Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 12 năm 2024 có ma trận (8 đề)

Với Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 12 năm 2024 có ma trận (8 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Sinh học 10.

Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 12 năm 2024 có ma trận (8 đề)

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Sinh 12 bản word có lời giải chi tiết:

MA TRẬN:

NỘI DUNG

CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐÁNH GIÁ

Tổng cộng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TNKQ

TNKQ

TNKQ

I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa


- Nêu được khái niệm, ví dụ của các bằng chứng tiến hóa.

- Nêu được các nhân tố tiến hóa.

- Nêu được các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc.

- Nêu được khái niệm các cơ chế cách li sinh sản.

- Phân biệt được đặc điểm của các bằng chứng tiến hóa.

- Phân tích được tác động của các nhân tố tiến hóa đến quần thể.

- Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

- Phân biệt được đặc điểm và cơ chế của các con đường hình thành loài.

- Giải thích được nguyên nhân hình thành đặc điểm thích nghi.

- Giải thích được nguyên nhân tại sao lai xa và đa bội hóa lại là con đường hình thành loài nhanh và phổ biến ở thực vật.

- Vận dụng được kiến thức về bằng chứng tiến hóa để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

- Vận dụng kiến thức xác định được nhân tố tiến hóa khi biết cấu trúc di truyền của quần thể.

- Vận dụng được kiến thức để xác định được các cơ chế cách li sinh sản.


Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu: 9

Số điểm: 3đ


Số câu: 6

Số điểm: 2đ


Số câu: 3

Số điểm: 1đ

Số câu: 3

Số điểm: 1đ

Số câu: 21 câu 

7 điểm = 70%

II. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất


- Nêu được các giai đoạn, bản chất của quá trình phát sinh và phát triển sự sống.

- Nêu được các đại trong quá trình phát triển của lịch sử Trái Đất.

- Nêu được thời gian xuất hiện của một số sinh vật.


- Phân tích và so sánh được các đặc điểm của các đại, các kỉ.

- Giải thích được ý nghĩa của những điểm giống nhau giữa người và vượn người.

- Giải thích được kết quả của một số thí nghiệm chứng minh sự tiến hóa.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự tiến hóa về cấu tạo cơ thể và dáng đứng thẳng của con người.


Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu: 3

Số điểm: 1đ 

Số câu: 3

Số điểm: 1đ 

Số câu: 2

Số điểm: 2/3đ

Số câu: 1

Số điểm: 1/3đ

Số câu: 9 câu 

3 điểm = 30%

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1: Cơ quan tương đồng là những cơ quan 

A. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. 

B. có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau. 

C. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau. 

D. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

Câu 2: Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự? 

A. Cánh chim và cánh bướm. 

B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật. 

C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. 

D. Chi trước của mèo và tay của người.

Câu 3: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?

A. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh.

B. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

C. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.

D. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 4: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.

B. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

C. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng.

D. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.

Câu 5: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người với các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được như sau (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người): khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo thứ tự là

A. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin.

B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.

C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet.

D. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin - vượn Gibbon.

Câu 6: Có bao nhiêu yếu tố sau đây là nhân tố tiến hóa?

I. Yếu tố ngẫu nhiên                         

II. Giao phối ngẫu nhiên                    

III. Giao phối không ngẫu nhiên        

IV. Đột biến 

V. CLTN                                          

VI. Di nhập gen

A. 6.           B. 3.           C. 4.           D. 5.

Câu 7: Sự khác biệt cơ bản giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn là

A. tiến hóa nhỏ xảy ra ở cấp độ phân tử, tiến hóa lớn xảy ra ở cấp độ cơ thể. 

B. tiến hóa nhỏ xảy ra trên quy mô của bậc phân loại dưới loài, tiến hóa lớn xảy ra trên quy mô của một loài. 

C. tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức quần thể, tiến hóa lớn xảy ra ở mức độ quần xã và trên quần xã.                    

D. tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức độ loài, tiến hóa lớn xảy ra ở mức độ trên loài.

Câu 8: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. 

B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể. 

C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. 

D. Di - nhập gen luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định.

Câu 9: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể do tác động của 

A. CLTN.                       

B. giao phối không ngẫu nhiên. 

C. giao phối ngẫu nhiên.                    

D. các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 10: Các nhân tố tiến hóa sau: 

I. Biến động di truyền    

II. Đột biến

III. Giao phối không ngẫu nhiên        

IV. Giao phối ngẫu nhiên

Các nhân tố tiến hóa có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là 

A. I, II.        B. II, IV.     C. I, IV.       D. I, III.

Câu 11: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:

Thành phần 

kiểu gen

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hệ F4

Thế hệ F5

AA

0,64

0,64

0,2

0,16

0,16

Aa

0,32

0,32

0,4

0,48

0,48

aa

0,04

0,04

0,4

0,36

0,36

Nhân tố gây ra sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3

A. các yếu tố ngẫu nhiên.                 

B. đột biến.

C. giao phối không ngẫu nhiên.         

D. giao phối ngẫu nhiên.

Câu 12: Sự hóa đen của bướm Bạch Dương (Biston betularia) ở vùng công nghiệp nước Anh là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Thân cây bị ám muội đen.

B. Khói đen bám vào cơ thể của bướm.

C. Đột biến gen tạo bướm màu đen và CLTN.

D. Chim ăn bướm thích ăn bướm màu trắng.

Câu 13: Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc là

A. tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh.          

B. tiêu chuẩn sinh thái.

C. tiêu chuẩn di truyền.  

D. cách li sinh sản.

Câu 14: Thực chất của quá trình hình thành loài mới là

A. sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng cân bằng, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc. 

B. sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng tiến hóa, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.

C. sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng đa hình, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.       

D. sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.

Câu 15: Vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình hình thành loài mới là 

A. tăng cường nguồn nguyên liệu cho tiến hóa. 

B. định hướng quá trình tiến hóa. 

C. duy trì sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể.

D. hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật. 

Câu 16: Cách li trước hợp tử là

A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển.

B. trở ngại ngăn cản sự tạo thành giao tử.

C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh, tạo thành hợp tử.

D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.

Câu 17: Hai loài thực vật khác nhau có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài này không thể thụ phấn cho loài kia, đây là ví dụ thuộc hình thức cách li nào?

A. Cách li cơ học.          

B. Cách li tập tính.

C. Cách li mùa vụ.         

D. Hợp tử không phát triển. 

Câu 18: Cơ chế chính dẫn đến hình thành loài mới bằng con đường địa lí là

A. do môi trường ở các khu vực địa lí khác nhau là khác nhau.  

B. do các cá thể trong quần thể không thể giao phối được với nhau.

C. do đột biến và CLTN tích luỹ theo các hướng khác nhau.      

D. do chúng không có khả năng vượt qua các trở ngại về địa lí để đến với nhau.

Câu 19: Lai xa và đa bội hoá là có thể dẫn đến hình thành loài rất nhanh. Sở dĩ như vậy là do

A. loài mới được hình thành ngay trong cùng một khu vực địa lí của loài bố mẹ nên không chúng cạnh tranh với loài bố mẹ và cách li sinh sản.

B. con lai cách li sinh sản ngay với bố hoặc mẹ vì có bộ NST khác nhau về hình thái, số lượng và cấu trúc.

C. con lai có sự cách li sinh sản ngay với các loài khác vì có bộ NST khác nhau về hình thái, số lượng và cấu trúc.

D. con lai có sự cách li sinh sản ngay với bố mẹ vì có bộ NST khác nhau về hình thái, số lượng và cấu trúc.

Câu 20: Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở động vật

A. cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp.  

B. cơ chế xác định giới tính rất phức tạp.

C. có khả năng di chuyển.                 

D. có hệ thống phản xạ sinh dục phức tạp.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

I. Trong quá trình hình thành loài, các cơ chế cách li giúp cho sự sai khác về vốn gen giữa các quần thể càng nhỏ, dẫn đến sự hình thành loài mới nhanh hơn.

II. Cách li địa lí trong thời gian dài sẽ dẫn dến cách li sinh sản và sự hình thành loài mới.

III. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí và sinh thái trong một số trường hợp rất khó tách bạch nhau vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì đồng thời cũng gặp các điều kiện sinh thái khác nhau.

IV. Sự hình thành loài bằng con đường cách li địa lí nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hóa kiểu gen của loài gốc sẽ diễn ra nhanh hơn.

A. 1.           B. 2.           C. 3.           D. 4.

Câu 22: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:

I. Tiến hóa hóa học.                           

II. Tiến hóa sinh học.                        

III. Tiến hóa tiền sinh học.

Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là

A. I → III → II.              B. II → III → I.     

C. I → II → III.              D. III → II → I.

Câu 23: Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh

A. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất.

B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.

C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học. 

D. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học trong tự nhiên.

Câu 24: Thực chất của tiến hoá tiền sinh học là 

A. hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

B. hình thành axit nuclêic và prôtêin từ các chất hữu cơ.

C. hình thành mầm sống đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ.

D. hình thành các chất vô cơ và hữu cơ từ các nguyên tố trên bề mặt Trái Đất nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.

Câu 25: Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Lịch sử Trái Đất có 5 đại, trong đó đại Cổ sinh chiếm thời gian dài nhất.

B. Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài người.

C. Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Cổ sinh.

D. Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh và hưng thịnh của bò sát khổng lồ.

Câu 26: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật, người ta chia lịch sử Trái Đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là

A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

B. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh.

C. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.

Câu 27: Bò sát cổ ngự trị ở kỉ nào của đại Trung sinh?

A. Kỉ Phấn trắng.           B. Kỉ Jura.  

C. Kỉ Tam điệp.             D. Kỉ Đêvôn.

Câu 28: Thực vật Hạt trần và bò sát phát triển ưu thế ở đại Trung sinh nhờ

A. thực vật Hạt trần thích nghi bất kì khí hậu nào.  

B. khí hậu ấm đã tạo điều kiện cho rừng phát triển cung cấp thức ăn cho bò sát.

C. điều kiện địa chất ít biến đổi, khí hậu khô, ẩm tạo điều kiện cho thực vật Hạt trần phát triển, kéo theo bò sát phát triển. 

D. bò sát và thực vật Hạt trần thích nghi với khí hậu nóng ẩm và phát triển mạnh.

Câu 29: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng minh

A. người và vượn người có quan hệ rất thân thuộc.

B. quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống.

C. vượn người ngày nay không phải tổ tiên của loài người.

D. người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau.

Câu 30: Nguyên nhân chính làm cho loài người có cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng là

A. quá trình lao động và tập thể dục.   

B. quá trình CLTN.

C. sự phát triển của não bộ và ý thức. 

D. quá trình tự rèn luyện bản thân.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của sinh vật là

A. chọn lọc tự nhiên.

B. chọn lọc nhân tạo.

C. biến dị xác định.

D. biến dị cá thể.

Câu 2: Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể?

(1) Đột biến 

(2) Chọn lọc tự nhiên 

(3) Di - nhập gen

(4) Giao phối không ngẫu nhiên 

(5) Các yếu tố ngẫu nhiên.

A. 1.           B. 4.           C. 2.           D. 3.

Câu 3: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên.

B. Giao phối không ngẫu nhiên.

C. Cách li địa lí.

D. Đột biến.

Câu 4: Nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là

A. đột biến, CLTN. 

B. di - nhập gen.

C. các yếu tố ngẫu nhiên.

D. giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 5: Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng

A. thay đổi tần số alen của quần thể.

B. giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử.

C. làm giảm tính đa hình quần thể.

D. tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử.

Câu 6: Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?

A. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau.

B. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh.

C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.

D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau.

Câu 7: Đối với quá trình tiến hóa, đột biến gen có vai trò

A. tạo ra các alen mới.

B. phát tán đột biến trong quần thể.

C. định hướng quá trình tiến hóa.

D. cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong quần thể.

Câu 8: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với

A. động vật bậc thấp.

B. động vật.

C. thực vật.

D. động vật bậc cao.

Câu 9: Cho các dạng cách li: 

(1) Cách li không gian 

(2) Cách li cơ học 

(3) Cách li tập tính

(4) Cách li khoảng cách 

(5) Cách li sinh thái 

(6) Cách li thời gian

Cách li trước hợp tử gồm

A. (1), (2), (3), (6).

B. (2), (3), (4), (6).

C. (1), (2), (4), (6).

D. (2), (3), (5), (6).

Câu 10: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

B. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

C. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

D. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

Câu 11: Các nhân tố tiến hoá nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?

(1) Di - nhập gen

(2) Giao phối không ngẫu nhiên

(3) Các yếu tố ngẫu nhiên

(4) Chọn lọc tự nhiên

(5) Đột biến

A. (l), (5).                       B. (l), (2). 

C. (2), (3).                      D. (3), (4).

Câu 12: Khu phân bố của loài bị chia cắt bởi các vật cản địa lí như sông, biển, núi cao, dải đất liền làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau, từ đó dần dần hình thành loài mới. Đây là cơ chế hình thành loài theo con đường

A. lai xa và đa bội hoá. 

B. tự đa bội.

C. địa lí (khác khu vực địa lí). 

D. sinh thái (cách li sinh thái).

Câu 13: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

Câu 14: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là

A. bằng chứng giải phẫu so sánh.

B. bằng chứng sinh học phân tử.

C. bằng chứng phôi sinh học.

D. bằng chứng địa lí sinh học.

Câu 15: Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là

A. sự phát triển phôi giống nhau.

B. cơ quan tương đồng.

C. cơ quan thoái hoá.

D. cơ quan tương tự.

Câu 16: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật người ta không dựa vào

A. bằng chứng sinh học phân tử.

B. cơ quan tương đồng.

C. bằng chứng phôi sinh học.

D. cơ quan tương tự.

Câu 17: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới

A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chủ yếu nhất ở mọi loài sinh vật.

B. là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

C. là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố là thường biến, biến dị tổ hợp và các cơ chế cách li.

D. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực của các tác nhân gây đột biến.

Câu 18: Ý nghĩa của hoá thạch là

A. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.

B. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.

C. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

D. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

Câu 19: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên

A. các tế bào nhân thực.

B. các đại phân tử hữu cơ.

C. các tế bào sơ khai.

D. các giọt côaxecva.

Câu 20: Sự sống xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất ở

A. trong lòng đất.

B. khí quyển nguyên thủy.

C. trong nước đại dương.

D. trên đất liền.

Câu 21: Cơ quan tương tự là những cơ quan

A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự.

B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 22: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là

A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.

B. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.

C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.

D. thời gian mang thai 270 - 275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Câu 23: Giải thích nào sau đây là đúng theo quan niệm của Đacuyn về sự xuất hiện bướm sâu đo bạch dương màu đen (Biston betularia) ở vùng Manchetxtơ (Anh)?

A. Dạng đột biến quy định kiểu hình màu đen ở bướm sâu đo bạch dương đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ trước và được chọn lọc tự nhiên giữ lại

B. Các cá thể có màu đen ở bướm sâu đo bạch dương đã xuất hiện từ trước trong quá trình sinh sản của loài và được chọn lọc tự nhiên giữ lại

C. Môi trường sống là các thân cây bạch dương bị nhuộm đen đã làm phát sinh các biến dị cá thể có màu đen trên cơ thể sâu đo bạch dương

D. Khi sử dụng thức ăn bị nhuộm đen do khói bụi đã làm cho cơ thể bướm bị nhuộm đen

Câu 24: Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hoá nhỏ là hình thành

A. các chi, các họ mới. 

B. quần thể mới trong loài.

C. các đơn vị phân loại trên loài. 

D. loài mới.

Câu 25: Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta đã chia lịch sử phát triển sự sống thành các đại là

A. Cổ sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh.

B. Tân sinh, Trung sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh.

C. Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh.

D. Nguyên sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh.

Câu 26: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển lên sống trên cạn vào đại

A. Cổ sinh.

B. Tân sinh.

C. Trung sinh.

D. Nguyên sinh.

Câu 27: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, trong khí quyển của Trái Đất nguyên thuỷ không có khí nào sau đây?

A. H2.                            B. Hơi nước. 

C. O2.                            D. NH3.

Câu 28: Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều loài khác nhau, trong số đó có một nhánh tiến hoá hình thành chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là

A. Homo sapiens.

B. Homo neanderthalensis.

C. Homo habilis.

D. Homo erectus.

Câu 29: Trong kỉ Pecmơ quyết khổng lồ bị tiêu diệt vì

A. bị cây hạt trần cạnh tranh.

B. sự phát triển nhanh chóng bò sát ăn cỏ.

C. biến động địa chất, khí hậu khô và lạnh hơn, một số vùng khô rõ rệt.

D. sự xuất hiện của bò sát răng thú.

Câu 30: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:

F1: 0,12 AA : 0,56 Aa : 0,32 aa.

F2: 0,18 AA : 0,44 Aa : 0,38 aa.

3: 0,24 AA : 0,32 Aa : 0,44 aa. 

F4: 0,28 AA : 0,24 Aa : 0,48 aa.

Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên.

B. Giao phối ngẫu nhiên.

C. Đột biến gen.

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Câu 1: Hiện tượng cá voi (thuộc lớp thú), cá mập (lớp cá) và ngư long (bò sát cổ đại) giống nhau về kiểu hình là kết quả của

A. tiến hóa đồng quy.

B. tiến hóa phân li.

C. tiến hóa phân nhánh.

D. tiêu giảm để thích nghi.

Câu 2: Cách li trước hợp tử là

A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển.

B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.

C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.

D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.

Câu 3: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng là

A. thực vật.

B. thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa.

C. động vật.

D. thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển.

Câu 4: Tiến hoá nhỏ là quá trình

A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.

B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.

Câu 5: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi

A. quần thể mới xuất hiện.

B. chi mới xuất hiện.

C. loài mới xuất hiện.

D. họ mới xuất hiện.

Câu 6: Sự đa dạng loài trong sinh giới là do

A. đột biến.

B. CLTN.

C. biến dị tổ hợp.

D. sự tích luỹ dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành các loài.

Câu 7: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào

A. môi trường.

B. tổ hợp gen chứa đột biến đó.

C. tác nhân gây ra đột biến đó.

D. môi trường và tổ hợp gen chứa đột biến đó.

Câu 8: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là

A. đột biến.

B. di nhập gen.

C. các yếu tố ngẫu nhiên.

D. giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 9: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1

0,49

0,42

0,09

F2

0,36

0,48

0,16

F3

0,25

0,5

0,25

F4

0,16

0,48

0,36

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A. Giao phối không ngẫu nhiên.      

B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Đột biến.                   

D. CLTN.

Câu 10: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp?

A. Đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi.

B. Đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm.

C. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá.

D. Chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.

Câu 11: Con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến nhất ở thực vật là bằng con đường

A. địa lí.

B. sinh thái.

C. lai xa và đa bội hoá.

D. các đột biến lớn.

Câu 12: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại

A. thể đồng hợp.

B. alen lặn.

C. alen trội.

D. thể dị hợp.

Câu 13: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của tiến hóa lớn là

A. ngày càng đa dạng, phong phú.

B. tổ chức ngày càng cao.

C. thích nghi ngày càng hợp lí.

D. từ đơn giản đến phức tạp.

Câu 14: Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì

A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.

B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.

C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.

D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 15: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài

A. động vật bậc cao.

B. động vật.

C. thực vật.

D. có khả năng phát tán mạnh.

Câu 16: Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Đó là dạng cách li

A. tập tính.

B. cơ học.

C. trước hợp tử.

D. sau hợp tử.

Câu 17: Những đột biến NST thường dẫn đến hình thành loài mới là

A. mất đoạn, chuyển đoạn.

B. mất đoạn, đảo đoạn.

C. đảo đoạn, chuyển đoạn.

D. chuyển đoạn, lặp đoạn nhiều lần.

Câu 18: Cho các hình thức cách li sau:

(1) Cách li không gian

(2) Cách li cơ học

(3) Cách li tập tính

(4) Cách li khoảng cách

(5) Cách li sinh thái

(6) Cách li thời gian.

Cách li trước hợp tử gồm 

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (2), (3), (5).

D. (1), (2), (4), (6).

Câu 19: Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì

A. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều.

B. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay kiểu hình.

C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn.

D. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn.

Câu 20: Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì

A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền.

B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm.

C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh

D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 21: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là

A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.

B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc.

C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài.

D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.

Câu 22: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá là

A. tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.

B. tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học.

C. tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học.

D. tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học.

Câu 23: Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là

A. ATP.

B. Năng lượng tự nhiên.

C. Năng lượng hoá học.

D. Năng lượng sinh học.

Câu 24: Côaxecva được hình thành từ

A. pôlisaccarit và prôtêin.

B. hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ thành.

C. các đại phân tử hữu cơ hoà tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

D. một số đại phân tử có dấu hiệu sơ khai của sự sống.

Câu 25: Ý nghĩa của hoá thạch là

A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.

D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.

Câu 26: Để xác định độ tuổi của các hóa thạch hay đất đá còn non, người ta thường dùng

A. cacbon 12.

B. cacbon 14.

C. urani 238.

D. phương pháp địa tầng.

Câu 27: Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ?

A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật.

B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật.

C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất.

D. Hóa thạch và khoáng sản.

Câu 28: Loài người xuất hiện ở kỉ

A. Đệ tam.                     B. Đệ tứ.     

C. Jura.                         D. Tam điệp.

Câu 29: Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là

A. cấu tạo tay và chân.

B. cấu tạo của bộ răng.

C. cấu tạo và kích thước của bộ não.

D. cấu tạo của bộ xương.

Câu 30: Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì?

A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ.

B. Axit nuclêic được hình thành từ các nuclêôtit.

C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ.

D. Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Câu 1: Theo quan niệm hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất đã trải qua các giai đoạn theo thứ tự

A. tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học.

B. tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.

C. tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học.

D. tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học.

Câu 2: Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là

A. di nhập gen.

B. chọn lọc tự nhiên.

C. giao phối ngẫu nhiên.

D. đột biến.

Câu 3: Có bao nhiêu nhân tố sau đây có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể?

(1) Các yếu tố ngẫu nhiên

(2) Đột biến

(3) Giao phối không ngẫu nhiên

(4) Giao phối ngẫu nhiên

A. 2.           B. 1.           C. 3.           D. 4.

Câu 4: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số các alen thuộc một gen của cả 2 quần thể là

A. di - nhập gen.

B. CLTN.

C. đột biến.

D. các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 5: Những kiểu giao phối nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử?

(1) Tự thụ phấn

(2) Giao phối gần

(3) Giao phối ngẫu nhiên

(4) Giao phối có chọn lọc

A. (1), (2), (3). 

B. (l), (2), (4). 

C. (2), (3), (4). 

D. (1), (3), (4).

Câu 6: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi.

B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội thường làm thay đổi tần số alen chậm hơn chọn lọc chống alen lặn.

C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.

D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.

Câu 7: Hai quần thể được phân hoá từ một quần thể ban đầu sẽ trở thành hai loài khác nhau khi giữa chúng xuất hiện dạng cách li

A. tập tính.                     B. không gian. 

C. sinh sản.                    D. địa lí.

Câu 8: Ở một quần thể hươu, do tác động của một cơn lũ quét làm cho đa số cá thể khoẻ mạnh bị chết, số ít cá thể còn lại có sức khoẻ kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có thành phần kiểu gen và tần số alen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của

A. đột biến.                     B. các yếu tố ngẫu nhiên.

C. di - nhập gen.             D. chọn lọc tự nhiên.

Câu 9: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?

A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. 

B. Bằng chứng sinh học phân tử.

C. Bằng chứng hoá thạch. 

D. Bằng chứng tế bào học.

Câu 10: Trường hợp nào sau đây là cơ quan tương tự?

A. Cánh chim và cánh côn trùng.

B. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác.

C. Lá đậu Hà lan và gai xương rồng.

D. Tua cuốn của dây bầu và gai xương rồng.

Câu 11: Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.

B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

C. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.

D. Cách li địa lí không nhất thiết dẫn đến cách li sinh sản.

Câu 12: Đối với quá trình tiến hóa, các cơ chế cách li có vai trò

A. hình thành cá thể và quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.

B. ngăn cản sự giao phối tự do, củng cố và tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.

C. tạo các alen mới, làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.

D. tạo các tổ hợp alen mới trong đó có các tổ hợp có tiềm năng thích nghi cao.

Câu 13: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, các tế bào sơ khai đầu tiên

(1) chưa có lớp màng bao bọc bên ngoài.

(2) hoàn toàn chưa có khả năng phân chia.

(3) có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.

(4) không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

(5) là bước khởi đầu cần thiết cho sự xuất hiện cơ thế sống đơn bào đầu tiên.

Số phương án đúng là

A. 2.           B. 1.           C. 4.           D. 3.

Câu 14: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về hoá thạch?

(1) Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

(1) Xác của các sinh vật được bảo quản nguyên vẹn trong các lớp băng hoặc trong các lớp hổ phách được coi là một dạng hoá thạch.

(3) Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.

(4) Tuổi hoá thạch có thể được xác định bằng phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch hoặc đồng vị phóng xạ có trong các lớp đất đá chứa hoá thạch.

A. 2.           B. 3.           C. 1.           D. 4.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?

A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.

B. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O2 và N2.

C. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit.

D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.

Câu 16: Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì sau một thời gian cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là con đường hình thành loài

A. nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá. 

B. khác khu vực địa lí.

C. bằng cách li tập tính. 

D. bằng cách li sinh thái.

Câu 17: Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Đó là dạng cách li

A. cơ học.

B. tập tính.

C. sau hợp tử.

D. trước hợp tử.

Câu 18: Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở

A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ.

B. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần.

C. kết quả của quá trình lai xa khác loài.

D. kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì.

Câu 19: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Đây là dạng cách li

A. cơ học.                      B. tập tính. 

C. hợp tử.                       D. sinh thái.

Câu 20: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về tiến hoá nhỏ?

(1) Tiến hoá nhỏ diễn ra hoàn toàn độc lập với tiến hoá lớn.

(2) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

(3) Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.

(4) Tiến hoá nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.

A. 1.           B. 2.           C. 3.           D. 4.

Câu 21: Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào

A. các hoá thạch.

B. di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.

C. sự phân bố đa dạng của các loài động thực vật ngày nay.

D. sự có mặt của loài người và ngành thực vật hạt kín.

Câu 22: Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh

A. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp.

B. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hoá học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường hoá học.

C. có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.

D. sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ

Câu 23: Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là

A. phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người.

B. phát triển ưu thế của hạt trần, bò sát.

C. phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim, thú.

D. chinh phục đất liền của thực vật và động vật.

Câu 24: Sự sống chuyển từ dưới nước lên ở cạn vào

A. kỉ Cambri.

B. kỉ Đêvôn.

C. kỉ Than đá.

D. kỉ Silua.

Câu 25: Sự xuất hiện dương xỉ có hạt ở kỉ Than đá do

A. mưa nhiều làm các rừng quyết khổng lồ bị vùi dập.

B. cuối kỉ biển rút, khí hậu khô hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển của dương xỉ có hạt.

C. không bị tàn phá bởi sâu bọ bay.

D. hình thành những sa mạc lớn, có những trận mưa lớn xen kẽ với những kì hạn hán kéo dài.

Câu 26: Ngày nay, sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học vì

A. không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp.

B. không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện tại.

C. thiếu các điều kiện cần thiết và nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì sẽ bị các vi khuẩn phân hủy ngay.

D. các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ.

Câu 27: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi

A. loài mới xuất hiện.

B. họ mới xuất hiện.

C. chi mới xuất hiện.

D. quần thể mới xuất hiện.

Câu 28: Người đứng thẳng đầu tiên là

A. Nêanđectan.

B. Homo erectus.

C. Ôxtralôpitec.

D. Homo habilis.

Câu 29: Giả sử dưới tác động của một nhân tố, tần số tương đối của các alen ở một quần thể từ 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a. Nhân tố nào sau đây có khả năng đã tác động vào quần thể này?

(1) Đột biến. 

(2) Giao phối ngẫu nhiên.

(3) Di - nhập gen. 

(4) Giao phối không ngẫu nhiên.

(5) Các yếu tố ngẫu nhiên. 

(6) Các cơ chế cách li.

(7) Chọn lọc tự nhiên.

A. (1) hoặc (3) hoặc (6). 

B. (5) hoặc (6) hoặc (7).

C. (3) hoặc (5) hoặc (7). 

D. (1) hoặc (2) hoặc (6).

Câu 30: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là

A. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.

B. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon - khỉ Capuchin- khỉ Rhesut.

C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet.

D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Câu 1: Sự sống đầu tiên xuất hiện trong 

A. nước đại dương.        

B. khí quyển nguyên thủy.

C. lòng đất.                    

D. trên đất liền. 

Câu 2: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là

A. quần xã.

B. phân tử.

C. quần thể.

D. cá thể.

Câu 3: Theo quan niệm hiện đại, có bao nhiêu nhân tố sau đây tạo nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hoá?

(1) Đột biến

(2) Giao phối ngẫu nhiên

(3) Chọn lọc tự nhiên

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên

A. 4.           B. 3.           C. 2.           D. 1.

Câu 4: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo giáo bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về

A. giao phối không ngẫu nhiên.

B. biến động di truyền.

C. thoái hóa giống.

D. di – nhập gen.

Câu 5: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự

A. đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.

B. phát triển và sinh sản ưu thế của những cá thể thích nghi hơn.

C. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

D. phân hóa khả năng sống sót của những cá thể thích nhất.

Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới

A. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực của các tác nhân gây đột biến.

B. bằng lai xa và đa bội hoá thì chỉ cần xuất hiện một cá thể là chắc chắn sẽ hình thành nên một loài mới.

C. bằng con đường sinh thái chỉ gặp ở động vật, không gặp ở thực vật.

D. thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.

Câu 7: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.

B. Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

C. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.

D. Di - nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.

Câu 8: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể? 

A. Các yếu tố ngẫu nhiên.

B. Giao phối không ngẫu nhiên.

C. Di – nhập gen.

D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 9: Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các

A. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

C. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.

Câu 10: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là

A. chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

B. chưa làm rõ tổ chức của loài sinh học.

C. chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.

D. chưa đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.

Câu 11: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như trong bảng sau:

Thành phần kiểu gen

AA

Aa

aa

Thế hệ F1

16/25

8/25

1/25

Thế hệ F2

16/25

8/25

1/25

Thế hệ F3

1/5

2/5

2/5

Thế hệ F4

4/9

4/9

1/9

Có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng với kết quả ở bảng trên?

(1) Đột biến có thể là nhân tố làm biến đổi cấu trúc di truyền ở thế hệ F3.

(2) Tần số alen a trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,2.

(3) Chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể ở thế hệ F4.

(4) Quần thể ở thế hệ F1 là quần thể ngẫu phối.

A. 3.           B. 2.           C. 1.           D. 4.

Câu 12: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây?

A. Giao phối không ngẫu nhiên.

B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên.

D. Giao phối ngẫu nhiên.

Câu 13: Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng

A. làm giảm tính đa hình quần thể.

B. thay đổi tần số alen của quần thể.

C. giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử.

D. tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử.

Câu 14: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích lũy các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải

A. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.

B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.

C. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn.

D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.

Câu 15: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên

A. các đại phân tử hữu cơ.

B. các giọt côaxecva.

C. các tế bào nhân thực.

D. các tế bào sơ khai.

Câu 16: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài

A. có khả năng phát tán mạnh.

B. động vật.

C. thực vật.

D. động vật bậc cao.

Câu 17: Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?

A. Vượn.

B. DDười ươi.

C. Tinh tinh.

D. Gôrilia.

Câu 18: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh

A. sự tiến hoá đồng quy.

B. sự tiến hoá phân li. 

C. sự tiến hoá song hành.

D. phản ánh nguồn gốc chung.

Câu 19: Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá được gọi là

A. cổ sinh vật học.

B. sinh vật.

C. sinh vật nguyên thủy.

D. hoá thạch.

Câu 20: Cơ quan thoái hóa là 

A. những cơ quan có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. 

B. cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. 

C. những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự. 

D. những cơ quan cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

Câu 21: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về

A. cơ quan tương đồng.  

B. bằng chứng phôi sinh học. 

C. cơ quan thoái hóa.     

D. cơ quan tương tự.

Câu 22: Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học?

A. Sự xuất hiện các enzim.

B. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic.

C. Sự tạo thành các côaxecva.

D. Sự hình thành màng.

Câu 23: Trong điều kiện hiện nay, chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào?

A. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.

B. Được tổng hợp trong các tế bào sống.

C. Quang tổng hợp hoặc hoá tổng hợp.

D. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học.

Câu 24: Bò sát cổ ngự trị ở kỉ nào của đại Trung sinh?

A. Kỉ Phấn trắng.           B. Kỉ Jura.  

C. Kỉ Tam điệp.             D. Kỉ Đêvôn.

Câu 25: Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.

C. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản.

D. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

Câu 26: Tiến hóa nhỏ thực chất là quá trình

A. làm xuất hiện các đặc điểm thích nghi.

B. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

C. hình thành loài mới.

D. làm thay đổi tần số alen của loài.

Câu 27: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.

B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.

Câu 28: Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích nghi sống trên cây bắp cải. Giữa hai quần thể này đã có sự

A. Cách li sinh sản.

B. Cách li di truyền.

C. Cách li sau hợp tử.

D. Cách li thời gian.

Câu 29: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 NST và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là

A. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các NST trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST giống nhau về hình dạng và kích thước. 

B. các NST tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau. 

C. số NST trong tế bào là bội số của 4 nên bộ NST n = 10 và 4n = 40. 

D. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.

Câu 30: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? 

I. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. 

II. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. 

III. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. 

IV. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. 

A. II, III.     B. I, IV.      C. I, III.       D. II, IV.

..................................

..................................

..................................

Xem thử

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên