Đổ lỗi trong tiếng Anh



Đổ lỗi trong tiếng Anh

Chương trước mình đã trình bày cách than phiền bằng tiếng Anh: than phiền trực tiếp hay nói bóng gió. Đỉnh điểm của than phiền là đổ lỗi. Người ta đổ hết trách nhiệm, lỗi lầm cho người khác. Chương này sẽ trình bày về điều này.

Đổ lỗi bằng tiếng Anh

Cách thông thường để kêu ca là đổ hết lỗi lầm lên một người nào khác hoặc một chuyện gì đó. Chúng ta thường làm điều này bằng cách sử dụng thể bị động (Passive Voice).

Xem các ví dụ này:

- This cake was cooked too long, I think. It tastes pretty dry.

- My racket wasn't strung lightly enough. No wonder I'm not playing well today!

- My new shirt seems to be missing. I wonder if someone borrowed it without asking.

cake (n): miếng bánh

dry (adj): khô

racket (n): cái vợt

string (strung) (v): căng (dây)

Chú ý: ở ví dụ thứ nhất và thứ hai, thể bị động dùng để ám chỉ rằng lỗi là do một người khác. Trong ví dụ về cây vợt tennis, người nói đổ thừa mình chơi dở là tại vợt không được căng đúng cách. Cách tránh né lỗi phổ biến là kiếm đại chuyện gì đó (không phải là nguyên nhân thực sự) để phàn nàn.

Trong ví dụ cuối, động từ "seems" (thay vì "is") thường được sử dụng để làm nhẹ bớt lời trách cứ. Chúng ta dùng seemappear nếu muốn lời than phiền đỡ khó nghe hơn.

- Does it seem a little chilly in here to you?

Would you mind if I closed the window?

hoặc

- The paper appear to be a little messy. Maybe it should be retyped.

chilly (adj): lạnh

messy (adj): lộn xộn, hỗn độn

retype (v): đánh máy lại

Quảng cáo

Trong ví dụ cuối này, người nói sử dụng thể bị động trong "It should be retyped" không chỉ đích danh người nào sẽ phải đánh lại. Đây cũng là một cách nói nhẹ nhàng, tránh nêu đích danh nhưng vẫn là một câu chê trách.

Khi người đối diện với bạn đang phàn nàn, than phiền về điều gì đó thì bạn cần phải làm gì. Mời bạn theo dõi chương tiếp theo.

Các bài Tình huống tiếng Anh thông dụng khác:




Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên