Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 7 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 7 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Với Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 7 năm 2024 có ma trận (20 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Ngữ văn 7.
Ma trận đề thi cuối học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn
Cấu trúc đề |
Phạm vi |
Cấp độ nhận thức |
Điểm |
|||
NB |
TH |
VD |
VD cao |
|||
I. Đọc hiểu: Văn bản: Sống chết mặc bay |
- Tác giả, tác phẩm, thể loại. - Nội dung của đoạn trích - Tiếng Việt: Câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt |
- Nhận biết được tên tác giả, tác phẩm, thể loại. |
Hiểu được nội dung của đoạn trích |
Tìm được câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của câu đặc biệt. |
|
3,0 điểm |
II. Làm văn Câu 1: |
Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) có chủ đề liên quan văn bản đọc hiểu: Nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên. |
Nhận biết đúng yêu cầu về nội dung và hình thức đoạn văn. |
- Viết đúng chủ đề - Trình bày nội dung trong đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp. |
- Viết được đoạn văn hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu. - Dùng từ chính xác, hợp lý, diễn đạt mạch lạc. |
- Có sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu và thể hiện được nội dung yêu cầu đặt ra. |
2,0 điểm |
Câu 2: |
Viết bài văn nghị luận dùng phép lập luận chứng minh. |
Xác định được đúng yêu cầu đặt ra trong đề bài: vấn đề, phạm vi...cần nghị luận |
Hiểu cách làm bài văn nghị luận dùng phép lập luận chứng minh có các các yếu tố cơ bản: luận điểm, luận cứ, cách lập luận. |
- Biết làm bài văn nghị luận có bố cục 3 phần. Thể hiện những cảm nhận, quan điểm cá nhân một cách lợp lý về vấn đề đề. - Có dẫn chứng để chứng minh |
Bài viết sáng tạo: có những kiến giải riêng sâu sắc, mới mẻ, thuyết phục; diễn đạt hấp dẫn, biết liên hệ, so sánh để mở rộng vấn đề. |
5,0 điểm |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"Đêm đã về khuya, xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch".
Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh
Câu 1: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
Câu 2: Trong câu văn: “Thể điệu ca Huế có xôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán..." tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3: Dựa vào bài “Ca Huế trên sông Hương” của tác giả Hà Ánh Minh, em hãy viết đoạn văn khoảng 8-10 câu chứng minh rằng: “Thưởng thức ca Huế là một thú vui tao nhã. Trong đoạn văn có sử dụng một câu đặc biệt. Gạch chân câu đặc biệt đó.
Câu 4: Bên cạnh Huế, em hãy kể tên một vùng miền khác trên đất nước ta cũng nổi tiếng về dân ca.
PHẦN II: (6,0 ĐIỂM)
Em hãy viết bài văn giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh.”
(Theo Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng, kiểu liệt kê (xét ề mặc cấu tạo) có trong đoạn trích
Câu 4: Chỉ ra câu có sử dụng dấu chấm lửng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của nó?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)
Đề bài: Chững minh rằng “Bảo vệ môi trường thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của con người”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chiếc vòng tròn
Chuyện kể rằng, có một vòng tròn rất hoàn mỹ. Nó tự hào về than hình tròn trĩnh đến từng milimet của mình. Thế nhưng một buổi sáng thức dậy, nó thấy mình mất đi một góc lớn hình tam giác. Buồn bực, vòng tròn ta đi tìm mảnh vỡ đó. Vì không còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang tỏa sắc bên đường, nó vui đùa cùng ánh nắng mặt trời, tâm tình cùng sâu bọ,… Một ngày kia, nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít và ghép vào. Nó lăn đi và nhận ra mình đang lăn quá quá nhanh. Đến nỗi, không kịp nhận ra những bông hoa đang cố mỉm cười với nó. Vòng trong thấy rằng. cuộc sống khác hẳn khi nó lăn quá nhanh. Nó dừng lại, đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi.’
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0.5 đ)
Câu 2: Hãy cho biết nội dung của đoạn văn trên ? (1.0 đ)
Câu 3: Chỉ ra thành phần trạng ngữ và nêu ý nghĩa của nó trong câu: “Buồn bực, vòng tròn ta đi tìm mảnh vỡ đó."
Câu 4: Hãy chuyển câu sau thành câu bị động: “Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang tỏa sắc bên đường”
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ ý nghĩa của câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ với chủ đề: “Chúng ta hãy biết chấp nhận khuyết điểm của mình để hòa nhập với cộng đồng.
Câu 2 (5,0 điểm): Viết một bài văn nghị luận giải thích chứng minh câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên
Câu 2: Chuyển đổi câu sau thành câu bị động: Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông.
Câu 3: Tại sao cô gái lại không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ đút vào túi quần.
Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1: Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) để trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải lan tỏa sự tử tế?
Câu 2: Lòng yêu thương con người, sự chia sẻ, đùm bọc vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Một trong những câu ca dao nói về truyền thống tốt đẹp đó là:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Em hãy viết bài văn giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
”Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, đào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm.”
Ngữ văn 7
a) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
b) Xác định hình ảnh nổi bật trong đoạn trích trên.
c) Từ đầu cho đến không khéo thì vỡ mất. Xác định và nêu tác dụng trong một câu đặc biệt.
Phần II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của con người trong việc ứng phó với biến đối khí hậu.
Câu 2. (5,0 điểm) Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.
(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?
Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?
Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), hãy viết một đoạn văn (từ 7-10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay, trong đó có sử dụng phép liệt kê.
Câu 2. (5 điểm)
Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
A. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn khúc nhạc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
”(Ngữ văn 7, Tập II, NXB Giáo dục, năm 2020)
a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai ?
b) Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn văn trên?
c) Chỉ ra 3 phép liệt kê và phân tích tác dụng của chúng trong đoạn trích trên.
d) Viết lại 2 câu văn sau thành 1 câu văn có cụm C-V mở rộng thành phần câu: Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng.
II. LÀM VĂN (6,0 ĐIỂM)
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
A. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng.
(Ngữ Văn 7 – tập 2)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Cho biết đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 3 (1.0 điểm): Trong câu:" Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...”.
a) Chỉ ra phép phép tu từ đã được sử dụng trong câu văn trên ?
b) Câu “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…”. Dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
Câu 4 (2 điểm): Hãy viết đoạn văn ngắn từ 4 – 6 câu nói về một trong những đức tính giản dị của Bác Hồ mà bản thân em tâm đắc nhất, trong đoạn có sử dụng dấu chấm lửng.
II. LÀM VĂN (6,0 ĐIỂM)
Hãy chứng minh tác hại của trò chơi điện tử ( game) đối với học sinh hiện nay.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
A. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một gia đình nọ mới dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật!” – Cậu bé thốt lên “
- Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thử xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”.
Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải.
Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với mẹL:
- “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi”. Người mẹ đáp: “Không sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong câu: “Cậu bé thốt lên:
- Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thử xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn (1đ)
Câu 3: Xác định một trạng ngữ và nêu công dụng (10)
Câu 4: Nêu ý nghĩa câu nói của người mẹ. (1,5đ)
B. LÀM VĂN (6,0đ)
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có chí thì nên”
Đề 2: Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
Câu 1 (3 .0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”
(Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng - Ngữ văn 7 tập 2 trang 53)
a. Đoạn trích trên tác giả muốn ca ngợi điều gì ở Bác? Em hãy nêu ra hai dẫn chứng được thể hiện trong đoạn trích trên để làm rõ hơn phẩm chất ấy ở Bác? (1.0 điểm)
b. Tìm phép liệt kê trong câu sau và cho biết thuộc kiểu liệt kê nào? (1.0 điểm)
“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”
c. Em hãy nêu hai hành động nói về hướng phấn đấu của bản thân trong năm học tiếp theo để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ? (1.0 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm) Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu phân tích ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu 3: (5.0 điểm)
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
……………Hết……………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tả trút xuống, dưới sông thì nước bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại dược với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất…
(…) Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xóay thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Ngữ liệu trên trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Hãy cho biết thể loại của tác phẩm trên và nêu nội dung đoạn trích đó. (1.0 điểm)
b. Kết thúc tác phẩm “Sống chết mặc bay” gợi cho em những suy nghĩ gì? Hãy diễn đạt thành 2 - 3 câu văn. (1.0 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
Trong phần in đậm của đoạn văn trên:
a. Hãy xác định một biện pháp nghệ thuật liệt kê và cho biết xét theo cấu tạo thì đó là kiểu liệt kê nào? (1.0 điểm)
b. Tìm một câu đặc biệt và cho biết tác dụng của câu đặc biệt ấy? (1.0 điểm)
Câu 3: (6.0 điểm)
Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh và giải thích để làm sáng tỏ lời khuyên trên.
……………Hết……………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
Câu 1: (4 .0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn. Vì thế, trong các giá trị nghệ thuật, người xưa cũng ưa thích sự giản dị, không chấp nhận sự xa hoa, hào nhoáng và phô trương. Trong sáng tạo nghệ thuật, các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã. Đã ưa thích sự thông thoáng, thanh dịu khi quan hệ với tự nhiên, lại yêu chuộng giản dị, khiêm tốn trong quan hệ giữa xã hội nên tâm hồn Việt Nam rất kỵ những gì u uất, nặng nề hay rườm rà, loè loẹt. Bởi vậy những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, mầu sắc loè loẹt phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.
(Trích nguồn: https://caycanhthanglong.vn/cai-gian-d-khong-bao-gio-cu.html)
a. Ghi lại câu văn nêu luận điểm của đoạn văn trên. Câu văn đó đề cập đến những đức tính nào? (0.5 điểm)
b. Theo tác giả bài viết, những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật như thế nào? (Nêu ít nhất hai biểu hiện). (0.5 điểm)
c. Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau: “Bởi vậy, từ xa xưa đến nay, những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, màu sắc lòe loẹt, phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.” (1.0 điểm)
d. Viết 6 đến 8 câu văn trình bày ý nghĩa của lối sống giản dị. (2.0 điểm)
Câu 2: (6 điểm)
Lòng yêu thương con người, sự đùm bọc, sẻ chia vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Một trong những câu ca dao nói về truyền thống tốt đẹp đó là:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Em hãy viết bài văn giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên.
……………Hết……………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1:
a. Thế nào là câu đặc biệt? (1.0 điểm)
b. Trong câu sau, đâu là câu đặc biệt? (1.0 điểm)
- Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa, lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
(Khánh Hoài)
Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu sau: (1.0 điểm)
- Hè đến, hoa phượng nở báo hiệu mùa chia li.
Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” cho ta hiểu điều gì? (1.0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
……………Hết……………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là gì?
A. Tự sự.
B. Thuyết minh.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 2: Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” nêu lên bài học gì?
A. Cách ăn nói lễ độ văn minh lịch sự.
B. Cách ứng xử lịch thiệp, đúng đắn.
C. Cách sống chu đáo, khôn ngoan, đúng đắn.
D. Cách học làm người có nhân cách, có văn hoá.
E. Gồm A, B, C, D.
Câu 3: Theo em, bốn chữ “Sống chết mặc bay” trong nhan đề của truyện ngắn này được Phạm Duy Tốn dùng với nghĩa gì?
A. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê.
B. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị từ trước tới nay trước cuộc sống của những người dân quê.
C. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại.
D. Là một vế của câu tục ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.
Câu 4: Trong đoạn văn “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng...”, tác giả đã sử dụng thao tác nghị luận nào để nói về sức mạnh của lòng yêu nước qua nước các trang sử vẻ vang do ông cha ta làm nên?
A. Giải thích.
B. Bình luận.
C. Chứng minh.
D. Giải thích và chứng minh.
Câu 5: Bác viết truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” nhằm mục đích chủ yếu nào?
A. Chỉ để ca ngợi phẩm chất, khí phách của Phan Bội Châu.
B. Chỉ để xây dựng hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau.
C. Vạch rõ chủ trương bịp bợm của thực dân Pháp và phơi bày những trò lừa đảo, lố bịch của Va-ren.
D. Chỉ để cho người Việt Nam thấy được thực chất của quá trình “khai hoá văn minh” của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Câu 6: Nếu viết “Bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa” thì câu văn sẽ thiếu thành phần nào?
A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Trạng ngữ.
D. Bổ ngữ.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Mục đích sử dụng phép tương phản của Phạm Duy Tốn trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay”
A. Làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại.
B. Làm nổi bật cuộc sống xa hoa của tên quan phủ.
C. Làm nổi bật số phận của người dân khi bị thiên tai.
D. Làm nổi bật sự đối lập giữa sức người và sức nước.
Câu 2: Giá trị hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là:
A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước nỗi khổ của người dân.
B. Tố cáo bọn quan lại xấu xa, mất nhân tính.
C. Phê phán sự vô trách nhiệm của bọn cầm quyền.
D. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị đe doạ của người dân.
Câu 3: “Va-ren và Phan Bội Châu là hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau”. Đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản “Ca Huế trên sông Hương” muốn đề cập đến.
A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong trăng thơ mộng.
B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.
C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế.
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Câu văn "Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán” dùng phép liệt kê gì?
A. Liệt kê tăng tiến.
B. Liệt kê không tăng tiến,
C. Liệt kê theo từng cặp.
D. Liệt kê không theo từng cặp.
Câu 6: Khi nào phải làm văn bản bảo cáo?
A. Khi cần trình bày về sự việc và kết quả làm được của cá nhân hay tập thể.
B. Khi muốn truyền đạt những nội dung và yêu cầu từ cấp trên xuống.
C. Khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng.
D. Khi muốn xin giải quyết một việc.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. Đặt một câu chủ động rồi biến đổi thành câu bị động (1 điểm).
Câu 2: Đặt một câu có cụm từ chủ - vị làm thành phần vị ngữ (1 điểm).
Câu 3: Tập làm văn (5 điểm)
Tục ngữ có câu “Thương người như thể thương thân”.
Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Hãy giải thích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 16)
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!
(Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn được trích từ văn bản nào?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 3: Em hiểu nội dung chính của đoạn trích trên như thế nào?
Câu 4: Qua nội dung đoạn văn, em học tập được điều gì từ đức tính của Bác?
II. PHẦN TIẾNG VIỆT
Cho đoạn thơ:
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
(Theo Tố Hữu, Trích Người con gái Việt Nam)
Câu 1: Chỉ và gọi tên biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nhất có trong đoạn thơ.
Câu 2: Cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật vừa tìm được trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.
III. PHẦN LÀM VĂN
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Em hãy viết bài văn giải thích ý nghĩa câu ca dao trên.
……………Hết……………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 17)
Phần I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Ngữ văn 7, tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 3. Cho biết câu: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng để thấy” được rút gọn thành phần nào?
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Phần II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: Từ nội dung phần Đọc hiểu viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ về tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay.
Câu 2: Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi”.
……………Hết……………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 18)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Các con đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa
Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Máu của họ thấm vào lòng biển thắm
(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn thơ trên?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Các con đứng như tượng đài quyết tử
II. PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) suy nghĩ về lời cảm ơn trong cuộc sống?
Câu 2: (5.0 điểm)
Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích câu tục ngữ đó?
……………Hết……………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 19)
Câu 1: (3 điểm)
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn.
c. Chỉ ra hình ảnh đặc sắc trong đoạn văn và tác dụng của việc sử dụng hình ảnh đó.
d. Nêu những việc học sinh nên làm để thể hiện lòng yêu nước trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước.
Câu 2: (2 điểm)
a. Thế nào là rút gọn câu? Mục đích của rút gọn câu là gì?
b. Xác định câu rút gọn trong đoạn trích đã in nghiêng ở câu hỏi 1. Chỉ ra thành phần đã được rút gọn trong câu vừa xác định.
Câu 3: (5 điểm)
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao trên?
……………Hết……………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 20)
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Bài văn “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biếu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 2: Theo em nghệ thuật nghị luận ở bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” có những đặc điểm nổi bật gì?
A. Bố cục chặt chẽ với 3 phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề.
B. Dẫn chứng cụ thể, phong phú làm nổi bật các đặc điểm đẹp và hay của tiếng Việt.
C. Lập luận sắc bén, giàu sự thuyết phục.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Về ý nghĩa trạng ngữ trong câu: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” được đặt thêm vào câu để làm gì?
A. Để xác định thời gian.
B. Để xác định nguyên nhân.
C. Để xác định thêm mục đích.
D. Để xác định nơi chốn.
Câu 4: Câu rút gọn "Và để tin tưởng hơn vào tương lai của nó” đã lược bỏ thành phần nào?
A. Chủ ngữ.
B. Chủ ngữ và vị ngữ.
C. Vị ngữ.
D. Trạng ngữ.
Câu 5: Trong câu văn “Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một dân tộc Việt Nam là một, sông có cạn, núi có mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi” tác giả đã dùng biện pháp:
A. So sánh.
B. Liệt kê.
C. Nhân hóa.
D. Điệp ngữ.
Câu 6: Dấu chấm lửng trong câu “Nếu trong pho lịch sử của loài người xóa các thi nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nào sẽ đến! ...” được dùng để làm gì?
A. Tỏ ý còn nhiều sự việc hiện tượng chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
D. Tất cả đều đúng.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Một số bạn của em có phần lơ là trong học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn ấy tin vào câu châm ngôn: Nếu còn nhỏ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích.
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)