Giáo án Văn 12 Kết nối tri thức Học kì 1 (mới, chuẩn nhất)
Trọn bộ Giáo án Ngữ văn lớp 12 Học kì 1 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn Giáo án môn Văn 12.
Giáo án Văn 12 Kết nối tri thức Học kì 1 (mới, chuẩn nhất)
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài 3: Lập luận trong văn bản nghị luận
Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 9 - Kết nối tri thức
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố tất yếu của tiểu thuyết hiện đại như: Ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật,…
- Phân tích được đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm tiểu thuyết; phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.
- Nhận biết được những đặc diểm cơ bản của phong cách hiện thực trong tiểu thuyết và trong sáng tác văn chương.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ.
- Viết được bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.
- Biết trình bày (dưới hình thức nói) kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.
- Năng lực ngôn ngữ: Nắm được các biện pháp tu từ nói mỉa và nghịch ngữ và vận dụng vào sử dụng tiếng Việt của bản thân.
- Năng lực tạo lập văn bản: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.
- Năng lực nói và nghe: Biết trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.
3. Về phẩm chất
- Biết xây dựng các chuẩn mực giá trị trong cuộc sống; hiểu và đồng cảm với những nỗi buồn thể hiện nhân tính và khát vọng hướng tới sự hoàn thiện của con người.
- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu thuyết hiện đại. - HS trả lời - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về phong cách hiện thực. - HS trả lời - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về nói mỉa và nghịch ngữ. - HS trả lời |
1. Tiểu thuyết hiện đại - Tiểu thuyết là loại tác phẩm tự sự quy mô lớn, có khả năng thể hiện các nội dung đa dạng và bao quát một phạm vi hiện thực rất rộng, trải ra trên nhiều không gian, thời gian khác nhau nhưng dành sự chú ý đặc biệt cho đời tư hay số phận của con người cá nhân. - Tiểu thuyết hiện đại là loại tiểu thuyết thể hiện một cách tư duy mới, mang tính hiện đại về đời sống, phân biệt với tiểu thuyết cổ điển ra đời trước thời đại tư bản chủ nghĩa. Các đặc điểm lớn sau của tiểu thuyết hiện đại: + Nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư; quan tâm đến cái thường ngày, cái đang diễn biến với cách tiếp cận gần gũi; không lí tưởng hóa hiện thực. + Nhân vật là “con người nếm trải”, không bất biến, có quá trình phát triển nhiều khi quanh co, phức tạp về tính cách, tâm lí. + Có kết cấu nhiều tầng lớp, tuyến tình hoặc phi tuyến tính; có sự đan xen của nhiều bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột thường xuyên giữa các ý thức xã hội. + Có khả năng tổng hợp cao mọi kinh nghiệm nghệ thuật của thể loại văn học khác để hình thức luôn ở trong trạng thái biến đổi không ngừng. 2. Phong cách hiện thực - Phong cách hiện thực là phong cách nghệ thuật chú trọng thể hiện mối quan hệ giữa hoàn cảnh xã hội với sự hình thành tính cách con người, quan tâm miêu tả một cách chi tiết, “như thật” những hình ảnh phong phú, phức tạp của hiện thực cuộc sống, thường loại trừ sự “tô vẽ” hay lí tưởng hóa. - Phong cách này có lịch sử phát triển lâu dài, tồn tại trong các thể loại khác nhau của văn học, nghệ thuật như: Thơ, truyện (bao gồm tiểu thuyết), kí, kịch, tác phẩm tạo hình,.. - Trong văn học, phong cách hiện thực đạt đến đỉnh cao với những sáng tạo thuộc trường phái hiện thực mà các đại diện tiêu biểu là S. Đích-ken (Ch. Dickens - Anh), H. đờ Ban-dắc (H. de Balzac - Pháp), L.Tôn-xtôi (L. Tolstoy - Nga), Ph. Đốt-xtôi-ép-xki (F.Dostoyevsky - Nga), Lỗ Tấn (Trung Quốc),… Trong văn học Việt Nam nửa đầu thể kỉ XX, phong cách hiện thực gắn với tên tuổi và sáng tác của các nhà văn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,.. - Phong cách hiện thực thường được đặt trong tương quan so sánh, đối lập với phong cách lãng mạn - một phong cách ưu tiên việc thể hiện cảm nhận chủ quan, đôi khi lí tưởng hóa đối tượng được đề cập và coi trọng sự tưởng tượng, liên tưởng phóng tùng. |
................................
................................
................................
Giáo án bài Xuân Tóc Đỏ cứu quốc - Kết nối tri thức
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt
- HS hiểu được quan điểm của tác giả thông qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ.
- HS nhận thấy được xã hội đương thời đầy rẫy những biểu hiện tha hóa, suy đồi, dường như vô phương cứu chữa.
- HS nhận biết được nghệ thuật xây dựng tình huống li kì, kịch tích của tiểu thuyết hiện đại.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Vũ Trọng Phụng và văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc..
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố nghệ thuật của tiểu thuyết hiện đại.
3. Về phẩm chất
- Sống có đạo đức khát vọng.
- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS xem video giới thiệu về tiểu thuyết Số đỏ:
https://www.youtube.com/watch?v=KiUaMDTiOXY
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em hãy nêu hiểu biết của mình về tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, kết luận:
- “Số đỏ” là một tác phẩm để đời cho bao thế hệ - một tác phẩm sẽ mãi là vật báu vô giá trong nền văn học Việt Nam. Vâng, đó là một đóng góp hết sức to lớn của nhà văn với “cái nghèo gia truyền” - Vũ Trọng Phụng cho kho tàng văn chương dân tộc.
- Tiểu thuyết “Số đỏ” được đăng ở “Hà Nội báo” từ số 40 ngày 7/10/1936 và được in thành sách lần đầu năm 1938. Tác phẩm nổi tiếng này đã được chuyển thể thành nhiều phim và kịch. Đây được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của “ông vua phóng sự đất Bắc”. “Số đỏ” xoay quanh nhân vật làm đảo điên Hà Nội những năm 1930 - 1940, Xuân Tóc Đỏ - từ một thằng bé mồ côi, kiếm sống bằng đủ thứ nghề: trèo me, trèo sấu, nhặt bóng ở sân quần vợt, quảng cáo thuốc lậu... nhờ thủ đoạn xảo trá, “nhờ thời” đã trở thành đốc tờ Xuân, nhà cải cách xã hội, giáo sư quần vợt, thậm chí là anh hùng cứu quốc, là vĩ nhân... Sử dụng lối tương phản giữa cái đồi bại, thối nát vô luân với cái hài, cái trào phúng đã giúp cuốn tiểu thuyết thành công trong việc lột trần những “quái thai” thời đại trong buổi giao thời. Từ đó, tác phẩm cũng đã đả kích cay độc cái xã hội tư sản bịp bợm, đang chạy theo lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng thối nát. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đả kích những phong trào được thực dân khuyến khích như: Phong trào Âu hoá, thể dục thể thao, chấn hưng Phật giáo... Sự thành công của tác giả còn ở việc đã xây dựng được những nhân vật trở thành điển hình về mặt tâm lý xã hội mà cho đến tận hôm nay bóng dáng những nhân vật ấy vẫn còn đâu đó quanh ta.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN | |
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu HS: Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Vũ Trọng Phụng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo - GV gọi 2 HS phát biểu Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét và đưa ra kết luận. |
1. Tác giả - Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên nhưng lớn lên và sinh sống tại Hà Nội. - Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi. - Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học. - Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi. - Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ => Đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ. - Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm giáo án 12 Kết nối tri thức các môn học hay khác:
- Giáo án Toán 12 Kết nối tri thức
- Giáo án Tiếng Anh 12 Global Success
- Giáo án Vật Lí 12 Kết nối tri thức
- Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức
- Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Giáo án Địa Lí 12 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch Sử 12 Kết nối tri thức
- Giáo án GDCD 12 Kết nối tri thức
- Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức
- Giáo án Âm nhạc 12 Kết nối tri thức
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức
- Giáo án GDQP 12 Kết nối tri thức
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12