Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất) | Giáo án HĐTN lớp 5

Tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn HĐTN lớp 5 theo chương trình sách mới.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)

Xem thử

Chỉ từ 250k mua trọn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Xem thử

Giáo án HĐTN 5 CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA BẢN THÂN - Chân trời sáng tạo

Giáo án HĐTN 5 Tuần 1 Chân trời sáng tạo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù: HS nhận biết được sự thay đổi về ngoại hình, khả năng, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.

* Năng lực chung: tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

* GV:

– Tranh, hình ảnh liên quan đến chủ đề.

– Bộ thẻ cảm xúc.

– Bảng, phấn, máy chiếu, máy tính, micro, loa,…

* HS:

– Các tư liệu, sản phẩm được lưu giữ về bản thân.

– Giấy A0/ A4/ bảng nhóm, sổ tay, bút chì, bút màu,...

– Thẻ màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động khởi động và giới thiệu chủ đề

1. Khởi động

Hoạt động tập thể

− GV khởi động chủ đề bằng trò chơi “Tôi là ai? Tôi là ai?”.

− GV phổ biến luật chơi cho HS: Quản trò hô to: “Tôi là ai? Tôi là ai?”; Cả lớp hỏi lại: “Là ai? Là ai?”; Quản trò đưa ra gợi ý về đặc điểm của một bạn trong lớp để HS đoán tên; Nếu HS chưa đoán được thì quản trò sẽ cho thêm dữ kiện; Sau mỗi lần cả lớp thực hiện xong yêu cầu, quản trò lại tiếp tục hô: “Tôi là ai? Tôi là ai?”.

 

 

 HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

Ví dụ: Quản trò gợi ý: “Tôi cao nhất” thì cả lớp sẽ gọi tên của bạn cao nhất lớp;…

− GV nhắc nhở HS tích cực tham gia trò chơi.

− GV nhận xét hoạt động của HS, khen ngợi những HS chơi tốt và động viên HS tiếp tục cố gắng.

 

– HS tích cực tham gia trò chơi.

– HS lắng nghe GV nhận xét.

2. Giới thiệu chủ đề

− GV trao đổi với HS về cảm xúc sau khi tham gia trò chơi.

− GV chốt lại ý nghĩa của hoạt động này đối với mỗi cá nhân.

− GV giới thiệu ý nghĩa và mục tiêu của chủ đề.

 

– HS chia sẻ cảm xúc của bản thân.

– HS lắng nghe GV chia sẻ.

– HS lắng nghe GV giới thiệu chủ đề và nhắc lại thông tin.

Nhận diện sự thay đổi của bản thân

Hoạt động 1. Nhận diện những thay đổi về ngoại hình của bản thân

Mục đích: Giúp HS nhận diện được sự thay đổi về ngoại hình của bản thân và các bạn thông qua việc quan sát và lắng nghe các phần giới thiệu; từ đó, HS biết tôn trọng sự khác biệt.

Nội dung:

– Xác định sự thay đổi về ngoại hình của bản thân.

– Nhận xét sự thay đổi về ngoại hình của các bạn, chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt.

Sản phẩm:

– Sự tự tin với những thay đổi về ngoại hình của HS.

– Thái độ tôn trọng sự khác biệt của HS.

Tổ chức thực hiện:

1. Chỉ ra “Ai thay đổi nhanh?”

GV trao đổi, dẫn dắt HS vào hoạt động.

Làm việc tập thể

– GV tổ chức cho HS trong lớp đo chiều cao và cân nặng; sau đó, ghi lại kết quả vào giấy theo mẫu gợi ý trong SGK (trang 6).

Họ và tên

Chiều cao

Cân nặng

Lê Quốc Đạt

1m40

32kg

– GV yêu cầu HS so sánh xem bạn nào có chiều cao, cân nặng dao động nhiều so với các năm trước.

– GV có thể hỏi thêm về lí do giúp HS có sự thay đổi nhanh.

Ví dụ: ăn uống đủ dinh dưỡng; tập thể dục đều đặn;…

– HS thực hiện đo chiều cao và cân nặng.

 

– HS chỉ ra sự khác nhau về số đo giữa các bạn.

– HS trả lời câu hỏi của GV.

2. Xác định những thay đổi về ngoại hình của bản thân thông qua các tư liệu và sản phẩm được lưu giữ

* Chia sẻ theo nhóm

– GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về sự thay đổi ngoại hình của bản thân dựa vào các tư liệu, sản phẩm được lưu giữ.

– GV có thể gợi ý:

+ Hình ảnh chụp từ năm trước so với năm nay;

+ Tranh vẽ về bản thân trước đây so với hiện tại;

+ …

* Chia sẻ trước lớp

– GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp.

Lưu ý: GV ưu tiên những HS còn thiếu tự tin và những HS có sự thay đổi đặc biệt về ngoại hình.

– GV yêu cầu HS trong lớp đặt câu hỏi cho bạn và quan tâm đến sự thay đổi của bạn.

– GV mời đại diện HS chia sẻ về bài học rút ra cho bản thân sau khi nhận được câu trả lời của các bạn.

– HS chia sẻ về sự thay đổi ngoại hình của bản thân theo nhóm.

 

– HS lắng nghe GV gợi ý.

 

 – Đại diện HS chia sẻ trước lớp.

 

 

– HS đặt câu hỏi thể hiện sự quan tâm đến sự thay đổi của bạn.

– HS chia sẻ về bài học rút ra cho bản thân.

3. Nhận xét sự thay đổi về ngoại hình của bản thân và các bạn trong lớp

Phỏng vấn nhanh:

– GV phỏng vấn HS: Các em cảm thấy như thế nào khi bản thân và các bạn đều có những thay đổi về ngoại hình?

Lưu ý: GV điều chỉnh để mọi HS đều có cơ hội được chia sẻ.

– GV nhận xét hoạt động.

– HS trả lời câu hỏi phỏng vấn của GV.

 

 

– HS lắng nghe GV nhận xét.

Hoạt động 2. Nhận diện một số thay đổi trong thói quen và sở thích của bản thân

Mục đích: Giúp HS nhận diện được sự thay đổi trong thói quen, sở thích của bản thân và các bạn thông qua việc quan sát, lắng nghe các phần giới thiệu; từ đó, HS biết tôn trọng sự khác biệt.

Nội dung:

– Lập sơ đồ thể hiện sự thay đổi trong thói quen và sở thích của bản thân.

– Chia sẻ với bạn về sự thay đổi trong thói quen và sở thích của bản thân.

Sản phẩm:

– Sơ đồ thể hiện sự thay đổi trong thói quen và sở thích của HS.

– Thái độ tôn trọng sự khác biệt của HS.

Tổ chức thực hiện:

1. Lập sơ đồ thể hiện sự thay đổi trong thói quen và sở thích của bản thân

GV trao đổi, dẫn dắt HS vào hoạt động.

* Làm việc cá nhân

GV yêu cầu HS xem lại sơ đồ mà các em đã chuẩn bị trong SBT (nhiệm vụ 2, trang 6).

Lưu ý: GV có thể hướng dẫn thêm cho HS, sự thay đổi trong thói quen/ sở thích được thể hiện qua những ô vuông có màu sắc giống nhau trong sơ đồ.

Ví dụ:

+ Trước đây, HS có thói quen xem ti vi sau khi đi học về; hiện tại, HS có thói quen đọc sách sau khi đi học về;

+ Trước đây, HS có sở thích đọc truyện tranh; hiện tại, HS có sở thích đọc truyện khoa học;

+ …

– Trao đổi theo nhóm

– GV tổ chức cho HS trao đổi sản phẩm với các bạn bên cạnh theo chiều kim đồng hồ.

– GV yêu cầu HS so sánh sự thay đổi trong thói quen, sở thích của bản thân và các bạn.

* Hỏi – đáp

– GV hỏi HS: Thói quen nào của các em thay đổi theo hướng tích cực, thói quen nào thay đổi theo hướng chưa tích cực?

– GV mời HS chia sẻ cảm nghĩ; sau đó, GV nhận xét hoạt động.

 

− HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV.

 

 

 

− HS trao đổi sơ đồ với các bạn bên cạnh theo chiều kim đồng hồ.

− HS so sánh sự thay đổi trong thói quen, sở thích của bản thân và các bạn.

− HS trả lời câu hỏi của GV.

 

 

− HS chia sẻ cảm nghĩ.

2. Chia sẻ sơ đồ thể hiện sự thay đổi của bản thân

Chia sẻ trước lớp

– GV mời đại diện HS chia sẻ sơ đồ trước lớp và chú ý quan sát sơ đồ của các bạn.

– GV nhận xét về sản phẩm của HS.

– GV chia sẻ cảm xúc của mình về sự thay đổi trong thói quen và sở thích của HS.

– HS chia sẻ sơ đồ trước lớp.

 

– HS lắng nghe GV nhận xét.

– HS lắng nghe GV chia sẻ.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm giáo án lớp 5 Chân trời sáng tạo các môn học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên