Giáo án Văn 12 Chân trời sáng tạo Học kì 1 (mới, chuẩn nhất)
Trọn bộ Giáo án Ngữ văn lớp 12 Học kì 1 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn Giáo án môn Văn 12.
Giáo án Văn 12 Chân trời sáng tạo Học kì 1 (mới, chuẩn nhất)
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài 3: Sông núi linh thiêng (Truyện truyền kì, văn tế)
- Tri thức ngữ văn trang 67
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Vịnh Tản Viên sơn
- Thực hành tiếng Việt trang 82
- Trên đỉnh non Tản
- Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch
- Trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch
- Ôn tập trang 98
Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 9 - Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển và lãng mạn qua các tác phẩm thơ trữ tình tiêu biểu.
- Biết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.
- Vận dụng được kiến thức về lịch sử văn học và kĩ năng tra cứu để sắp xếp một số tác phẩm, tác giả lớn theo tiến trình lịch sử văn học; biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có đánh giá phù hợp.
- Phân tích được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và vận dụng được vào quá trình giao tiếp.
- Viết được văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ trữ tình.
- Nhận biết và bước đầu đánh giá được sự khác biệt về phong cách sáng tác của hai tác phẩm thơ trữ tình
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.
- Năng lực ngôn ngữ: Nắm được đặc điểm ngôn ngữ trang trọng và vận dụng vào sử dụng tiếng Việt của bản thân.
- Năng lực tạo lập văn bản: So sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ trữ tình.
- Năng lực nói và nghe: Biết thảo luận về sự khác biệt về phong cách của hai tác phẩm thơ trữ tình.
3. Về phẩm chất
- Tôn trọng sự khác biệt trong phong cách cá nhân
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT |
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về phong cách trong sáng tác của một tác giả. - HS trả lời - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về lịch sử/tiến trình văn học. - HS trả lời - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng - HS trả lời |
1. Phong cách - Phong cách là một tập hợp những nét độc đáo tương đối ổn định có giá trị thẩm mĩ trong sáng tác của một tác giả (phong cách tác giả), một trường phái văn học (phong cách trường phái), một thời đại (phong cách thời đại), hay một nền văn học (phong cách dân tộc). - Đặc trưng phong cách được tạo thành từ quan niệm (cái nhìn) riêng về thế giới, con người, thể hiện quan hệ thống đề tài; tư tưởng, cảm hứng; hình tượng nhân vật và các thủ pháp nghệ thuật được ưa chuộng. - Phong cách cổ điển có đặc điểm nổi bật là đề cao tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng (đạo lí, lí tưởng sống,…) và nghệ thuật (những quy định về thể loại, với hệ thống ngôn từ tao nhã, hình ảnh ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố,…). - Phong cách lãng mạn có đặc điểm là đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người, có khuynh hướng phá vỡ các quy phạm nhằm giải phóng con người cá nhân bộc lộ cá tính một cách tự do nhất. 2. Lịch sử/tiến trình văn học - Lịch sử/tiến trình lịch sử văn học là một hệ thống tác giả, tác phẩm với sự hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển qua các thời kì lịch sử, bao gồm: Cổ đại, trung đại, hiện đại. Trong từng thời kìm có thể phân chia thành các giai đoạn văn học. - Lịch sử văn học viết của Việt Nam, tính từ thế kỉ X đến nay, gồm văn học trung đại và văn học hiện đại. + Văn học trung đại Việt Nam thường được chia thành bốn giai đoạn: • Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kì XV; • Giai đoạn từ đầu thế kì XVI đến hết thế kỉ XVII; • Giai đoạn từ đầu thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kì XIX; • Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. + Văn học hiện đại Việt Nam thường được chia thành: • Thời kì văn học từ đầu thế kì XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945; • Thời kì từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Mỗi thời kì nói trên lại được chia ra các giai đoạn gắn với bối cảnh phát triển cụ thể của văn học. Ví dụ, thời kì thứ nhất của văn học hiện Việt Nam chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn từ đầu thế kì XX đến 1930 và giai đoạn năm 1930 – 1945. 3. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng - Ngôn ngữ trang trọng là loại ngôn ngữ thể hiện thái độ nghiêm túc, mang tính chất lễ nghi, chủ yếu được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức. Loại ngôn ngữ này xuất hiện ở cả dạng viết (bài tập, tiểu luận, giáo trình, hợp đồng, báo cáo,…) và dạng nói (bài diễn thuyết, bài giảng, ý kiến trong hội thao, lời nói với những người có tuổi tác, vị trí cao hơn,…). Ngôn ngữ trang trọng có các đặc điểm sau: - Thường sử dụng từ ngữ có sắc thái nghiêm trang, tôn kính, tao nhã,…; không dùng tiếng lóng, khẩu ngữ;… - Thường sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng. Lưu ý: Những tác phẩm văn học sáng tác theo phong cách cổ điểm thường sử dụng ngôn ngữ trang trọng (ngôn ngữ tao nhã, mang tính ước lệ, tượng trung). |
................................
................................
................................
Giáo án bài Hoàng Hạc lâu - Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt
- Giúp HS cảm nhận được tâm trạng hoài niệm quá khứ, ngậm ngùi trước hiện tại và tình cảm thương nhớ quê hương của nhà thơ.
- Thấy được sự độc đáo của một số bài thơ Đường luật (ngôn từ, hình ảnh thơ, cách bố trí thanh điệu, gieo vần,…)
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hoàng Hạc Lâu.
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của thơ Đường.
3. Về phẩm chất
- Có thái độ trân trọng những giá trị của quá khứ, từ đó biết trân trọng những giá trị của cuộc sống hiện tại.
- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Em hiểu thế nào về câu nói Quý hồ tinh bất quý hồ đa?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- Người xưa khi nói tới mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng của sự vật thường nói: Quý hồ tinh bất quý hồ đa. Trong văn học, điều này càng được nhắc đến thường xuyên hơn. Sự vĩ đại của một nhà văn bao giờ cũng được làm nên bởi giá trị và vị trí của tác phẩm do ông ta sáng tác trong lịch sử văn học. Sự vĩ đại đó không hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng tác phẩm nhiều hay ít, mà quan trọng là độ kết tinh tài hoa và tư tưởng của nhà văn trong mỗi tác phẩm. Có người sáng tác rất nhiều nhưng chưa hẳn đã xuất sắc. Có người sáng tác một vài tác phẩm nhưng lại được lưu danh thiên cổ. Bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là một trong những trường hợp như thế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN | |
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Tìm hiểu tác giả Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu HS: Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Thôi Hiệu.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo - GV gọi 2 HS phát biểu Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét và đưa ra kết luận. * NV2: Tìm hiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi HS đọc văn bản: Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời: + Nêu một số thông tin chính của bài thơ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
1. Tác giả Thôi Hiệu (704 – 754) - Quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). - Đỗ tiến sĩ năm khai nguyên thứ 11 (723), làm quan đến chức Tư Huân Viên ngoại lang. - Thơ ông còn truyền lại hơn 40 bài, một số lượng không nhiều so với các nhà thơ đương thời. Song chỉ với Hoàng Hạc lâu, tên tuổi của ông đã lưu danh thiên cổ. - Các tác phẩm + Hành kinh Hoa Âm (Đi qua Hoa Âm) + Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc) + Trường Can hành kỳ 1 + Trường Can hành kỳ 2 + Trường Can hành kỳ 3 + Trường Can hành kỳ 4 + Vị Thành thiếu niên hành (bài Hành tuổi trẻ thành Vị) + Nhập Nhược Da khê (Vào suối Nhược Da) + Cổ ý (Ý xưa) + Mạnh Môn hành (Bài hành qua Mạnh Môn) + Nhạn Môn Hồ nhân ca (Bài ca của người Hồ ở Nhạn Môn). 2. Văn bản Hoàng Hạc lâu a. Lầu Hoàng Hạc - Hoàng Hạc lâu: Tên một di tích văn hóa nổi tiếng ở phía Tây Nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nằm trên bờ sông Trường Giang, lầu Hoàng Hạc còn là một danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình, nơi mà Lí Bạch đã có cảm hứng viết về cuộc chia tay với cố nhân. Đây cũng là nơi truyền thuyết xưa nói rằng Phí Văn Vi buồn vì thi hỏng tu luyện thành tiên cưỡi hạc vàng bay lên tiên. b. Hoàn cảnh ra đời - Đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc lại chuyện người xưa để thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc. c. Thể loại - Thất ngôn bát cú Đường luật. d. Bố cục: 2 phần - 4 câu thơ đầu: Đề cập trực tiếp đến nguồn gốc, tên gọi và định vị lầu Hoàng Hạc ở phương diện thời gian. - 4 câu cuối: Định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và trực tiếp biểu hiện tâm trạng. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm giáo án 12 Chân trời sáng tạo các môn học hay khác:
- Giáo án Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án GDCD 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Công nghệ 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tin học 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo
- Giáo án GDQP 12 Chân trời sáng tạo
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12