Giáo án Toán lớp 10 Học kì 2 (mới, chuẩn nhất)

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Toán dễ dàng biên soạn Giáo án Toán lớp 10, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Toán lớp 10 Học kì 2 phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Toán chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Toán 10 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Giáo án Toán lớp 10 Học kì 2

Xem thử Giáo án Toán 10 KNTT Xem thử Giáo án Toán 10 CTST Xem thử Giáo án Toán 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Giáo án Toán lớp 10 Đại số

Giáo án Toán 10 Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình

Giáo án Toán 10 Chương 5: Thống kê

Giáo án Toán 10 Chương 6: Cung và góc lượng giác. Công thức lượng giác

Giáo án Toán lớp 10 Hình học

Giáo án Toán 10 Chương 3: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Hiểu được các khái niệm, tính chất của bất đẳng thức.

Nắm vững các bất đẳng thức cơ bản, bđt Cô Si và các hệ quả.

2. Kỹ năng:

Chứng minh được các bất đẳng thức cơ bản

Vận dụng thành thạo các tính chất cơ bản của bất đẳng thức để biến đổi, từ đó chứng minh bất đẳng thức.

Vận dụng các bất đẳng thức cơ bản, bất đẳng thức Cô – si để giải các bài toán liên quan

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm

- Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn

- Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước.

4. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin

- Năng lực thuyết trình, báo cáo

- Năng lực tính toán

II. CHUẨN BỊ

+ GV: Phấn, bảng phụ, bút dạ, máy chiếu, máy tính.

+ HS: Đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

*Mục tiêu: Tạo sự chú ý của học sinh để vào bài mới, liên hệ với bài cũ.

*Nội dung: Một công ty bất động sản có 50 căn hộ cho thuê. Biết rằng nếu cho thuê mỗi căn hộ với giá 2 000 000 đồng một tháng thì mọi căn hộ đều có người thuê và nếu cứ tăng giá thuê mỗi căn hộ lên 100 000 đồng một tháng thì có 1 căn hộ bị bỏ trống. Hỏi muốn có thu nhập cao nhất thì công ty đó phải cho thuê mỗi căn hộ với giá bao nhiêu một tháng? Khi đó số căn hộ đc thuê và tổng thu nhập của công ty mỗi tháng?

*Kỹ thuật tổ chức: Chia nhóm, mỗi nhóm đề xuất một phương án và thuyết trình cho phương án mình đưa ra.

*Sản phẩm: Dự kiến các phương án giải quyết được tình huống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

*Mục tiêu: Học sinh nắm được 2 đơn vị kiến thức của bài.

*Nội dung: Đưa ra các phần lý thuyết và có ví dụ ở mức độ NB, TH.

*Kỹ thuật tổ chức: Thuyết trình, Tổ chức hoạt động nhóm.

*Sản phẩm: HS nắm được định lý, các hệ quả và giải các bài tập mức độ NB,TH.

1. Hình thành kiến thức 1: Khái niệm bđt, tính chất và các bất đẳng thức cơ bản đã học.

+) HÐI.1: Khởi động(Tiếp cận).

GỢI Ý

H1. Để so sánh 2 số a và b, ta thường xét biểu thức nào?

H2. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

Đ1.

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

Đ2.

a) Đ , b) S, c) Đ

• GV nêu các định nghĩa về BĐT hệ quả, tương đương.

H3.Xét quan hệ hệ quả, tương đương của các cặp BĐT sau:

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

Đ1.

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

+) HĐI.2: Hình thành kiến thức:

1. Khái niệm bất đẳng thức:

Các mệnh đề dạng "a < b" hoặc "a > b" được gọi là bất đẳng thức (BĐT).

2. BĐT hệ quả, tương đương:

• Nếu mệnh đề "a < b ⇒ c < d" đúng thì ta nói BĐT c < d là BĐT hệ quả của a < b.

Ta viết: a < b ⇒ c < d.

• Nếu a < b là hệ quả của c < d và ngược lại thì hai BĐT tương đương nhau. Ta viết: a < b ⇔ c < d

3. Tính chất:

• a < b ⇔ a + c < b + c Cộng hai vế của BĐT với một số

• a < b ⇔ ac < bc ( c > 0) Nhân hai vế của BĐT với một số

a < b ⇔ ac > bc ( c < 0)

• a < b và c < d ⇒ a + c < b + d Cộng hai vế BĐT cùng chiều

• a < b và c < d ⇒ ac < bd ( a > 0, c > 0) Nhân hai vế BĐT cùng chiều với các số dương

• a < b ⇔ a2n+1 < b2n+1 (n nguyên dương) Nâng hai vế của BĐT lên một luỹ thừa

0 < a < b ⇒ a2n < b2n

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức Khai căn hai vế của một BĐT

4. Bđt cơ bản đã học

a) Bđt có chứa dấu giá trị tuyệt đốiGiáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

b) Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

c) Bđt tổng bình phương: a2+b2 ≥ 0

d) Bđt hình học Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

Ví dụ 1(NB). H3. Điền dấu thích hợp (=, <, >) vào ô trống?

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

Ví dụ 2(TH). Dấu bằng trong các bđt cơ bản xảy ra khi nào?

+) HĐI.3: Củng cố:

Bài 1. Cho x > 5 . Số nào trong các số sau đây là số nhỏ nhất?

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

Bài 2: Cho x,y ≥ 0. Chứng minh rằng: (x3+y3)-(x2y+xy2) ≥ 0

2. HTKT2: BĐT CÔ SI.

+) HÐII.1: Khởi động.

GỢI Ý

• GV cho một số cặp số a, b  0. Cho HS tính Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thứcGiáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức , rồi so sánh.

• Hướng dẫn HS chứng minh.

• Khi nào A2 = 0 ?

• Các nhóm thực hiện yêu cầu, từ đó rút ra nhận xét:

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

• CM

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

• ĐA

A2 = 0 ⇔ A=0

+) HĐII.2: Hình thành kiến thức:

1. Bất đẳng thức Cô Si :

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức. Dấu "=" xảy ra ⇔ a = b.

2. Các hệ quả

HQ1: Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

HQ2: Nếu x, y cùng dương và có tổng x + y không đổi thì tích x.y lớn nhất khi và chỉ khi x = y.

Ý nghĩa hình học: Trong tất cả các hình chữ nhật có cùng chu vi thì hình vuông có diện tích lớn nhất.

HQ3: Nếu x, y cùng dương và có tích x.y không đổi thì tổng x + y nhỏ nhất khi và chỉ khi x = y.

Ý nghĩa hình học: Trong tất cả các hình chữ nhật có cùng diện tích thì hình vuông có chu vi nhỏ nhất.

+) HĐII.3: Củng cố.

GỢI Ý

HÐII.3.1. Chứng minh các hệ quả của bđt Cô Si

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

• Tích xy lớn nhất khi x = y.

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

• x + y → chu vi hcn; x.y → diện tích hcn; x = y → hình vuông

HĐII.3.2. CMR với 2 số a, b dương ta có:

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

Giáo án Toán 10 Bài 1: Bất đẳng thức

.....................................................................................................

.....................................................................................................

.....................................................................................................

.....................................................................................................

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

A. KẾ HOẠCH CHUNG

Phân phối thời gian

Tiến trình dạy học

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

KT1: VTCP, Phương trình tham số

Tiết 2+3+4

KT2: VTPT, Phương trình tổng quát

KT3: Vị trí tương đối, góc giữa hai đường thẳng,

KT4: Khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng.

Tiết 5

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI:

1. Kiến thức:

HS biết:

- Khái niệm vectơ chỉ phương - phương trình tham số của đừơng thẳng

- Khái niệm vectơ pháp tuyến - phương trình tổng quát của đường thẳng

- Vị trí tương đối giữa 2 đường thẳng, góc giữa 2 đường thẳng

- Khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đường thẳng

- Đánh giá được kết quả học tập của HS

2. Về kỹ năng:

+ Lập được phương trình tham số, phương trình tổng quát của đường thẳng khi biết các yếu tố đủ để xác định đường thẳng đó.

+ Nắm vững cách vẽ đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ khi biết phương trình của nó.

+ Xác định được vị trí tương đối, góc giữa 2 đường thẳng khi biết phương trình 2 đường thẳng đó

+ Tính được khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đường thẳng

+Tính được độ dài của các cạnh, các góc trong một tam giác bất kì khi biết các yếu tố cho trước.

+ Hình thành kỹ năng giải quyết các bài toán liên quan đến đo đạc khoảng cách.

+ Hình thành cho HS các kĩ năng khác:

- Thu thập và xử lý thông tin.

- Tìm kiếm thông tin và kiến thức thực tế, thông tin trên mạng Internet.

- Làm việc nhóm trong việc thực hiện dự án dạy học của giáo viên.

- Viết và trình bày trước đám đông.

- Học tập và làm việc tích cực chủ động và sáng tạo.

- HS tự đánh giá được kết quả học tập của mình, của bạn.

- Trình bày bài giải bài Toán

3. Thái độ:

+ Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm.

+ Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn

+ Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước.

- Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.

4. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:

- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm HS hợp tác thực hiện các hoạt động.

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: HS tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: HS sử dụng máy tính, mang Internet, các phần mềm hỗ trợ học tập để xử lý các yêu cầu bài học.

- Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực tự đánh giá.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, sgk, các phiêu học tập, đồ dùng phục vụ dạy và học...

2. HS: Sgk, các thông tin đã biết về đường thẳng, đồ dùng học tập, làm các câu hỏi GV giao về nhà,...

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Tiết 1 - PPCT 29: Vectơ chỉ phương và phương trình tham số của đường thẳng

* Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sĩ số.

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

• Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi cho HS để vào bài mới bằng cách tạo tình huống có vấn đề, giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học có liên quan đến nội dung bài mới, từ đó các em có thể tự tìm ra kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã biết và các hoạt động hình thành kiến thức.

• Nội dung: Đưa ra các câu hỏi bài tập và yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà.

Kỹ thuật tổ chức: Chia lớp thành hai nhóm, đưa các câu hỏi cho từng nhóm chuẩn bị trước ở nhà, dự kiến các tình huống đặt ra để gợi ý HS trả lời câu hỏi (nếu HS chưa giải quyết được câu hỏi).

• Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi đặt ra.

• Thực hiện hoạt động khởi động: (GV đưa phiếu bài tập cho HS chuẩn bị trước ở nhà)

NHÓM 1:

PHIẾU BÀI TẬP NHÓM 1

Trả lời các câu hỏi sau:

1/ Định nghĩa hàm số bậc nhất, đồ thị của hàm số bậc nhất?

2/ Đường thẳng Δ đi qua A(x0; y0) có hệ số góc k có phương trình như thế nào?

3/ Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua A(2; 3) và có hệ số góc k = 2?

4/ Viết phương trình đường thẳng d đi qua hai điểm A(2; 3) và B(4; 2)? Biểu diễn hai đường thẳng Δ và d trên cùng một hệ trục tọa độ?

NHÓM 2:

PHIẾU BÀI TẬP NHÓM 2

Trả lời các câu hỏi sau:

1/ Tìm các cách xác định một đường thẳng trong mặt phẳng? Và các kiến thức liên quan đến đường thẳng?

2/ Cách xét vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng?

3/ Theo sự hiểu biết của em trình bày cách tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng? Nêu ra một số cách tính góc giữa hai đường thẳng?

• Hoạt động trên lớp:

- HS đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả thu được; GV chính xác hóa những kiến thức các nhóm đã thu nhận và GV dùng hình ảnh HS biểu diễn hai đường thẳng Δ và d trên cùng một hệ trục tọa độ (Kết quả của nhóm 1) để nêu các câu hỏi:

Em hãy trao đổi cặp đôi với nhau và trả lời câu hỏi

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

H1: Có nhận xét gì về vị trí của hai đường thẳng Δ và d? Từ đó có kết luận gì về góc giữa chúng?

H2: Phương trình của Δ và d đều được biểu diễn ở dạng hàm số nào?

H3: Khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng Δ được tính như thế nào?

- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

- GV nhận xét, chỉnh sửa kiến thức HS đã trả lời?

- GV nêu ra vấn đề: Đường thẳng đã biết dạng phương trình của nó là

y = ax + b, vậy nó còn có dạng nào khác nữa và tên gọi của các phương trình ấy như thế nào?

Tại sao lại phải nghiên cứu về PTĐT khi mà đường thẳng và các vấn đề liên quan đã được nghiên cứu rất nhiều rồi?

Để trả lời những những thắc mắc đó chúng ta sẽ đi nghiên cứu bài học “Phương trình đường thẳng”.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

*Mục tiêu :HS nắm được định nghĩa VTCP và PTTS

*Nội dung: Đưa ra nội dung ĐN các nhận xét có liên quan, Dạng PTTS, quan hệ giữa VTCP và hệ số góc của đường thẳng và các bài tập ở mức độ nhận biết và thông hiểu.

*Kỹ thuật tổ chức :Thuyết trình, hoạt động nhóm, vấn đáp

*Sản phẩm: HS nắm được ĐN VTCP và PTTS vận dụng vào trả lời câu hỏi, bài tập ở mức độ NB, TH

HĐ1. Xây dựng VTCP và PTTS của đường thẳng

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần ghi

*Nêu HĐ 1 trong SGK

Trong mp Oxy cho đ.thẳng Δ là đồ thị của HSố Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

a) Tìm tung độ của 2 điểm M0;M nằm trên Δ , có hoành độ lượt là 2 và 6

b) Chứng tỏ Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng cùng phương với Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

*Trong mp Oxy cho đường thẳng Δ đi qua điểm M0(x0,y0) và nhận Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

Làm VTCP.Hãy tìm đk để M(x,y) nằm trên Δ

*Hãy viết PTTS của Δ đi qua M(2;3) và nhận Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng làm VTCP

*Cho đường thẳng có PTTS

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

Hãy tìm 1 điểm có toạ độ xđ và 1 VTCP của đt đó?

-Thế hoành độ x=2 của M0 và x=6 của M vào phương trình Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng để tính y.

- Tìm được tung độ, ta có tọa độ

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

- KL: Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng cùng phương với Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng .

M thuộc vào Δ khi và chỉ khi Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng cùng phương với Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

*Cho t=0 ta có

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

Vậy M(5;2)∈Δ

* Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng là 1 VTCP của Δ

I. Vectơ chỉ phương của đường thẳng.

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

-Định nghĩa:

(SGK- Trang 70)

- Nhận xét:

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng là vectơ chỉ phương của Δ thì Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng(k≠0) cũng là vectơ chỉ phương của Δ

-Δ xác định nếu biết điểm và 1 vectơ chỉ phương

II. P.Trình tham số của đường thẳng

a.Định nghĩa:

Trong mp Oxy cho đường thẳng Δ đi qua điểm M0(x0,y0) và nhận Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

Làm VTCP.M=(x,y)

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

*Hệ phương trình (1) gọi là PTTS của đường thẳng Δ

*Cho t 1 giá trị cụ thể thì ta xác định được 1 điểm trên đường thẳng Δ

HĐ2. Tính hệ số góc của đường thẳng khi biết VTCP

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần ghi

GV giúp HS tìm hệ số góc từ PTTS của đthẳng có VTCP là Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng với u1≠0

Rút t từ p.tr (1) rồi thay vào p.tr (2).

Đặt Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng là hệ số góc của đthẳng.

*GV nêu HĐ 3 (SGK)

*GV nêu VD

b)HS viết PTTS cần có 1 điểm A (hoặc B), chọn được VTCP là Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

Có VTCP ta sẽ tính được hệ số góc

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

Suy ra:

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

HS tự thay số và tìm kết quả

b.Liên hệ giữa VTCP và hệ số góc của đường thẳng

Đthẳng Δ có VTCP Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng với u1≠0 thì hệ số góc của Δ là: Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

VD: Viết PTTS của đthẳng d qua A(2;3),B(3;1). Tính hệ số góc của d.

d qua A và B nên

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

Vậy PTTS của d:

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng là vectơ chỉ phương của Δ thì Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng(k≠0) cũng là vectơ chỉ phương của Δ

hệ số góc của d là:

Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng

3. LUYỆN TẬP

Phiếu học tập

Câu 1(NB):Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d có VTCP Giáo án Toán 10 Bài 1: Phương trình đường thẳng(2;-1). Trong các véctơ sau, véctơ nào cũng là VTCP của d?

A. (4;2)

B. (2;1)

C. (-4;2)

D. (-1;2)

Câu 2(NB):Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(-1;4), B(1;3). Tìm một VTCP của đường thẳng AB.

A. (0;-1)

B. (-2;1)

C. (-1;-1)

D. (2;-1)

Câu 3:

a) Viết PTTS của đường thẳng d qua A(2;3) ; B(3;1) . Tính hệ số góc của d.

b) Viết PTTS của đt đi qua điểm A(2; 3) và có hệ số góc bằng 2.

GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm suy nghĩ viết lời giải của bài toán trên phiếu học tập. Sau đó một nhóm đại diện báo cáo các nhóm còn lại nhận xét cho điểm.

+ Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận tìm ra câu trả lời.

+ Báo cáo thảo luận: Đại diện hai nhóm báo cáo, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét, bổ sung (nếu có).

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV nhận xét kết quả hoạt động của HS.

+ Sản phẩm: HS biết giải toán và trình bày lời giải.

4. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ KHI H ẾT TIẾT 1

+ Chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy nhắc lại các kiến thức cơ bản của tiết học ngày hôm nay?

+ HS báo cáo:(cá nhân)

+ GV chốt lại:

+ HD học và chuẩn bị phần tiếp theo.

.....................................................................................................

.....................................................................................................

.....................................................................................................

.....................................................................................................

Xem thử Giáo án Toán 10 KNTT Xem thử Giáo án Toán 10 CTST Xem thử Giáo án Toán 10 CD

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán 10 cả ba sách mới của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn Giáo án môn Toán 10 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên