ngôi sao C. Tia nắng
3. Ở khổ thơ thứ 2, bạn nhỏ đoán em bé từ đâu đến ?
A. Từ ngôi sao .
B. Từ sao, biển
C. Từ ngôi sao, biển, quả nhãn ông trồng.
4. Em có yêu quý em bé (anh/chị) ở nhà của em không ? vì sao ?
III. Luyện tập: Bài 1.
a) ch hay tr : cây …..e công …...úa ……ên dưới
b) ôi hay uôi
- Em năm nay lên 7 t……
- Rằm tháng bảy, mẹ làm bánh tr……
Bài 2. Em hãy viết 2 câu để giới thiệu về bố và mẹ em theo kiểu câu Ai là gì ?
Bài 3. Viết câu theo mẫu Ai làm gì? để miêu tả hoạt động của mỗi người trong tranh dưới đây:
Bài 4. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào ô trống:
- Cậu ta cầm bột gạo nếp và đi đến hiệu hàn (…..)
Cậu ta ngồi ở cửa suốt cả một ngày, cuối cùng ông chủ hiệu hỏi:
- Này cậu bé, cậu cho tôi chỗ bột nếp ấy nhé!
- Chỗ bột này là cả gia tài của cháu, cháu không thể cho ông trừ khi ông đổi cho cháu một thứ gì đó (…)
- Thế cậu bán cho tôi được không (….)
- Không, cháu cũng không bán . Nhưng nếu ông cho cháu cái ấm kia thì cháu sẽ cho ông chỗ bột này.
(Theo Truyện cổ tích thế giới)
ĐÁP ÁN - TUẦN 18
I. Luyện đọc văn bản:
- Học sinh tự đọc văn bản.
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. B
2. C
3. B
4. Em có yêu quý em bé (anh/chị) ở nhà của em không ? vì sao ?
- Em rất yêu quý em gái em. Vì em bé luôn mang tới niềm vui và hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình.
III. Luyện tập: Bài 1.
a) ch hay tr : cây tre công chúa trên dưới
b) ôi hay uôi
- Em năm nay lên 7 tuổi
- Rằm tháng bảy, mẹ làm bánh trôi
Bài 2. Em hãy viết 2 câu để giới thiệu về bố và mẹ em theo kiểu câu Ai là gì ?
- Bố em là công an
- Mẹ em là người nấu ăn ngon nhất nhà.
Bài 3. Viết câu theo mẫu Ai làm gì? để miêu tả hoạt động của mỗi người trong tranh dưới đây:
- Bạn nhỏ đang ngồi câu cá
- Bác nông dân đang cày ruộng
- Các cô các bác đang cấy lúa
Bài 4. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào ô trống:
- Cậu ta cầm bột gạo nếp và đi đến hiệu hàn.
Cậu ta ngồi ở cửa suốt cả một ngày, cuối cùng ông chủ hiệu hỏi:
- Này cậu bé, cậu cho tôi chỗ bột nếp ấy nhé!
- Chỗ bột này là cả gia tài của cháu, cháu không thể cho ông trừ khi ông đổi cho cháu một thứ gì đó ?
- Thế cậu bán cho tôi được không ?
- Không, cháu cũng không bán . Nhưng nếu ông cho cháu cái ấm kia thì cháu sẽ cho ông chỗ bột này.
(Theo Truyện cổ tích thế giới)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 18 - Cánh diều
Bài 1: Đọc bài sau:
THƯ CỦA MẸ
Sáng nay, ở trường về, con đi qua mặt một người đáng thương đang bế trên tay một đứa trẻ xanh xao và ốm yếu. Con nhìn bà ta, và con không cho gì hết dù trong túi có tiền.
Nghe mẹ bảo, con ạ. Đừng quen thói dửng dưng đi qua trước người nghèo khổ, và hơn nữa đi trước một người mẹ, xin một xu cho con mình. Con hãy nghĩ rằng có thể đứa bé ấy đang đói, hãy nghĩ đến nỗi khắc khoải của người đàn bà đáng thương!
Hãy tin lời mẹ, En-ri-cô ạ, thỉnh thoảng con phải biết trích ra một đồng từ túi tiền của con để giúp một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bánh ăn, một đứa trẻ không có mẹ. Con hãy nghĩ rằng con chẳng thiếu thứ gì hết và người nghèo khổ thì thiếu thốn tất cả mọi thứ. Trong lúc con ước mong được sung sướng thì họ cầu xin để khỏi chết đói. Thật là buồn khi nghĩ rằng giữa bao nhiêu nhà giàu có, ngoài phố xá bao nhiêu là xe cộ và trẻ con mặc toàn quần áo nhung mà lại có những đàn bà và trẻ con không có gì mà ăn cả! Không có gì mà mặc cả! Ôi! En-ri-cô, từ nay về sau đừng có bao giờ đi qua trước một bà mẹ xin cứu giúp mà không đặt vào tay họ một đồng nào.
(Theo Những tấm lòng cao cả)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Khi ở trường về, En-ri-cô đã gặp ai?
a. Một người ăn xin bị què chân.
b. Một người đáng thương đang bế trên tay một đứa trẻ xanh xao và ốm yếu.
c. Một cậu bé đánh giày.
2. Vì sao mẹ không hài lòng về cách cư xử của En-ri-cô với người đàn bà đáng thương đó?
a. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã tránh đi vì trong túi không có tiền.
b. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã nhìn bà ta và không cho gì hết, dù trong túi có tiền.
c. Vì khi gặp người đó, En-ri-cô đã cho bà ta tiền.
3. Theo mẹ của En-ri-cô, vì sao cần phải giúp đỡ những người nghèo khổ?
a. Vì họ là những người không có cái ăn, cái mặc, rất đáng thương.
b. Vì giúp đỡ họ sẽ được họ biết ơn.
c. Vì giúp đỡ họ mình sẽ gặp được nhiều may mắn.
4. Bức thư của mẹ En-ri-cô cũng nhắn nhủ chúng ta điều gì?
a. Bức thư của mẹ En-ri-cô muốn nhắc chúng ta không nên để ý đến những người nghèo khổ.
b. Bức thư của mẹ En-ri-cô nhắn nhủ chúng ta phải biết quan tâm, thông cảm và giúp đỡ những người nghèo khổ, gặp khó khăn, hoạn nạn.
c. Bức thư của mẹ En-ri-cô nhắn nhủ chúng ta phải quan tâm, chào hỏi những người nghèo khổ.
5. Hãy viết tiếp từ 2 đến 4 câu để hoàn thành đoạn văn nói về những người nhân ái trong cuộc sống?
Thật là vui khi nghĩ rằng trong cuộc sống này còn biết bao con người có tấm lòng nhân ái như mẹ En-ri-cô. Họ biết
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
6. Câu “Con nhìn bà ta và con không cho gì hết, dù trong túi có tiền.” thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu dưới đây?
a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào?
7. Câu hỏi nào dùng để hỏi cho bộ phận in đậm trong câu “Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em.”?
a. Cô giáo của em là ai?
b. Ai là người mẹ hiền thứ hai của em?
c. Có phải cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em không?
Bài 2: Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào chỗ trống:
Sợ bẩn
Trong giờ học môn Tự nhiên và Xã hội ... (1) cô hỏi Tí:
- Tại sao khi được bón phân, cây cối lại xanh tốt ... (2)
Tí:
- Thưa cô ... (3) vì cây cối sợ bẩn ... (4) nó vươn cao để tránh chỗ bẩn ạ ... (5)
Bài 3: Em hãy tưởng tượng mình là En-ri-cô và hoàn thành bức thư ngắn đáp lại lời khuyên của mẹ.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
ĐÁP ÁN – TUẦN 18
Bài 1:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
b |
b |
a |
b |
Gợi ý: Thật là vui khi nghĩ rằng trong cuộc sống này còn biết bao con người có tấm lòng nhân ái như mẹ En-ri-cô. Họ biết quan tâm, thông cảm và giúp đỡ những người nghèo khổ, gặp khó khăn, hoạn nạn. Họ giúp đỡ những đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt, nuôi dưỡng những cụ già không nơi nương tựa, chăm sóc những trẻ em mồ côi,... Tấm lòng nhân ái đó thật đáng quý, đáng trân trọng. Cuộc sống này chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn khi mỗi người chúng ta đều biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người nghèo khổ khó khăn hơn mình. |
b |
b |
Bài 2: Thứ tự các dấu cần điền: (1) dấu phẩy, (2) dấu hỏi, (3) dấu phẩy, (4) dấu phẩy, (5) dấu chấm.
Bài 3: Gợi ý
Mẹ yêu quý!
Đọc xong bức thư của mẹ và nhớ lại hành động của mình lúc sáng, con cảm thấy rất hối hận. Con thật vô tâm khi dửng dưng đi qua người nghèo khổ, và hơn nữa là một người mẹ, xin một xu cho con mình. Con đã không nghĩ đứa trẻ đó có thể chết đói vì không có bánh ăn, còn bà mẹ đáng thương chắc sẽ tuyệt vọng và đau khổ vì sự mất mát to lớn đó. Con đã chỉ biết mình là một đứa trẻ sung sướng mà chưa nghĩ đến việc giúp đỡ những người không được sung sướng như mình. Mẹ hãy tha lỗi cho con, mẹ nhé! Chắc chắn từ nay về sau con sẽ không bao giờ đi qua một bà mẹ xin cứu giúp mà không đặt vào tay họ một đồng nào. Con sẽ luôn quan tâm và giúp đỡ những người nghèo khổ hơn mình.
....................................
....................................
....................................
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Toán, Tiếng Việt lớp 2 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Toán, Tiếng Việt lớp 2 của các bộ sách mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3