Danh động từ trong tiếng Anh
A. Danh động từ (Gerund) trong tiếng Anh
Bạn so sánh hai câu sau:
- Reading newspaper, I hear a big noise.
(Đang đọc báo, tôi nghe một tiếng ồn lớn.)
- Reading newspaper everyday can know much information.
(Đọc báo hàng ngày có thể biết nhiều thông tin.)
Reading trong câu thứ nhất là một hành động diễn ra đồng thời với hành động hear. Nó đóng vai trò là một động từ vì vậy trong trường hợp này là một mệnh đề -ing (-ing clause).
Trong câu thứ hai Reading dùng để chỉ việc đọc báo, nó đóng vai trò là chủ từ của can, vì vậy nó có chức năng của một danh từ. Khi động từ được dùng với chức năng là một danh từ như thế, nó được gọi là một Danh động từ (Gerund).
Như vậy danh động từ là một động từ thêm đuôi -ing và có đặc tính của một danh từ.
Danh động từ có thể viết ở các thể như sau:
Chủ động (Active) | Bị động (Passive) | |
---|---|---|
Hiện tại | Động từ + ing | Being + Quá khứ phân từ |
Hoàn thành | Having + Quá khứ phân từ | Having been + Quá khứ phân từ |
Ví dụ:
- Swimming is a good sport.
(Bơi lội là một môn thể thao tốt.)
- Being loved is the happiest of one's life.
(Được yêu là niềm hạnh phúc nhất trong đời.)
- My brother likes reading novels.
(Anh tôi thích đọc tiểu thuyết.)
- His bad habit is telling lies.
(Thói quen xấu của nó là nói dối.)
Chúng ta cũng có thể sử dụng Danh động từ (Gerund) với sở hữu cách. Ở đây, tiếng Anh có cách dùng đặc trưng khác với tiếng Việt. Xem kỹ các ví dụ sau:
- You may rely on my brother's coming.
(Anh có thể tin rằng em tôi sẽ đến.)
- He insisted on my coming.
(Anh ấy cứ nài tôi đến.)
- I don't like your going away.
(Tôi không thích anh đi.)
Đôi khi chúng ta có thể thay Danh động từ bằng một động từ nguyên thể có to (nhưng không phải lúc nào cũng vậy).
Ví dụ:
- Quarrelling is a foolish thing.
--> To quarrel is a foolish thing.
(Cãi nhau là một điều ngu xuẩn.)
- Most students like studying English.
--> Most students like to study English.
(Hầu hết các sinh viên đều thích học tiếng Anh.)
- Drinking-water is in this bottle.
--> Water to drink is in this bottle.
(Nước uống ở trong cái chai này.)
Vì danh động từ có đặc tính của một danh từ nên chúng ta cũng có thể ghép nối với một tính từ để làm thành một danh từ kép. Ví dụ:
- The sweet singing of the bird delights us.
(Tiếng hót ngọt ngào của chim làm chúng tôi thích thú.)
Một số động từ khi sử dụng có một động từ thứ hai đi theo thì bắt buộc động từ thứ hai phải thêm -ing (tức là dùng nó như một danh động từ) chứ không phải ở dạng động từ nguyên thể có to, ví dụ như trường hợp động từ to stop (ngưng, thôi).
Ví dụ:
- He stops to talk.
(Anh ngừng lại để trò chuyện.)
- He stops talking.
Anh ta thôi trò chuyện.
--> từ hai câu trên bạn có thể phân biệt ý nghĩa của
stop to + động từ
vs stop + động từ + ing
Rõ ràng có sự khác nhau giữa cách dùng thêm -ing và động từ nguyên thể.
B. Động từ và thành ngữ + Danh động từ
Dưới đây là các động từ mà theo sau nó là dạng V-ing.
stop : ngưng, thôi
fancy : mến, thích
admit : thừa nhận
consider : suy xét, cân nhắc, coi như
miss : lỡ, nhỡ
finish : hoàn thành, làm xong
mind : lưu ý, bận tâm
imagine : tưởng tượng
deny : chối
involve : làm liên lụy, dính dáng
delay : hoãn lại
suggest : gợi, đề nghị
regret : than phiền
avoid : tránh
practice : thực hành
risk : liều lĩnh
detest : ghét
dislike : không thích
cease : ngừng
postpone : hoãn lại
Và cả một số thành ngữ sau:
to be busy : bận
to go on : tiếp tục
to put off : hoãn lại
carry on : tiếp tục
keep, keep on : cứ, mãi
to burst out : phá lên (cười)
to have done : đã làm
to give up : ngưng, thôi
Ví dụ:
- Stop talking.
(Im đi)
- I'll read when I've finished cleaning this room.
(Tôi sẽ đọc khi tôi lau xong cái phòng này.)
- I don't fancy going out this evening.
(Chiều nay tôi không thích đi ra ngoài.)
- Have you ever considered going to live in another country?
(Có bao giờ bạn nghĩ tới chuyện sang nước khác sống không?)
- I can't imagine George doing that.
(Tôi không thể tưởng tượng được George lại làm điều đó.)
- When I'm on holiday, I enjoy not having to get early.
(Khi tôi nghỉ lễ, tôi thích không phải dậy sớm.)
- Are you going to give up smoking?
(Anh có định thôi hút thuốc không vậy?)
- She kept (on) interrupting me while I was speaking.
(Cô ta cứ ngắt lời tôi khi tôi đang nói.)
- They burst out laughing.
(Họ phá lên cười.)
- He is busy reading.
(Anh ta bận đọc.)
- He denies having done that.
(Hắn ta chối rằng đã làm điều đó.)
- I always avoid quarrelling to my wife.
(Tôi luôn tránh cãi cọ với vợ tôi.)
- I enjoy dancing.
(Tôi thích khiêu vũ.)
- Do you mind closing the door?
(Anh có nhớ đóng cửa không đấy?)
- Tom suggested going to the cinema.
(Tom đề nghị đi xem phim.)
- He admitted having stolen the money.
(Hắn thừa nhận là đã ăn cắp tiền.)
- They now regret having got married.
(Bây giờ họ than phiền là đã cưới nhau.)
C. Danh động từ vs phân từ
Bạn nên nhớ:
Động từ + -ing được dùng như một danh từ gọi là Danh động từ (Gerund).
Động từ + -ing được dùng như động từ gọi là phân từ hiện tại (Present Participle).
Người ta cũng dùng phân từ như là một tính từ để ghép nối với một danh từ.
Ví dụ:
a sleeping child: một đứa bé đang ngủ.
a running car: một chiếc xe đang chạy.
Danh động từ cũng được dùng để ghép nối với danh từ như cách trên. Nhưng bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa danh động từ và phân từ.
Ví dụ:
- Chẳng hạn:
a sleeping child = a child who is sleeping
(một đứa bé đang ngủ)
nhưng
a sitting-room = phòng khách
(không phải căn phòng đang ngồi)
Thường khi ghép nối danh động từ với danh từ thì giữa hai chữ này có dấu gạch nối (-).
Khi quá khứ phân từ ghép nối với danh từ thì nó mang nghĩa bị động.
Ví dụ:
- A loved man is the happy man.
(Kẻ được yêu là kẻ hạnh phúc.)
Danh động từ cũng được dùng sau các giới từ.
Ví dụ:
- He is successful in studying English.
(Anh ấy thành công trong việc học tiếng Anh.)
Các loạt bài khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)