210 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án

210 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án và giải thích chi tiết được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để đạt điểm cao trong bài thi môn Tin học lớp 8.




Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính

Câu 1: Chương trình máy tính được theo các bước:

   A. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình

   B. Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy

   C. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình rồi dịch chương trình thành ngôn ngữ máy

   D. Viết chương trình trên giấy rồi gõ vào máy tính

   Chương trình máy tính được tạo ra gồm:

   + Bước 1: Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình

   + Bước 2: Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy

   Đáp án: C

Câu 2: Tại sao cần viết chương trình?

   A. viết chương trình giúp con người

   B. điều khiển máy tính

   C. một cách đơn giản và hiệu quả hơn

   D. Cả A, B và C

    Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. Viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản và hiệu quả hơn.

   Đáp án: D

Câu 3: Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc như thế nào?

   A. thông qua một từ khóa

   B. thông qua các tên

   C. thông qua các lệnh

   D. thông qua một hằng

   Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh. Máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh đó từ trên xuống dưới.

   Đáp án: C

Câu 4: Viết chương trình là:

   A. hướng dẫn máy tính

   B. thực hiện các công việc

   C. hay giải một bài toán cụ thể

   D. Cả A, B và C

    Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. Viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản và hiệu quả hơn.

   Đáp án: D

Câu 5: Theo em hiểu viết chương trình là :

   A. Tạo ra các câu lệnh được sắp xếp theo một trình tự nào đó

   B. Viết ra một đoạn văn bản được sắp xếp theo chương trình

   C. Viết ra các câu lệnh mà em đã được học

   D. Tạo ra các câu lệnh để điều khiển Robot

    Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể, thông qua các câu lệnh được sắp xếp theo một trình tự nào đó để máy tính hiểu và thực hiện được.

   Đáp án: A

Câu 6: Ngôn ngữ lập trình là:

   A. ngôn ngữ dùng để viết một chương trình máy tính

   B. ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính

   C. các dãy bit (dãy các số chỉ gồm 0 và 1)

   D. chương trình dịch

    Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính giúp máy tính hiểu và thực hiện.

   Đáp án: B

Câu 7: Môi trường lập trình gồm:

   A. chương trình soạn thảo

   B. chương trình dịch

   C. các công cụ trợ giúp tìm kiếm, sửa lỗi…

   D. Cả A, B và C

    Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ tìm kiếm, sửa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết hợp vào 1 phần mềm, được gọi là môi trường lập trình.

   Đáp án: D

Câu 8: Ngôn ngữ được sử dụng để viết chương trình là:

   A. Ngôn ngữ lập trình

   B. Ngôn ngữ máy

   C. Ngôn ngữ tự nhiên

   D. Ngôn ngữ tiếng Việt

    ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính. Nó thay thế cho ngôn ngữ máy và thường là các từ có nghĩa, dễ nhớ nên gần gũi với con người hơn.

   Đáp án: A

Câu 9: Chương trình dịch dùng để:

   A. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy

   B. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ tự nhiên

   C. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình

   D. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ tự nhiên

   Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập trình và chuyển nó sang ngôn ngữ máy giúp máy tính hiểu và thực hiện được yêu cầu người lập trình.

   Đáp án: A

Câu 10: Ngôn ngữ lập máy là:

   A. ngôn ngữ dùng để viết một chương trình máy tính

   B. ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính

   C. các câu lệnh được tạo ra từ hai số 1 và 0

   D. chương trình dịch

    ngôn ngữ máy là các câu lệnh được tạo nên từ hai số 1 và 0.

   Đáp án: C

Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 2 (có đáp án): Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình

Câu 1: Ngôn ngữ lập trình gồm:

   A. tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh

   B. tạo thành một chương trình hoàn chỉnh

   C. và thực hiện được trên máy tính

   D. Cả A, B và C

   Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc dùng để viết các lệnhtạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính .

   Đáp án: D

Câu 2: Từ khóa dùng để khai báo là:

    A. Program, Uses

    B. Program, Begin, End

    C. Programe, Use

    D. Begin, End

   + Program: là từ khóa khai báo tên chương trình.

   + Uses: từ khóa khai báo thư viện.

   Đáp án: A

Câu 3:Trong ngôn ngữ lập trình, từ khóa và tên:

   A. Có ý nghĩa như nhau

    B. Người lập trình phải tuân theo qui tắc của ngôn ngữ lập trình đó

    C. Có thể trùng nhau

    D. Các câu trên đều đúng

   Trong ngôn ngữ lập trình khi sử dụng từ khóa và tên, người lập trình phải tuân theo qui tắc của ngôn ngữ lập trình đó.

   Đáp án: B

Câu 4: Để dễ sử dụng, em nên đặt tên chương trình :

   A. ngắn gọn

    B. dễ hiểu

    C. dễ nhớ

   D. A, B và C

    Để dễ sử dụng, nên đặt tên chương trình ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Tên phải đặt theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.

   Đáp án: D

Câu 5:Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm mấy phần?

   A. 1

   B. 2

   C. 3

   D. 4

   Gồm 2 phần:

    - Phần khai báo: khai báo tên chương trình, khai báo các thư viện, khai báo hằng, biến.

    - Phần thân: chứa các câu lệnh để máy tính cần thực hiện, đây là phần bắt buộc phải có.

    Đáp án: B

Câu 6:Phần khai báo gồm các câu lệnh dùng để :

    A. Khai báo tên chương trình

    B. Khai báo các thư viện

    C. Khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện

    D. Khai báo từ khóa

    Phần khai báo gồm các câu lệnh dùng khai báo tên chương trình, khai báo các thư viện, khai báo hằng, biến.

   Đáp án: C

Câu 7:Để chạy chương trình em nhấn tổ hợp phím:

   A. Alt+F9

   B. Ctrl+F9

   C. Shift+F9

   D. Alt+F2

   

   Để chạy chương trình em nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9. Để biên dịch để kiểm tra lỗi chương trình nhấn tổ hợp phím Alt+F9.

   Đáp án: B

Câu 8:Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là:

   A. là những từ dành riêng

   B. cho một mục đích sử dụng nhất định

   C. cho những mục đích sử dụng nhất định

   D. A và B

   

   Từ khóa là những từ dành riêng, không được dùng các từ khóa này cho bất kì mục đích nào khác. Ví dụ trong NNLT Pascal : Program, Uses, Begin, Writeln…là những từ khóa.

   Đáp án: D

Câu 9:Tên chương trình do ai đặt?

   A. học sinh

   B. sinh viên

   C. người lập trình

   D. A và B

   Tên chương trình do người lập trình đặt, phải tuân thủ theo các quy tắc của ngôn ngữ lập trình cũng như của chương trình dịch và thỏa mãn:

   + Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau

    + Tên không được trùng với các từ khóa

    + Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

   Đáp án: C

Câu 10:Cách đặt tên nào sau đây không đúng ?

   

   A. Tugiac

   B. CHUNHAT

   C. End

   D. a_b_c

   

   Quy tắc dặt tên:

   + Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau

   + Tên không được trùng với các từ khóa

   + Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

   →End trùng với từu khóa trong ngôn ngữ lập trình.

   Đáp án: C

Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 3 (có đáp án): Chương trình máy tính và dữ liệu

Câu 1:Câu lệnh Writeln(‘y=’ , 15 div 4 +5); sẽ in ra kết quả:

   A. 8

   B. y= 8

   C. y=3

   D. 20

   trong câu lệnh Write/ Writeln các nội dung trong dấu nháy đơn sẽ được in ra màn hình. Theo sau dấu phẩy là giá trị được tính toán của phép toán 15 div 4 +5 = 3 + 5 = 8

   Đáp án: B

Câu 2:Kiểu số nguyên có phạm vi giá trị từ........

   A. 0 đến 127

   B. – 215 đến 215 - 1

   C. 0 đến 255

   D. -100000 đến 100000

   Phạm vi giá trị của kiểu integer Từ -215 (= -32768) đến 215 -1 (=32767).

   Đáp án: B

Câu 3:Chọn phép toán sai trong các phép toán viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal dưới đây:

   A. x≥(m+5)/(2∗a)x≥(m+5)/(2∗a)

   B. x>=(m+5)/(2∗a)x>=(m+5)/(2∗a)

   C. x>=(m+5)/2∗ax>=(m+5)/2∗a

   D. Tất cả các phép toán trên

   Trong ngôn ngữ lập trình (NNLT) Pascal:

   + chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn () để viết các biểu thức số học.

   + Các phép toán +, -, x, :, trong toán học sẽ được chuyển đổi thành +, -, *, /, trong NNLT Pascal.

   +Các phép so sánh ≥, ≤, ≠, >, < , trong toán học sẽ được chuyển đổi thành >=, <=, <>, >, <, trong NNLT Pascal.

   Đáp án: D

Câu 4:Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng?

   A. var tb: real;

   B. 4hs: integer;

   C. Const x: real;

   D. Var r =30;

   Cấu trúc khai báo biến có dạng : var <danh sách biến> : < kiểu dữ liệu> ;

   Trong đó danh sách biến được cách nhau bởi dấu phẩy.

   Đáp án: A

Câu 5:Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kiểu dữ liệu nào trong các kiểu sau có miền giá trị lớn nhất?

   A. Byte

   B. Longint

   C. Word

   D. Integer

   + Byte có miền giá trị từ 0 đến 255.

   + Integer có miền giá trị từ -32768 đến 32767

   + Word có miền giá trị từ 0 đến 65535

   + Longint có miền giá trị từ -2147483648 đến 2147483647

   Đáp án: B

Câu 6: Biến x có thể nhận các giá trị -5, 100, 15, 20. Hãy chọn kiểu dữ liệu phù hợp với biến x?

   A. Char

   B. LongInt

   C. Integer

   D. Word

   Các số -5, 100, 15, 20 là các số nguyên → kiểu dữ liệu của x là kiểu nguyên. Trong x có giá trị -5 → chỉ có thể là kiểu integer, longint (vì chứa giá trị âm). Vì các giá trị này có giá trị nhỏ nên kiểu dữ liệu phù hợp với biến x là integer (longint sẽ chiếm bộ nhớ lớn).

   Đáp án: C

Câu 7:Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng nhất?

   A. Var X,Y: byte;

   B. Var X, Y: real;

   C. Var X: real; Y: byte;

   D. Var X: byte; Y: real;

   Các giá trị 1; 100; 150; 200 là các số nguyên→ kiểu dữ liệu của X là byte,

   Các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99 là các số thực → kiểu dữ liệu của Y là real.

   Đáp án: D

Câu 8:Câu lệnh Writeln('15*4-30+12=',15*4-30+12) in ra màn hình kết quả gì?

   A. 15*4-30+12

   B. 42

   C. 15*4-30+12=42

   D. =42

   Kết quả in ra màn hình là: 15*4-30+12=42 ( trong câu lệnh Write/ Writeln các nội dung trong dấu nháy đơn sẽ được in ra màn hình. Theo sau dấu phẩy là giá trị được tính toán của biểu thức 15*4-30+12 là 42)

   Đáp án: C

Câu 9:Bốn bạn A, B, C, D đưa ra kết quả của các phép chia hai số nguyên 14 và 5. Hãy chọn kết quả đúng:

   A. 14/5=2; 14 div 5=2; 14 mod 5=4;

   B. 14/5=2.8; 14 div 5=2; 14 mod 5=4;

   C. 14/5=2.8; 14 div 5=4; 14 mod 5=2

   D. 14/5=3; 14 div 5=2; 14 mod 5=4

   + Div là phép chia lấy phần nguyên

   + Mod là phép chia lấy phần dư

   Mà 14 : 5= 2 dư 4 →14 div 5=2; 14 mod 5=4;

   Đáp án: B

Câu 10: Các phép toán viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal dưới đây thì phép toán nào đúng:

   A. {3*a + [ 4*c – 7*(a +2*c)] -5*b}

   B. a*x*x – b*x + 7a : 5

   C. (10*a + 2*b) / (a*b)

   D. - b: (2*a*c)

   Trong ngôn ngữ lập trình (NNLT) Pascal chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn () để viết các biểu thức số học. Các phép toán +, -, x, : trong toán học sẽ được chuyển dổi thành +, -, *, / trong NNLT Pascal.

   Đáp án: C

....................................

....................................

....................................

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Tin học 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tin học 8 | Soạn Tin học lớp 8 | Trả lời câu hỏi Tin học 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tin học lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên