Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)
Tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo đầy đủ cả năm, mới nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Mĩ thuật lớp 5 theo chương trình sách mới.
Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)
Chủ đề 1: THẾ GIỚI TUỔI
Bài 1: NGÀY HÈ
(2 Tiết)
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
– Biết quan sát các hình ảnh thường gặp trong hoạt động, trò chơi gắn với tuổi thơ trong ngày hè.
– Cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị văn hoá, biết trân trọng bảo vệ giữ gìn nét đẹp văn hoá của dân tộc.
– Lựa chọn được hình ảnh ấn tượng, điển hình nhất đưa vào thể hiện sản phẩm.
– Thực hiện được bài thực hành về thế giới tuổi thơ, cụ thể là hoạt động ngày hè và thực hiện được một sản phẩm diều với chất liệu tự chọn.
– Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của bức tranh, sản phẩm diều và nêu được những công dụng của sản phẩm mĩ thuật (SPMT) trong đời sống hằng ngày, đưa ra hướng phát triển mở rộng thêm SPMT bằng nhiều chất liệu.
– Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
1. Mục tiêu bài học
– Xác định được hình ảnh, hoạt động, trò chơi gắn với tuổi thơ trong ngày hè.
– Vận dụng được nguyên lí cân bằng, tương phản, lặp lại,… trong thực hành, sáng tạo SPMT.
– Phân tích, đánh giá được SPMT của mình và của bạn.
– Biết chia sẻ và gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống trong hoạt động ngày hè.
2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực (YCCĐ)
a. Phẩm chất (PC)
Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:
– PC1: Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động trong học tập.
– PC2: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
– PC3: Trách nhiệm: Sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo.
b. Năng lực (NL)
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
* Năng lực chung (NLC)
– NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
– NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm.
– NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.
* Năng lực đặc thù (NLĐT)
– NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: quan sát các SPMT và chỉ ra công dụng của sản phẩm, vật liệu và hình thức thực hiện.
– NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Sáng tạo được một SPMT về đề tài ngày hè.
Biết chơi một số trò chơi dân gian.
– NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, chia sẻ cảm nhận về SPMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
– Đèn chiếu, máy chiếu, ti vi, máy tính,… (nếu dạy trình chiếu).
– KHBD, SGV.
– Hình minh hoạ về đề tài ngày hè; tranh minh hoạ các bước thực hiện,…
– Giấy vẽ, bút chì, bút lông, màu vẽ,…
2. Học sinh
– SGK, Vở bài tập (VBT) (nếu có).
– Giấy vẽ, bút chì, bút lông, màu vẽ,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Đồ dùng/ phương tiện/ sản phẩm của HS |
Hoạt động 1. Quan sát và nhận thức (…… phút) yccĐ: Pc2, nLc2, nLĐT1 |
Khởi động: Hát và vận động theo nhạc bài Bé yêu biển lắm – GV yêu cầu HS quan sát video để trả lời câu hỏi: + Em thấy hình ảnh gì trong video? + Bài hát nói bề điều gì? |
– HS tham gia hát và vận động theo hướng dẫn của GV. |
– Video bài hát, các động tác vận động theo nhạc. – Hình tranh ảnh trong SgK trang 6, 7. |
|
|
|
– SgK. |
|
– GV chiếu video bài hát để HS vận động và hát theo. – GV liên hệ vào bài mới: Bài 1: ngày hè. (tiết 1) Nhiệm vụ: GV hướng dẫn cho HS quan sát một số tranh ảnh trong SgK trang 6, 7. Gợi ý cách thức tổ chức: – GV chia lớp thành các nhóm, đại diện mỗi nhóm lên chọn một tranh để thảo luận và trả lời câu hỏi. – câu hỏi gợi ý: + Trong tranh/ ảnh có những hình ảnh gì? + Trong tranh/ ảnh có những màu sắc gì? + Hình ảnh nào thể hiện hoạt động về đề tài ngày hè? + các bạn nhỏ trong ảnh đang chơi trò chơi gì? HS cần biết: các trò chơi dân gian thường gắn liền với đời sống của người dân. Trò chơi là hoạt động thư giãn, giải trí bổ ích đồng thời là một hình thức giáo dục đơn giản, hiệu quả. Đây cũng là đề tài được thể hiện trong nhiều tác phẩm mĩ thuật từ xưa đến nay. |
– HS quan sát tranh ảnh.
– HS trả lời theo gợi ý của GV.
– Lưu ý để ghi nhớ. |
|
Hoạt động 2. Luyện tập và sáng tạo (…… phút) yccĐ: Pc1, Pc2, nLc2, nLĐT2 |
Nhiệm vụ: – GV hướng dẫn HS tham khảo các bước thực hiện vẽ tranh về đề tài ngày hè. – HS thực hiện được một SPMT về đề tài ngày hè. Gợi ý cách thức tổ chức: – GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 8 trong SgK. GV nêu câu hỏi, HS thảo luận để biết cách thực hiện. – gợi ý các bước thực hiện: Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát. Bước 2: Vẽ hình chi tiết. – câu hỏi gợi ý: + Em sẽ vẽ hình ảnh gì? + Hình ảnh chính ở đâu, hình ảnh phụ ở đâu? + Sắp xếp hình ảnh sao cho cân đối hợp lí. Bước 3: Vẽ màu nhóm chính. Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm. – Bài tập thực hành: GV yêu cầu HS vẽ một bức tranh về đề tài ngày hè hình thức vẽ hoặc in theo ý thích. (HS tập trung thực hiện bước 1 và bước 2) – GV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời. |
– HS quan sát các bước thực hiện và thảo luận.
– HS thảo luận nhóm, phân công công việc theo nhóm và thực hành theo sự sáng tạo của mình. |
– Hình minh hoạ các bước thực hiện. –VBT, màu vẽ,… |
Hoạt động 3. Phân tích và đánh giá (……phút) yccĐ: Pc3, nLc2, nLĐT3 |
Nhiêm vụ: GV hướng dẫn HS nêu cảm nhận của em về tranh vẽ của bạn, cùng quan sát và thảo luận về các ý tưởng hay, độc đáo. Gợi ý cách thức tổ chức: – GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ, trình bày và chia sẻ về ý tưởng, cách vẽ hình. – câu hỏi gợi ý: + Tranh vẽ hình ảnh gì? + Hình ảnh có phù hợp không? + Em/ nhóm em dự kiến vẽ màu sắc như thế nào? + có sử dụng nguyên lí tạo hình như: cân bằng, tương phản, lặp lại,… ở mức độ đơn giản trong tạo hình sản phẩm không? – HS còn lại nhận xét bài của nhau. – GV nhận xét, tuyên dương, động viên khuyến khích HS. |
– HS trưng bày sản phẩm, trình bày và chia sẻ cảm nhận.
– HS nêu cảm nhận riêng của mình về bài vẽ của nhóm bạn. |
Sản phẩm của HS. |
Hoạt động 4. Vận dụng (…… phút) yccĐ: Pc3, nLĐT3 |
Nhiệm vụ: GV cho HS tham khảo SPMT trang 9 trong SgK. Gợi ý cách thức tổ chức: – GV nêu câu hỏi để HS chia sẻ về cách thể hiện và chất liệu trong SPMT. – câu hỏi gợi ý: + SPMT có hình ảnh gì? + cách thực hiện như thế nào? + SPMT được làm bằng chất liệu gì? + Bố cục hình vẽ được sắp xếp như thế nào? |
HS trả lời theo gợi ý của GV.
|
Một số SPMT phù hợp với chủ đề. |
Củng cố, dặn dò (……phút) |
Củng cố: nhắc lại các bước thực hiện một SPMT. Dặn dò: giữ gìn sản phẩm cẩn thận, chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật liệu cho bài học sau. |
– HS quan sát, lắng nghe và trả lời. – HS chuẩn bị cho bài học sau. |
|
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Xem thêm giáo án lớp 5 Chân trời sáng tạo các môn học hay khác:
- Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Công nghệ lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch Sử và địa lí lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn Văn 12
- Soạn Văn 12 (bản ngắn nhất)
- Văn mẫu lớp 12
- Giải bài tập Toán 12
- Giải BT Toán 12 nâng cao (250 bài)
- Bài tập trắc nghiệm Giải tích 12 (100 đề)
- Bài tập trắc nghiệm Hình học 12 (100 đề)
- Giải bài tập Vật lý 12
- Giải BT Vật Lí 12 nâng cao (360 bài)
- Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 12 (có đáp án)
- Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 (70 đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Lí (18 đề)
- Giải bài tập Hóa học 12
- Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao
- Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 (80 đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Hóa (18 đề)
- Giải bài tập Sinh học 12
- Giải bài tập Sinh 12 (ngắn nhất)
- Chuyên đề Sinh học 12
- Đề kiểm tra Sinh 12 (có đáp án)(hay nhất)
- Ôn thi đại học môn Sinh (theo chuyên đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Sinh (18 đề)
- Giải bài tập Địa Lí 12
- Giải bài tập Địa Lí 12 (ngắn nhất)
- Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 12
- Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 (70 đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Địa (20 đề)
- Giải bài tập Tiếng anh 12
- Giải bài tập Tiếng anh 12 thí điểm
- Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải tập bản đồ Lịch sử 12
- Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 12
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Sử (20 đề)
- Giải bài tập Tin học 12
- Giải bài tập GDCD 12
- Giải bài tập GDCD 12 (ngắn nhất)
- Bài tập trắc nghiệm GDCD 12 (37 đề)
- Luyện thi đại học trắc nghiệm môn GDCD (20 đề)
- Giải bài tập Công nghệ 12